Ứng dụng viết toán trên máy tính

1 Viết công thức toán học bằng công cụ có sẵn trên Word

Viết công thức toán học trong Word sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết nhờ vào các công cụ có sẵn trong Equation được trang bị trên hầu hết các phiên bản Word [từ Word 2007 trở lên].

Trình soạn thảo công thức toán học Equation với đầy đủ công cụ để bạn có thể viết các công thức toán học từ đơn giản cho đến phức tạp. Chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây bạn sẽ biết cách viết được công thức toán học. Hãy cùng theo dõi:

Bước 1: Mở Word trên máy tính

Bước 2: Chọn Insert, nhấp vào mũi tên ở nút Equation

Bước 3: Chọn và nhấp chuột vào mẫu công thức

Bước 4: Tùy chỉnh công thức tương ứng

Lưu ý:  Nếu trong Equation không có công thức sẵn có

Nếu gặp phải trường hợp này bạn cũng đừng quá lo lắng nhé! Bạn chỉ cần nhấp thẳng chuột vào Equation. Sau đó màn hình Word sẽ xuất hiện tab Design với rất nhiều các kí hiệu toán học khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn và tùy chỉnh các công thức tương ứng.

2 Viết công thức toán học thủ công trên Word

Nếu cách làm ở trên quá mất thời gian khi bạn phải chèn nhiều công thức, bạn có thể sử dụng Ink Equation để tự nhập thủ công các công thức toán học và không cần phải tốn thời gian chỉnh sửa lại như khi dùng các công thức mẫu trong Equation.

Màn hình cảm ứng và bút cảm ứng sẽ giúp bạn thực hiện viết công thức toán học trong Ink Equation vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng chuột nếu khéo léo nhé. Cùng thực hiện viết công thức toán học theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở Word trên máy tính

Bước 2: Chọn Insert, nhấp vào mũi tên ở nút Equation

Bước 3: Chọn Ink Equation

Bước 4: Dùng chuột viết công thức trên màn hình

Sau khi bạn bấm chọn Ink Equation, giao diện trên Word sẽ hiện ra cửa sổ viết công thức như hình bên dưới. Lúc này bạn chỉ cần dùng chuột hoặc bút cảm ứng viết công thức toán học cần dùng vào phần ô trống màu vàng và dùng tẩy [Erase] để xóa nếu viết sai.

Bước 5: Nhấn Insert để hoàn tất

Viết công thức toán học bằng phần mềm MathType trong Word

Cách cuối cùng mà Điện máy XANH muốn bật mí đến bạn để có thể viết được công thức toán học trong Word một cách dễ dàng đó chính là dùng phần mềm Math Type.

Bước 1: Tải và cài MathType

Bạn tải và cài đặt MathType trên máy tính, tiếp theo bạn truy cập vào thư mục dữ liệu của MathType trên hệ thống.

- Nếu bạn cài bản MathType cho Windows 64bit thì truy cập theo đường dẫn C:\Program Files [x86]\MathType.

- Còn nếu là bạn tải bản MathType 32bit thì thay bằng C:\Program Files\Microsoft Office.

Sau khi truy cập vào thư mục MathType chọn tiếp vào MathPage.

Bước 2: Nhấn chọn vào thư mục 64 và sao chép file MathPage.wll

Tiến hành sao chép file MathPage.wll sau khi đã mở thư mục 64

Bước 3: Tìm thư mục cài đặt bộ Office trên máy tính và dán file MathPage.wll vào

Tới thư mục cài đặt bộ Office trên máy tính. Nếu chạy bản Office 64bit thì truy cập vào C:\ Program Files[x86]\Microsoft Office. Nếu cài bản Office 32bit thì truy cập vào C:\Program Files\Microsoft Office.

