Tư tưởng, tình cảm của văn bản là gì

Tư tưởng của văn bản văn học là gì?

A. Là những gì thuộc về thế giới tinh thần mà tác giả sáng tạo nên trong văn bản văn học.

B. Là những tư tưởng, tình cảm mà tác giả ca ngợi, gửi gắm trong văn bản văn học.

C. Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu cùng với nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.

D. Là sự giải thích, miêu tả đối với chủ đề đã nêu hoặc nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.

Hướng dẫn

Chọn đáp án : C

Chúng ta đã được học rất nhiều văn bản trong Văn học Việt Nam nhưng mấy ai nhớ và phân biệt được từng loại văn bản trong. Để biết được hình thức trình bày của từng loại văn bản như thế nào, cách sử dụng chúng ra làm sao và nó mang ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem các loại văn bản trong Văn học qua thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.

I. Các thể loại văn bản trong Văn học Việt Nam

Tự sự: Trình bày sự việc

Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.

Thuyết minh: Trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

Nghị luận: Bày tỏ quan điểm, phản biện vấn đề

Biểu cảm: Cảm xúc

Điều hành: Hành chính

II. Ý nghĩa của từng loại văn bản trong Văn học

1. Văn bản tự sự

Trình bày, tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật liên quan với nhau thành một hệ thống có mối quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả. Văn bản tự sự gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời hay quy luật trong đời sống và bày tỏ thái độ của mình.

2. Văn bản miêu tả

Tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng.

3. Văn bản thuyết minh

Trình bày những thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại,… Của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng.

4. Văn bản nghị luận

Thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý… Bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận.

5. Văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm là chủ yếu.

6. Văn bản điều hành

Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí như: Nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; Trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; Trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau….

III. Phân biệt và cách sử dụng văn bản trong Văn học

1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự

Giống nhau: Kể sự việc.

Khác nhau:

Văn bản tự sự xét đến hình thức, phương thức

Thể loại tự sự rất đa dạng, bao gồm: Truyện ngắn,Tiểu thuyết, Kịch

Tính nghệ thuật trong văn bản tự sự: Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu.

2. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tình

Giống nhau: Chứa đựng cảm xúc trong đó tình cảm làm chủ đạo.

Khác nhau:

+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng [văn xuôi].

+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống → [thơ].

3. Vài trò thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

Thuyết minh: Giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận.

Tự sự: Sự việc dẫn chứng cho vấn đề.

Miêu tả: Miêu tả thêm sinh động các vấn đề đặt ra.

Đó là các loại văn bản trong Văn học mà chúng ta đã được biết và từng học qua. Tuy nhiên mỗi thể loại mang một màu sắc một đặc điểm khác nhau. Trong văn học rất đa dạng về hình thức, cách lập luận, trình bày… Mỗi loại văn bản đều mang một màu sắc riêng, chúng có thể nằm lồng ghép vào nhau để xây dựng nên những tác phẩm đa sắc màu, tuy nhiên chúng không thể thay thế cho nhau.

Lời kết: Sau khi xem xong chắc có lẽ giờ đây mọi người đã có thể nhận diện được các loại văn bản trong văn học rồi phải không? Và đặc biệt hơn là có thể vận dụng nó một cách hợp lý chính xác nhất để có thể tự viết nên nhưng bài văn, tác phẩm đặc sắc. Nếu bạn chưa rõ các loại văn bản trong Văn học, hay không thể phân biệt chúng có thể liên hệ Gia Sư Việt giải thích một cách cặn kẽ giúp hiểu biết thêm. Chúc các em học sinh nắm vững kiến thức về từng loại văn bản và đạt kết qua học tập tốt.

Tham khảo thêm:

♦ 8 bí quyết giúp học sinh viết bài Văn nghị luận xã hội hay

♦ Chia sẻ kinh nghiệm phân tích tác phẩm Văn học hấp dẫn

♦ Hướng dẫn học sinh rèn tư duy để làm tốt bài Văn miêu tả

I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học

1. Các khái niệm về nội dung văn bản văn học gồm:

- Đề tài là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.

+ Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao [ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền].

+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả.

- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.

- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.

2. Các khái niệm thuộc về hình thức văn bản văn học:

- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa... mang dấu ấn của tác giả.

- Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

+ Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

+ Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn…

- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch… thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.

- Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn.

II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

- Nội dung có giá trị là nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ.

- Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung, hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao.

- Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học, nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề