Tượng apsara tại sao là biểu tượng của campuchia

Ngoài những văn hóa vật thể là những đền đài, cung điện, những di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì nên văn hóa phi vật thể của đất nước Campuchia cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

Đầu tiên trong những hình ảnh đặc trưng nhất của nền văn hóa phi vật thể của dân tộc Khmer đó là Rắn Thần Naga, hay còn được gọi là Rồng Naga, tượng trưng cho vị thần tối cao trong các vị thần của người Khmer lúc bấy giờ. Hình tượng của Thần rắn Naga chính là vị vua trong loài rắn - rắn hổ mang. Rồng Naga mang trên mình rất nhiều ý nghĩa thờ thần như: là sự hiện thân của Thần Siva tối cao nhưng cũng là hình tượng biểu trưng cho sữ thịnh vượng; thậm chí còn mang ý nghĩa như mọt sự kết nối giữa nhân gian và cõi Phật [Niết Bàn]. Có thể nói đây chính là hình tượng tâm linh của người dân nơi đây vì du khách có thể bắt gặp bất cứ đâu hình ảnh của Thần rắn Naga trên các công trình xây dựng và cả những kệ sách, cổng chùa.

Nét đặc sắc trong văn hóa phi vật thể thứ hai ở đây chính là điệu múa Apsara truyền thống. Theo truyền thuyết của Hindu giáo, điệu múa này là vũ điệu đắm say được các nàng tiên Apsara xinh đẹp múa phục vụ các vị thần, với những động tác chậm nhưng lại rất dịu dàng, thanh thoát, duyên dáng. Những nàng tiên Apsara là vợ của các các nhạc công Gandharva ở tiên giới có nhiệm vụ múa và hát cho các vị thần, họ cũng là các tiên nữ hầu hạ của thần Indra - vua của các vị thần Ấn Độ.

Đặc trưng của múa Apsara là một vũ nữ chính và một nhóm vũ nữ biểu diễn các điệu múa tựa như những tiên nữ đang dạo chơi tại khu vườn hồng - nơi có những tiên nữ càng làm tăng vẻ đẹp của vườn hồng. Khác với những điệu múa truyền thống của các nước trên thế giới, múa Apsara đòi hỏi những động tác múa thật chậm rãi nhưng cũng phải rất tinh tế, thì mới toát hết được vẻ đẹp của người múa và nét độc đáo của điệu múa nghệ thuật này.

Khoảng thế kỷ thứ I, song song với Hindu giáo, điệu múa Apsara cũng du nhập vào đất nước chùa tháp và trở thành một môn nghệ thuật phát triển khá mạnh. Vào thời kỳ Angkor, điệu múa này chỉ được múa phục vụ cho các vị vua trong các ngày lễ trọng đại hay những dịp vinh danh các vị thần Hindu. Theo ghi chép vào triều đại vua Jayavarman thứ VII, số vũ nữ Apsara phục vụ trong triều đình có những khi lên tới 3.000 người - một con số khá lớn khi so sánh con số này với số dân sống tại kinh thành vào thời điểm đó.

Ban đầu, điệu múa Apsara tại Campuchia có nguồn gốc từ Hindu giáo, nhưng đến thế kỷ thứ XIII, điệu múa này khác đi đôi chút khi lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của Angkor và nghệ thuật chạm khắc Apsara tại các đền tháp của người Khmer cổ. Vì lẽ đó, mà điệu múa Apsara ngày nay mang đậm chất Khmer hơn nguyên bản điệu múa ban đầu, khi bắt đầu du nhập vào Campuchia. Đến thế kỷ XV, Apsara gần như không còn tồn tại hoặc tồn tại rất mờ nhạt khi nền văn minh Angkor bị tàn lụi. Tới cuối những năm 40 của thế kỷ 20, nhờ Hoàng hậu Sisowath Kossamak mà Apsara được phát triển mạnh trở lại.

