Từ láy hoàn toàn là gì

Tìm hiểu về từ láy và các ví dụ minh họa

Từ láy là gì? Các dạng từ láy khác nhau và ví dụ kèm theo

3.9 [78.46%] 13 votes

Từ láy xuất hiện nhiều trong các văn bản và các cuộc đối thoại, giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về loại từ này cũng như nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vậy từ láy là gì? Theo dõi những thông tin qua bài viết dưới đây của thegioimay.org để hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về từ láy và các ví dụ minh họa

Nội dung chính

  • Từ láy là gì? 
  • Tác dụng của từ láy là gì? 
  • Phân loại từ láy
    • Từ láy bộ phận
    • Từ láy toàn bộ
  • Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy là gì? 

Từ láy xuất hiện rất nhiều trong các bài tập tiếng Việt, nhất là tiếng Việt lớp 4, lớp 7 và được sử dụng đa dạng trong cuộc sống nhưng do chưa hiểu rõ về từ láy nên nhiều người không biết rằng những từ ngữ mà họ sử dụng đó chính là từ láy. Vậy từ láy là gì? 

Chúng ta có thể định nghĩa từ láy một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: “Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Các tiếng cấu tạo nên từ láy thường giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, nguyên âm hoặc phụ âm. Trong từ láy, có thể có một từ không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không mang ý nghĩa gì nhưng khi ghép lại với nhau, chúng lại trở thành có nghĩa.”

Một số ví dụ về từ láy: Tròn trịa, lung linh, long lanh, lóng lánh, hun hút, hâm hấp,….

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Tác dụng của từ láy là gì? 

Từ láy được sử dụng trong cả văn nói lẫn văn viết; nhất là trong thơ ca và các tác phẩm văn học nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh hay hình dáng của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, chúng còn được sử dụng để diễn tả cảm xúc, âm thanh,… của con người, sự vật và các hiện tượng cuộc sống. 

Tác dụng của từ láy

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của từ láy, mời các bạn cùng tham khảo ví dụ sau:  

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

[Trích Thu Điếu – Nguyễn Khuyến]

Trong bài thơ trên, Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng có tác dụng làm tăng tính nhạc. Những từ láy đó vừa mô phỏng động thái, dáng dấp của các sự vật, vừa làm cho sự vật hiện lên trong mắt người đọc thật hấp dẫn và sống động. Đồng thời, nó còn thể hiện sự biến đổi tinh vi trong cảm xúc nhà thơ: 

  • Từ láy “lạnh lẽo”: Đó không chỉ là cái lạnh của nước mà còn là vẻ hiu hắt, đìu hiu của cảnh vật và tâm trạng u sầu của nhà thơ. 
  • Từ láy “tẻo teo”: Hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé, lênh đênh trên mặt nước mùa thu. Hình ảnh này hợp với cái nhìn của tác giả như muốn thu nhỏ mọi cảnh vật trong tầm mắt. 
  • Từ láy “lơ lửng”: Hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa các tầng mây, gợi lên trạng thái mơ màng, thực thực ảo ảo của nhà thơ.

>>> Bài viết tham khảo: Câu rút gọn là gì? Tác dụng và cách sử dụng của câu rút gọn 

Phân loại từ láy

Trong tiếng Việt, từ láy được chia làm hai loại chính. Cụ thể như sau: 

Từ láy bộ phận

Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết “từ láy có âm đầu là gì” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì” thì câu trả lời là từ láy bộ phận nhé. Trong đó, từ láy bộ phận lại được chia làm 2 loại: 

  • Láy âm đầu là những từ có phần âm được lặp lại. Ví dụ như: gầm gừ, thấp thỏm, ngơ ngác, xinh xắn,…
  • Láy vần: Là những từ có phần vần được lặp lại. Ví dụ như: Bồi hồi, chênh vênh, càu nhàu, lẹo sẹo,….

Từ láy toàn bộ

Hay còn được gọi là từ láy hoàn toàn. Vậy từ láy hoàn toàn là gì? Đó là những từ được lặp lại cả phần âm và phần vần. Ví dụ như: Dành dành, luôn luôn, xanh xanh, tím tím, ào ào, ư ử, hằm hằm,…

Bên cạnh đó, để tạo sự tinh tế và hài hòa về âm thanh, một số từ láy toàn bộ còn được thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Thăm thẳm, thoang thoảng, ngồn ngộn, ngồng ngộng, ngò ngọ,….

Phân loại từ láy

Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy là gì? 

Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú nhưng đó cũng là hạn chế với người học bởi nó tạo ra sự phức tạp. Trong đó, từ ghép và từ láy là hai loại từ rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại từ này! Mời các bạn cùng tham khảo các cách nhận biết được chúng tôi tổng hợp dưới đây:  

Cách nhận biết Từ láy Từ ghép
Nghĩa của các từ tạo thành Thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa. 

Ví dụ: Từ láy “long lanh”, chỉ có từ “long” có nghĩa còn từ “lanh” không có nghĩa. 

Hay từ láy “lung linh” thì cả hai từ tách ra đều không có nghĩa. 

Cả hai từ tạo thành từ ghép đều có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ từ ghép “hoa quả”, “bàn ghế”, “sách vở”, “học tập”,…. khi tách ra chúng đều có ý nghĩa cụ thể. 

Sự lặp lại về âm hoặc vần Từ láy thường có sự lặp lại về âm hoặc vần, hoặc lặp lại cả âm lẫn vần.

Ví dụ: Bươm bướm, lóng lánh, tấp nập,… 

Thường không có sự lặp lại về âm và vần. Một số ít trường hợp từ ghép cũng có sự lặp lại về âm hoặc vần. 

Ví dụ; Bàn ghế, bánh trái,…

Đảo vị trí các từ trong câu Khi đảo vị trí, từ láy thường không có ý nghĩa. 

Ví dụ từ láy “rạo rực”, khi đảo thành “rực rạo” thì chúng không có ý nghĩa. 

Khi đổi vị trí trật tự các tiếng, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ: Từ ghép “đau đớn” khi đảo thành “đớn đau” thì vẫn mang ý nghĩa cụ thể. 

Một trong hai từ cấu thành là từ Hán Việt Đây chắc chắn không phải là từ láy.

Ví dụ: Từ “tử tế” được lặp lại âm đầu nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép bởi từ “tử’ là từ Hán Việt.  

Là dấu hiệu nhận biết của từ ghép. 
Các cách phân biệt từ láy và từ ghép

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ trong tiếng anh là gì?Tất tần tật về danh từ

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc từ láy là gì, các ví dụ kèm theo cũng như các phân biệt giữa từ ghép và từ láy. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hoàn thiện kiến thức về các loại từ. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào thegioimay.org mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Chủ Đề