Tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam 2022

[TN&MT] - Khảo sát được thực hiện tại 34 tỉnh, TP. Việt Nam cho thấy, năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành giảm so với năm 2015.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học về Phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 22/12, do Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức. Hội thảo nhằm phổ biến kết quả một số nghiên cứu khoa học về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Quang cảnh Hội thảo trực tuyến

Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, giảng viên Đại học Y tế công cộng thông tin, thuốc lá làm hơn 8 triệu người tử vong mỗi năm trên khắp thế giới. Hơn 7 triệu người trong số đó tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu người không hút thuốc nhưng mắc bệnh do tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế Giới, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm.

Các chuyên gia dự đoán, nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh, TP cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá chung là 21,7% người trưởng thành, giảm so với năm 2015 [22,5%]. Trong khi tỷ lệ nam giới hút thuốc lá giảm so với năm 2015 thì tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá lại tăng so với năm 2015.

Khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người giàu thấp hơn người nghèo. Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nam giới thành thị và nông thôn giảm rõ rệt còn tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 lại tăng 18 lần so với năm 2015", PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh thông tin.

Về tình hình hút thuốc lá thụ động, có 44,4% người không hút thuốc [38,7% nam và 47,6% nữ] bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại các quán bar/cà phê/trà và nhà hàng đã giảm so với năm 2015, tuy nhiên, vẫn còn rất cao.

Kết quả điều tra cũng đưa ra những con số về cai nghiện thuốc lá. Cụ thể, khoảng 1,1 triệu người có kế hoạch bỏ thuốc vào tháng sau. Trong số những người đang sử dụng thuốc lá, có 72,2% nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ cán bộ y tế. Lý do chính dẫn đến việc bỏ thuốc lá chủ yếu vì “thuốc lá có hại cho sức khỏe” và vì “hút thuốc lá bị bạn bè gia đình phản đối”.

Tỷ lệ cai nghiện thuốc lá từ 6 tháng trở lên khi được tư vấn cai nghiện qua tổng đài cai nghiện thuốc lá là 69,8%, trực tiếp tại phòng tư vấn của bệnh viện Bạch Mai là 61,3%. Các chuyên gia cũng thông tin thêm, nơi mua thuốc lá phổ biến nhất là các cửa hàng/ki ốt [65%], sau đó là các quán trà/hàng nước vỉa hè [28,5%].

Đặc biệt, kiến thức, thái độ và nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá có nhiều biến chuyển. Có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người hút thuốc tin rằng, hút thuốc lá gây nên các bệnh đột quỵ, đau tim hoặc cả 3 bệnh lý đột quỵ, đau tim và ung thư phổi.

Việc ủng hộ việc tăng thuế các sản phẩm thuốc lá có sự đồng thuận cao, đặc biệt trong nhóm người không hút thuốc với 79,0% đồng ý.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giảm tình trạng hút thuốc lá. Trong đó, chuyên gia đề xuất tiếp tục tăng thuế thuốc lá. Các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục xem xét để tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt của các sản phẩm thuốc lá lên cao đến mức giúp hạn chế khả năng chi trả các sản phẩm thuốc lá và giảm tỷ lệ hút thuốc.

Đồng thời, chúng ta cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và tư vấn cai nghiện thuốc lá trong thời gian tới để hỗ trợ cho hàng triệu người muốn bỏ thuốc lá.

Trong năm 2019-2020, tỷ lệ hút thuốc lá chung ở người trưởng thành là 21,7%, giảm so với năm 2015 [22,5%]. Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm so với năm 2015 [45,3%], tỷ lệ nữ giới hút thuốc tăng so với năm 2015. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Thông tin này được ra tại Hội thảo khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Y tế tổ chức sáng 22/12.

Cũng theo kết quả điều tra này, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nam giới thành thị giảm rõ rệt từ 38,7% năm 2015 xuống còn 29,9% năm 2020, tỷ lệ này ở nông thôn cũng giảm từ 35,7% năm 2015 xuống 31,0% năm 2020.

Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 [từ 0,2% lên 3,6%], trong đó nam giới tăng 14 lần [từ 0,4% lên 5,6%], nữ giới tăng 10 lần [từ 0,1% lên 1%]. Nhóm tuổi từ 15-24 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử cao nhất với tỷ lệ 7,3% .

Kết quả điều tra cũng chỉ rõ, có 44,4% người không hút thuốc [38,7% nam và 47,6% nữ] bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại các quán bar, cà phê, nhà hàng đã giảm so với năm 2015, tuy nhiên, vẫn còn rất cao [lần lượt là 86,2% và 78,1%].

