Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi là gì năm 2024

Biên phòng - “… Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.” Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21 tháng 11 năm 1953, Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 1953.

Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến.

Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng lực lượng góp phần vào chiến thắng đông xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Tinh thần đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và trung thành với sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tích cực học tập, quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn đề cao cảnh giác, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình đội mọi mặt, chiến đấu anh dũng, chấp nhận hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, xứng đáng với niềm tin yêu và danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dântin tưởng, yêu mến trao tặng.

Những bài báo này đã được Nhà xuất bản Sự thật xuất bản thành sách với nhan đề Kháng chiến nhất định thắng lợi nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày Nam Bộ kháng chiến.

Trong tác phẩm này, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đề ra các luận chứng và phát triển toàn bộ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ nhất định thắng lợi của Đảng ta.

Tổng Bí thư vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược, còn nhân dân Pháp là bạn của ta. Mục đích cuộc kháng chiến của nhân dân ta là độc lập và thống nhất thật sự. Để đạt mục đích đó, quân dân ta phải đạt được ba mục tiêu về quân sự: tiêu diệt sinh lực địch trên đất ta; đè bẹp ý chí xâm lược của địch; lấy lại toàn bộ đất nước.

Giành độc lập và thống nhất là mục đích của cuộc kháng chiến song cuộc kháng chiến chống Pháp là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng hình thức chiến tranh. Bởi vậy, nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện dân chủ và chính sách ruộng đất vẫn phải đi đôi với nhiệm vụ chống đế quốc. Nhưng vì giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp bách nhất cho nên yêu cầu dân chủ không thể đặt ngang hàng với yêu cầu độc lập dân tộc. Chủ trương của Đảng là thực hiện từng bước chính sách ruộng đất với nội dung cụ thể là tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia ruộng đất công, giảm tô và giảm tức tiến lên thực hiện cải cách ruộng đất.

Tác phẩm trình bày rõ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh tự vệ, chiến tranh giải phóng, chiến tranh chính nghĩa, là "một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do độc lập, dân chủ và hoà bình".

Tác phẩm luận chứng rõ cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc kháng chiến toàn dân và toàn diện, lâu dài và gian khổ.

Về chính trị: đường lối kháng chiến của Đảng là đoàn kết toàn dân chống Pháp xâm lược trên cơ sở củng cố liên minh công nông trong mặt trận dân tộc thống nhất. Trên trường quốc tế, phải cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta chống lại thực dân Pháp và làm cho các lực lượng hoà bình và dân chủ trên thế giới đồng tình và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành. Do đó, phải làm cho toàn dân tham gia và phục vụ kháng chiến. Muốn vậy, phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân đặng "dốc lực lượng của 25 triệu đồng bào vào cuộc chiến đấu”.

Để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến về chính trị, một mặt phải củng cố chính quyền nhân dân, tăng cường bộ máy kháng chiến, thống nhất quân, chính, dân, quân sự phải phục tùng chính trị; mặt khác, kiên quyết trấn áp bọn phản động, triệt mầm chia rẽ và phá hoại trong nhân dân, đào thải các phần tử phản bội phá hoại, cơ hội, ươn hèn quan liêu, quân phiệt, bè phái khỏi bộ máy kháng chiến.

Về quân sự: phương châm chiến lược chung của cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, vừa đánh vừa giữ gìn, bồi dưỡng và phát triển lực lượng ta, chuyển yếu thành mạnh; đồng thời làm cho địch bị tiêu diệt và tiêu hao, mỏi mắt, chán nản, từ mạnh chuyển thành yếu và bị bại. Chiến thuật của chiến tranh nhân dân là tích cực tiến công, giải quyết mau trong từng trận. Vì vậy, du kích chiến là lối đánh phổ biến nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến và trong cả nước, dần dần vận động chiến được áp dụng nhiều hơn cho tới lúc chiếm ưu thế. Cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, và tổng phản công và trong quá trình kháng chiến có thể "có những cuộc đàm phán mới xen vào".

Để kháng chiến lâu dài, phải xây dựng lực lượng vũ trang hùng hậu gồm ba thứ quân: quân chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Để tiến hành chiến tranh nhân dân thì phải huy động toàn dân đánh giặc, phải có phương thức tác chiến thích hợp để động viên lực lượng toàn dân vào cuộc chiến đấu với địch ở bất cứ đâu.

Với kinh tế: một mặt, phá hoại kinh tế địch, không cho địch "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"; mặt khác, xây dựng kinh tế ta theo hướng tự cung tự cấp về mọi mặt, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Chính sách kinh tế ta là nâng cao sức sản xuất đáp ứng nhu cầu của thời chiến "ăn no, mặc ấm, đánh khoẻ”, bước đầu xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, coi trọng nông nghiệp và thủ công nghiệp, chú trọng công nghiệp quốc phòng, tăng thu, giảm chi, thực hành tiết kiệm, giảm nhẹ sự đóng góp của dân, củng cố tiền tệ, giữ vững giá hàng,...

Về văn hoá: đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân và xâm lược của thực dân Pháp và xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng...

Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ rõ, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất định thắng lợi nếu Đảng nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin và bám chắc lấy quần chúng nhân dân, phát huy khả năng của toàn dân. Đồng chí khẳng định: "Dưới tay lái tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con tàu Việt Nam với đoàn thuỷ thủ dũng cảm của nó, nhất định sẽ tránh được mọi đá ghềnh, vượt cơn sóng cả để cập bến vinh quang”.