Tại đây bạn sẽ thấy có thư mục Office 16 [bản Word 2019] và dán file MathPage.wll vào như hình. [Tên thư mục sẽ tùy thuộc vào phiên bản đang cài đặt, có thể là Office12 nếu dùng bản Word 2007]

Bước 4: Vào Word và Nhấn vào MathType trong Word 

Bước 5: Nhấn tiếp vào mục Inline

Bước 6:  Viết công thức muốn sử dụng trên Word và sao chép công thức

Bước 7: Dán công thức vào giao diện Word

Trên đây là cách viết công thức toán học trong Word dễ, chi tiết nhất. Hy vọng từ những hướng dẫn trong bài viết, bạn có thể thực hiện thành công nha!

Phần mềm Toán học là những phần mềm có chức năng có thể khai thác để hỗ trợ cho quá trình dạy học Toán. Phần mềm Toán học có thể chia thành hai nhóm chính, đó là:

  • Các phần mềm Toán học để tính toán.
  • Các phần mềm Toán học để mô tả bài toán.

Hiện tại có hàng trăm phần mềm Toán học khác nhau vì vậy mà việc chọn lựa phần mềm nào để sử dụng là một vấn đề tốn nhiều thời gian.

Sau khi tham khảo nhiều tài liệu và kinh nghiệm sử dụng của bản thân thì mình xin giới thiệu đến các bạn một số phần mềm Toán học như: Fx-580VN X Emulator, GeoGebra, LaTeX, Maple, MathType, Mathpix Snipping Tool, Photomath và WolframAlpha..

Nội dung của bài viết này mang tính chất giới thiệu là chính, chứ mình không đi vào hướng dẫn sử dụng chi tiết nha các bạn.

Vì ngoại trừ MathType và WolframAlpha ra thì các phần mềm còn lại mình đều đã có các bài hướng dẫn chi tiết trên blog rồi, bạn có thể tự tìm hiểu thêm bằng cách nhấn vào đường link mà mình đã liên kết tới nhé.

#1. Fx-580VN X Emulator: Giả lập máy tính Casio Fx-580VN X trên Windows

Fx-580VN X Emulator là một phần mềm cho phép bạn giả lập máy tính Casio Fx-580VN X trên Windows, và chỉ trên Windows mà thôi. Không hỗ trợ các hệ điều hành khác!

Thật vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì Casio chỉ mới phát hành phiên bản giả lập trên Windows còn các hệ điều hành khác thì chưa có.

Các phần mềm giả lập chạy trên các hệ điều hành khác như Android và iOS hiện tại đều không phải do Casio phát hành.

Chính vì nguyên nhân này mà cá nhân mình khuyên các bạn không nên sử dụng chúng. Có quá nhiều quảng cáo và đặc biệt là đối với những bài toán phức tạp có thể bị sai số.

Phiên bản chính thức do Casio phát hành bạn có thể tải về tại đây

Phần mềm có đầy đủ tất cả các tính năng giống như máy Casio thật, ngoài ra phần mềm này còn cung cấp cho chúng ta tính năng chụp ảnh màn hình, và sao chép quy trình bấm máy.

Hai tính năng này đặc biệt rất hữu ích khi bạn hướng dẫn cách sử dụng máy tính Casio Fx-580VN X cho người khác.

#2. GeoGebra: Phần mềm vẽ hình, hình học động 

Đối với các phần mềm vẽ hình – hình học động thì có rất nhiều ,chẳng hạn như Geometry, Cabri 3D, Geometer’s Sketchpad, GeoGebra …

Nhưng mình lại chọn phần mềm GeoGebra bởi vì:

  • Phần mềm này có các chức năng dựng hình phù hợp với cách dựng hình của học sinh trung học.
  • Phần mềm hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Tiếng Việt.
  • Phần mềm tương thích với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như iOS, Android, Windows, Mac, Chromebook và Linux.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng phiên bản trực tuyến của phần mềm bằng cách truy cập vào địa chỉ //www.geogebra.org/ => rồi chọn START GRAPHING.

