Trường đại học không cần giỏi tiếng Anh

Mặc dù tiếng Anh trong cuộc sống hiện nay đã vô cùng phổ biến, số người biết tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao, thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện hay năng khiếu học ngành ngôn ngữ này. Đồng thời, cũng có rất nhiều công việc không cần đến tiếng Anh vẫn có thể thành công, vậy không giỏi tiếng Anh nên học ngành nào thì có tương lai phát triển nghề nghiệp?

Bài viết này sẽ giúp bạn có một số định hướng nghề nghiệp nhất định khi bạn không tự tin vào trình độ tiếng Anh của mình.

Trên thực tế, ngoại trừ các nhóm ngành bắt buộc phải có tiếng Anh như phiên dịch, thông dịch, du lịch, dịch vụ nhà hàng – khách sạn, tiếp viên hàng không, marketing,…thì hầu như các công việc trong các lĩnh vực khác sẽ thoải mái hơn khi xin việc nếu như bạn không biết tiếng Anh.

Tiếng Anh rất phổ biến, thế nhưng vẫn có nhiều ngành không quan trọng tiếng Anh

Và để đánh giá một số ngành – nghề đang hot hiện nay dành cho những ai không giỏi tiếng Anh thì phải kể đến những nghề sau:

Trong những nghề đang hot và trở thành xu hướng hiện nay thì ngành liên quan đến làm đẹp đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là với các bạn nữ.

Nguyên nhân chủ yếu là vì ngành làm đẹp ở Việt Nam đang cực kỳ phát triển, cơ hội nghề nghiệp lớn mà yêu cầu đối với học viên theo học nghề làm đẹp lại không quá cao, thời gian đào tạo thì lại ngắn, thời gian ra nghề chỉ gói gọn trong 1 khóa học kéo dài 3-6 tháng hoặc dài nhất là 1 năm cho những khóa học nâng cao, chuyên sâu.

Nghề nối mi là một nghề đang có cơ hội phát triển, và bạn cũng không cần học tiếng Anh

Mức lương đối với học viên mới tốt nghiệp khi làm tại spa của nghề này cũng thuộc top thu nhập khá, bạn không cần phải học thật giỏi, chỉ cần thật đam mê, chăm chỉ, chịu khó trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục nghề này.

Với câu hỏi không giỏi tiếng Anh nên học ngành nào, nếu bạn lựa chọn con đường không học đại học thì học nghề làm đẹp là nhẹ nhàng, nhanh chóng và rất có tương lai đó nhé.

Bên cạnh đó, trong ngành làm đẹp cũng sẽ chia ra nhiều khối ngành, trong đó hot nhất phải kể đến nghề nối mi, nghề spa, hay make up…

Đặc biệt với nghề nối mi, sẽ không ai quan tâm đến trình độ tiếng Anh của bạn, họ chỉ quan tâm đến tay nghề của bạn, sự sáng tạo và sự khéo léo của đôi tay bạn. Những điều này bạn chỉ cần theo học những nơi đào tạo chuẩn, cùng với đó chịu khó rèn luyện là hoàn toàn có thể thành công với nghề này. Nối mi hiện đang rất hot, bạn hãy thử nhé.

Những gì bạn cần chỉ là sự khéo tay, tỉ mỉ, thêm chút óc sáng tạo

Tương tự với nghề spa hay makeup, nhu cầu làm đẹp của chị em hiện nay ngày càng cao thế nên cơ hội nghề nghiệp cũng rất lớn, chưa kể, càng ngày càng có nhiều trường đào tạo chất lượng, đào tạo đa ngành như Seoul Academy, trường thẩm mỹ ANA, trung tâm đào tạo thẩm mỹ Mainbeauty…, nơi sẽ đào tạo bạn trở thành những thợ nối mi chuyên nghiệp, những kỹ thuật viên spa tay nghề cao, đồng thời cũng sẽ đảm bảo việc làm cho bạn say khi tốt nghiệp nữa đó.