Ngày nay, điệu múa tiên nữ Apsara được biểu diễn trên các sân khấu hiện đại được cắt ngắn đi, động tác múa thoải mái và phóng khoáng hơn những điệu múa truyền thống. Tuy nhiên, nó vẫn giữ gìn được đặc trưng trong các động tác, bước di chuyển mang đậm nét truyền thống. Khi biểu diễn điệu múa này, các vũ công sẽ phải mặc những bộ trang phục khá cầu kỳ và nặng được thiết kế bó sát để trình diễn những động tác múa chậm nhưng tinh tế và thanh nhã cùng với dàn nhạc Pinpeat. Các cô gái múa điệu Apsara cũng rất duyên dáng, tràn đầy sức sống chính là biểu tượng tinh thần của người Khmer, bởi các vũ nữ phải có một thân hình cân đối, không béo và điều đặc biệt là họ phải chăm chỉ và kiên trì luyện tập những động tác tưởng như rất đơn giản, nhẹ nhàng.

Campuchia coi Apsara là điệu múa mang linh hồn và là tài sản lớn của đất nước, điệu múa thể hiện mong muốn về một cuộc sống thịnh vượng, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và người dân Campuchia.

Trong nền văn hóa phi vật thể của người dân Khmer không thể không nhắc đến âm nhạc.  Âm nhạc Campuchia chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hình thể âm nhạc cổ xưa của người Hindu. Vũ điệu tôn giáo thường mô tả những cốt truyện, huyền thoại cổ xưa. Đến với tour du lịch Thái Lan du khách sẽ được thưởng thức một vài điệu múa độc đáo được đệm bởi dàn nhạc pinpeat gồm có một ching [giống như chũm chọe], pia au [giống sáo], sralai [tương tự kèn oboe], chapey [giống đàn banjo trầm], cồng chiêng roneat [như đàn xylophone bằng tre], tro [tương tự đàn fiddle] và nhiều loại trống khác. Mỗi cử chỉ của vũ công đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Nhạc cụ truyền thống Campuchia bao gồm nhiều loại nhạc cụ hơi, dây và gõ, được cả dân tộc đa số là Khmer lẫn các dân tộc thiểu số sử dụng.  Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống khác đã tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách dân gian.

Một điểm nữa làm cho nền văn hóa phi vật thể của Campuchia trở nên phong phú đó là lễ hội. Có thể nói lễ hội ở đây vô cùng rộn ràng và hấp dẫn khách du lịch như lễ hội Bom Chaul Chnam [lễ hội thu hoạch lúa thành công], lễ hội chèo thuyền, lễ Bonn Prathen,…

Lễ hội Bom Chaul Chnam [được tổ chức vào ngày 13 đến 15-4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này, mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới.

Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 trong suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa nơi mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

Lễ hội chèo thuyền [hay còn gọi là lễ hội nước] được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm [thường vào ngày 24 đến 26-11 dương lịch] và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh nhằm tưởng nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor.

Bên cạnh các lễ hội đặc sắc, nền văn hóa phi vật thể của "xứ Chùa Tháp" còn biểu hiện ở nền ẩm thực đặc sắc. Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ, tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.

Điều cuối cùng và cũng quan trọng nhất trong cuộc sống tâm linh của người dân Khmer chính là tôn giáo. Người dân nơi đây có một sự tôn kính rất mạnh mẽ vào đạo giáo của mình. Vào thời sơ khai thì Hindu giáo là tín ngưỡng duy nhất của người Campuchia. Nhưng sau khi Phật giáo du nhập vào thì những tôn chỉ của đạo Phật đã dần trở thành những chuẩn mực cư xử giữa người và người ở đất nước này.

Nếu có dịp du lịch Campuchia, du khách hãy dành thời gian tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của người dân Khmer nhé! Hẳn đây sẽ là một chuyến trải nghiệm đầy thú vị mà du khách không thể nào quên.

Chủ Đề