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới [WHO], mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá [cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm]. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Liên quan đến vấn đề cai nghiện thuốc lá, kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh, thành phố do Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cũng chỉ ra rằng, có 7,9% người hút thuốc lá, ước tính khoảng 1,1 triệu người có kế hoạch bỏ thuốc vào tháng sau. Trong số những người đang bỏ thuốc lá, 41,8% đã bỏ thuốc trên 10 năm, 19,4% [5 đến < 10 năm], 27,4% [1 đến dưới 5 năm] và 11,4% dưới 1 năm.

Trong số những người đang sử dụng thuốc lá, có 72,2% nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ cán bộ y tế.

Lý do chính dẫn đến việc bỏ thuốc lá chủ yếu vì “thuốc lá có hại cho sức khỏe” [93,1%], vì “hút thuốc lá bị bạn bè gia đình phản đối” [68,2%].

Đặc biệt, có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người hút thuốc tin rằng, hút thuốc lá gây nên các bệnh đột quỵ, đau tim hoặc cả 3 bệnh lý đột quỵ, đau tim và ung thư phổi. Cụ thể, tỷ lệ nhận thức về nguy cơ đột quỵ, đau tim và ung thư phổi do sử dụng thuốc lá năm 2020 lần lượt là 81,1%; 77,8%; 96% và 72,2% tin rằng hút thuốc lá gây nên cả 3 bệnh đột quỵ, đau tim và ung thư phổi.

Mặc dù một số chỉ số quan trọng về kiểm soát thuốc lá đã được cải thiện, đặc biệt là tỷ lệ hút thuốc ở nam giới và tình trạng tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà, tại nơi làm việc, tại nhà hàng, tại quán bar/ cà phê/ trà. Tuy nhiên, bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, tỷ lệ hút thuốc vẫn còn cao ở nam giới, có xu hướng tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới. Vì vậy, Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá cần tiếp tục hỗ trợ và nỗ lực thực hiện để tiếp tục giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Đại diện Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan thực thi nghiêm các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá để bảo vệ thanh niên không tiếp xúc với các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt tại điểm bán thuốc lá, tiếp tục tích cực đẩy mạnh truyền thông về tác hại của thuốc lá và cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá trong thời gian tới để hỗ trợ cho hàng triệu người muốn bỏ thuốc lá…

Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Dự đoán đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm

Ngành y tế cho biết, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, đồng nghĩa với việc trung bình có hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có sự can thiệp khẩn cấp, ước tính số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới. Một nghiên cứu của bệnh viện K cho thấy, có đến 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu/ngày sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi gấp 26 người không hút.

Điều đáng nói là, người Việt chi hàng tỉ đồng mỗi năm để mua thuốc lá. Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2015, người dân Việt Nam đã chi hơn 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá. Các nhà xã hội học cũng đã thống kê, nếu số tiền mua thuốc lá hút được dùng để mua thực phẩm hoặc chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác của các hộ gia đình thì hơn 2 triệu người Việt có thể thoát nghèo.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cho biết, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, hơn 600.000 người không hút thuốc nhưng bị mắc bệnh do hút thuốc lá thụ động. Số người chết vì khói thuốc nhiều hơn tổng số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người.

Một nghiên cứu của năm 2015 đã chỉ ra tác động của việc hút thuốc với tuổi thọ của con người vào khoảng năm 1980 và 2010. Cụ thể, 20% số ca tử vong ở người lớn thuộc 63 quốc gia được phân tích [trong đó, 24% là nam giới và 12% là nữ] có liên quan tới thuốc lá. Điều đáng nói là, gần 80% trong số hơn một tỉ người hút thuốc lá trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mức tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu đang ngày càng tăng, mặc dù tiêu thụ thuốc lá ở một số nước có thu nhập cao và trung bình giảm. Và nguy cơ số người chết vì thuốc lá vẫn đang được báo động. Chưa kể đến, chi phí về y tế cho những bệnh do thuốc lá gây ra, thống kê tại các nước phát triển, chiếm 6-15% tổng chi phí y tế.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã liệt kê các căn bệnh mà người hút thuốc lá có thể gặp. Nhiều chứng bệnh được xem là nan y không thuốc chữa gây ra bởi khói thuốc có thể khiến bạn phải bàng hoàng, hãy dừng ngay việc hút thuốc để đảm bảo cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho bạn và người thân:

- Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư như: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục… 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp.

- Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần. Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim, gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, tai biến mạch máu não… Ngoài ra hút thuốc còn làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp.

- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn.

- Thuốc lá làm giảm khả năng sinh dục, tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ…

- Người hút thuốc thụ động [người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác] có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người không hít phải khói thuốc. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc,

- Trẻ em hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen. Ngoài ra khói thuốc lá làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập.

Video liên quan

Chủ Đề