Không giỏi tiếng anh nên học ngành nào? Ngoài những nghề làm đẹp đã kể trên, nếu bạn muốn theo con đường học đại học với những ngành được đào tạo hệ cao đẳng, đại học thì có thể tham khảo ngay một số ngành dưới đây nhé.

Đầu tiên là ngành thiết kế thời trang. Ngành này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và quan trọng nhất là sự sáng tạo là chủ yếu, sẽ rất ít khi phải dùng đến tiếng Anh, thậm chí là không cần dùng nếu bạn không có tham vọng trở thành nhà thiết kế tầm cỡ quốc tế. Với ngành này, nếu bạn làm việc cho các công ty trong nước hoặc tự startup, thì đối tượng khách hàng chủ yếu là người Việt, rất dễ dàng trong việc giao tiếp mà không cần tới vốn tiếng Anh.

Tiếp theo là khối ngành giáo viên, ngoại trừ giáo viên tiếng Anh, các giáo viên bộ môn khác không cần dùng đến tiếng Anh trong giảng dạy. Bản chất của ngành giáo viên đòi hỏi bạn phải có khả năng truyền đạt cộng với nền tảng kiến thức vững chắc về chuyên ngành mình giảng dạy. Bạn chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chí đó là được.

Nếu không giỏi tiếng Anh, bạn có thể theo ngành giáo viên

Thứ ba, khối ngành xây dựng, cơ khí. Đối với nhiều bạn nam, khi đặt ra câu hỏi không giỏi tiếng Anh nên học ngành nào thì rất nhiều bạn chọn ngành xây dựng hoặc cơ khí. Đối với khối ngành này, chủ yếu yêu cầu thể lực cùng với kỹ thuật chuyên môn, chuyên ngành nhất định, tiếng Anh không phải là điều cần thiết.

Những bạn nam không giỏi tiếng Anh có thể theo ngành xây dựng, cơ khí

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng, đối với bất cứ ngành nào có đào tạo hệ đại học, cao đẳng, hầu như các trường đều yêu cầu sinh viên có trình độ tiếng Anh nhất định trước khi tốt nghiệp, và việc có khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Anh chắc chắn là một điểm cộng trong hồ sơ xin việc của sinh viên. Thế nên khi bạn chọn những khối ngành này, bạn cần xác định rõ là ít nhiều cũng phải học tiếng Anh đó nhé.

Nhìn chung, với câu hỏi không giỏi tiếng anh nên học ngành nào thì cũng có rất nhiều lựa chọn để bạn quyết định, chọn nghề nghiệp rất quan trọng, nếu bạn thật sự không giỏi với việc học tiếng Anh và hay không giỏi về việc nghiên cứu chuyên sâu thì học nghề cũng là một lựa chọn không tồi. Vì đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Với những gợi ý trên, hi vọng rằng bạn sẽ chọn được một ngành học phù hợp tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mình nhé.

Hỏi: Đại học Bách khoa Hà Nội hiện đào tạo những ngành nghề gì? Điểm chuẩn năm 2007 của những ngành nghề đó như thế nào? Ngành nào có khả năng ra trường dễ xin việc nhất?

Cũng xin cho biết thêm, HV Ngân hàng đào tạo những ngành nghề nào, điểm chuẩn những ngành nghề đó trong năm 2007? []

* Trả lời:

- ĐH Bách khoa Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành về khối kỹ thuật. Hiện tại trường đào tạo các ngành nghề sau:

+ Điện với các ngành: Hệ thống điện, Thiết bị điện, Tự động hoá xí nghiệp công nghiệp, Điều khiển tự động, Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp.

+ Điện tử - Viễn thông với các ngành: Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông, Kỹ thuật Điện tử - Hàng không, Kỹ thuật Điện tử - Tin học, Kỹ thuật Điện tử Y - Sinh học.

+ Công nghệ [CN] hoáhọc với các ngành: CN Hữu cơ - Hoá dầu, CN Hợp chất cao phân tử, CN Điện hoá và Bảo vệ kim loại, CN Vật liệu silicát, CN các hợp chất vô cơ và phân bón hoá học, CN In, Máy và thiết bị công nghiệp hoá chất - Dầu khí, CN hoá dược, CN hoá giấy.

+ Công nghệ Dệt - May và thời trang với các ngành: CN Dệt, CN May, CN Hoàn tất dệt may

+ Khoa học và công nghệ vật liệu với các ngành: Kỹ thuật Gang Thép, Vật liệu kim loại màu và Compozit, Vật liệu học, Xử lý nhiệt và bề mặt, Cơ học vật liệu và cán kim loại, Công nghệ và thiết bị gia công chất dẻo.

+ Công nghệ thông tin với các ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông máy tính, Công nghệ phần mềm.

+ Cơ khí với các ngành: CN chế tạo máy, Cơ khí chính xác và quang học, Cơ điện tửkỹ thuật, Động cơ, Ôtô, Hàn và CN kim loại, Máy và tự động thuỷkhí, Kỹ thuật tàu thuỷ, Kỹthuậthàngkhông,CNvà thiết bị tạo hình biếndạng

+ Toán ứng dụng với các ngành: Toán - Tin, Hệ thống thông tin quản lý.

+ Tiếng Anh với ngành tiếng Anh khoa học - Kỹ thụât và công nghệ

Ngoài ra còn các ngành Kinh tế Quản lý; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ môi trường; Công nghệ sinh học; Sư phạm kỹ thuật; Vật lý kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn chung, sau khi kết thúc năm thứ nhất học đại cương sẽ phân ngành. Điểm chuẩn năm 2007 của trường là 23.

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ĐH Bách khoa đều có cơ hội tìm kiếm được việc làm nhưng ngành có cơ hội cao gồm nhóm ngành Điện, Điện tử-Viễn thông, Công nghệ thông tin.

- Học viện Ngân hàng đào tạo 3 nhóm ngành gồm: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Quản trị kinh doanh.

Năm 2007, điểm chuẩn chung cho cả 3 ngành trên là 22 điểm.

Hiện em là học sinh lớp 12. Cho em hỏi là Giấy chứng minh nhân dân không có ghi ngày tháng sinh [chỉ ghi năm sinh] thì có ảnh hưởng đến việc thi ĐH không?

Điểm sàn, nguyện vọng là gì?

HV Kỹ thuật Quân sự không nhận mẫu hồ sơ đăng kí của Bộ GD-ĐT phải không? []

- Giấy chứng minh thư nhân dân phải có thông tin đầy đủ mới có giá trị. Việc giấy chứng minh thư của em không ghi rõ ngày tháng năm sinh thì tốt nhất em liên hệ với Công an Huyện của mình để làm lại.

Ban tư vấn cũng xin lưu ý với em: Giấy chứng minh thư nhân dân không phải là giấy tờ bắt buộc mang theo khi dự thi ĐH, CĐ. Em có thể dùng các giấy tờ tuỳ thân khác có dán ảnh hợp lệ để thay thế chứng minh thư khi giám thị yêu cầu xuất trình.

- Điểm sàn là mức điểm thấp nhất để từ đó các trường định điểm chuẩn và điểm xét tuyển các nguyện vọng [NV].

Nguyện vọng là sở thích của thí sinh khi đăng kí ngành nghề của một trường ĐH nào đó. Đối với kì thi tuyển sinh thì có 3 nguyện vọng:

NV1: Là nguyện vọng thí sinh đăng ký trực tiếp khi làm hồ sơ ĐKDT.

NV2, NV3: Là nguyện vọng chỉ tồn tại nếu thí sinh trượt NV1. Lúc này thí sinh sẽ có thông tin các trường xét tuyển NV2, NV3. Dựa trên cơ sở điểm thi và mức điểm sàn NV của trường đưa ra thí sinh sẽ lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển.

- Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo hai hệ: Hệ quân đội và hệ dân sự.

Nếu em thi hệ Quân đội thì không dùng được phép dùng mẫu hồ sơ ĐKDT do Bộ GD-ĐT phát hành mà phải qua sơ tuyển ở các Ban chỉ huy quân sự điạ phương để từ đó sẽ được nơi sơ tuyển cấp hồ sơ ĐKDT cũng như thủ tục nộp hồ sơ.

Nếu em thi hệ dân sự thì dùng mẫu hồ sơ ĐKDT của Bộ GD-ĐT. Thủ tục làm hồ sơ giống như các trường ĐH ngoài khối quân đội.

Em là thí sinh tự do, năm nay em muốn ĐKDT vào các trường ĐH thì cần phải xin dấu chứng nhận nộp hồ sơ ở đâu? Hồ sơ ĐKDT có cần những giấy tờ gì kèm theo không? []

Em là thí sinh tự do nên sẽ xin dấu tại UBND xã, [Huyện, tỉnh, Thành phố] nơi em có hộ khẩu thường trú.

Mỗi hồ sơ ĐKDT sẽ có hai phiếu đăng ký dự thi [phiếu số 1 và số 2], thí sinh chỉ cần điển đủ và chính xác các thông tin trên hai phiếu sau đó nộp hồ sơ theo các điểm quy định.

Hồ sơ ĐKDT khi nộp cần phải có: - 2 ảnh 4x6, phía sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và mã đơn vị nộp hồ sơ ĐKDT.

- 2 phong bì dán sẵn tem và địa chỉ rõ ràng để nhà trường gửi giấy báo dự thi và giấy báo trúng tuyển [nếu trúng tuyển]

Ngoài ra: Nếu em thuộc diện các đối tượng ưu tiên như con thương binh, con người dân tộc thiểu số, học sinh giỏi quốc gia…thì cần phải nộp kèm theo hồ sơ ĐKDT những bản sao hợp lệ chứng nhận diện ưu tiên của mình. Tuy nhiên trong ngày dự thi em phải mang bản gốc để cán bộ kiểm tra khi cần thiết.

Xin ban tư vấn cho em biết những trường khối kinh tế thi đầu vào khối A và học ngoại ngữ khác Tiếng Anh [bởi vì em thích thi khối A nhưng lại sợ môn tiếng Anh]? []

Hiện nay hầu hết các trường đào tạo đều có môn học phần Tiếng Anh. Riêng đối khối các trường Kinh tế thì yêu cầu về môn học Tiếng Anh là khá cao để bắt kịp xu hướng hội nhập.

Như vậy sẽ không có trường khối kinh tế nào thi khối A mà khi vào trường học môn ngoại ngữ khác Tiếng Anh.

Em muốn biết rõ hơn về thủ tục xét tuyển các nguyện vọng? Nguyện vọng nào sẽ lấy điểm cao hơn? Khi làm hồ sơ ĐKDT chỉ cần ghi một NV hay ghi đủ cả 3 NV?

Cho em biết thông tin về trường ĐH Huế, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, ĐH thương mại Hà Nội? []

Thủ tục xét tuyển các NV như sau: Sau khi công bố điểm thi các trường sẽ lên phương án điểm chuẩn xét tuyển NV1. Sau đó gọi thí sinh nhập học theo quy định của Bộ GD-ĐT đề ra.

Những thí sinh trượt NV1 nhưng có điểm trên mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT sẽ được cấp giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển NV2, NV3 vào các trường ĐH có nhu cầu xét tuyển NV2, NV3.

Thông tin các trường xét tuyển NV2, NV3 chỉ có khi các trường đã hoàn tất thủ tục xét tuyển NV1.

- Em nên nhớ, điểm chuẩn của NV sau bao cũng cao hơn hoặc bằng so với điểm chuẩn của NV trước. Cụ thể: điểm chuẩn NV2 cao hơn hoặc bằng với điểm chuẩn NV1; Điểm chuẩn NV3 sẽ cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn NV2.

- Trên hồ sơ ĐKDT không có mục để đăng ký NV2 hay NV3 mà chỉ có duy nhất mục đăng ký NV1.

Thông tin về các trường em nêu có thể tham khảo tại các website của trường:

1. ĐH Huế: www.hueuni.edu.vn

2. ĐH Ngoại ngữ Hà Nội [ĐH Hà Nội]: www.hanu.vn

3. ĐH Thương Mại Hà Nội: www.vcu.edu.vn

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Video liên quan

Chủ Đề