#3. Hệ thống soạn thảo văn bản LaTeX

Nếu chúng ta gọi LaTeX là một phần mềm thì cũng chưa chính xác lắm. Mình đã đọc khá nhiều tài liệu viết về LaTeX cũng không hề thấy tài liệu nào gọi nó là phần mềm cả.

Chúng ta nên gọi nó là hệ thống soạn thảo văn bản thì phù hợp và chính xác hơn.

Thông thường để soạn thảo văn bản bằng LaTeX thì chúng ta cần cài đặt hai nhóm phần mềm:

  • Nhóm thứ nhất là trình biên dịch, điển hình như Basic MiKTeX hoặc TeX Live.
  • Nhóm thứ hai là trình soạn thảo, hiện tại có khá nhiều trình soạn thảo chẳng hạn như TeXstudio, TeXMaker, VieTeX, TeXnicCenter …

Tương tự như GeoGebra bạn cũng có thể soạn thảo LaTeX trực tuyến bằng cách truy cập vào địa chỉ //www.overleaf.com/.

Với Overleaf thì bạn không cần phải cài đặt thêm bất cứ một phần mềm nào hết, chỉ cần có kết nối Internet là được

Nếu bạn chọn TeX Live làm trình biên dịch và bạn sẽ cài nó trên Windows 10 64-bit thì mình khuyên bạn nên cài TeX Live 2019, không nên cài TeXLive 2020 vì sẽ bị lỗi đấy.

Mình, thầy của mình và một số người dùng khác đều đã bị lỗi khi cài Tex Live 2020 trên Windows 10 64-bit và đến hiện tại vẫn chưa tìm ra cách khắc phục.

#4. Phần mềm Toán học Maple

Phần mềm Maple thuộc nhóm các phần mềm Toán học để tính toán. Trong nhóm này có rất nhiều phần mềm. Có thể kể đến một số phần mềm tiêu biểu như Maple, Mathematica, CoCoA, Mathcad, Mathlab, Derive …

Mình lựa chọn phần mềm Maple là vì:

  • Phần mềm này có hệ thống câu lệnh hỗ trợ tính toán và lập trình giải các bài toán với cấu trúc chương trình đơn giản, phù hợp với người dùng phổ thông.
  • Từ phiên bản 2018, bạn không cần nhớ các câu lệnh nửa bởi vì bạn có thể thực hiện chúng thông qua Context Panel.
  • Các phần mềm còn lại phần lớn tập trung về chức năng tính toán trong khoa học kỹ thuật.

Phần mềm Maple cũng là một phần mềm đa nền tảng nó cũng có phiên bản chạy trên hệ điều hành Android và bạn có thể tải nó về tại đây

#5. Phần mềm soạn thảo công thức Toán học MathType

MathType là một trong những phần mềm soạn thảo công thức Toán học được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới, và ở Việt Nam cũng vậy.

Nó được sử dụng nhiều và trở nên thông dụng như vậy là vì:

  • Giao diện thân thiệt
  • Tab MathType sẽ được tự động chèn vào Ribbon của Word và PowerPoint.

Nếu bạn không phải là một người soạn thảo LaTeX lâu năm thì đây sẽ là một phần mềm soạn thảo công thức Toán học nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất tính đến thời điểm hiện tại..

Note: Mình sẽ update serie hướng dẫn sư dụng MathType trong thời gian sớm nhất, các bạn chú ý theo dõi Blog nhé !

[UPDATE] serie: Cách sử dụng phần mềm Toán học MathType

#6. Mathpix Snipping Tool: Trích xuất công thức Toán học

Mathpix Snipping Tool là một phần mềm đa nền tảng, nó cho phép bạn trích xuất các công thức Toán học từ các tệp tin kĩ thuật số => sau đó bạn có thể dán chúng vào các chương trình soạn thảo văn bản như Word hay TeXstudio …

#7. Scan – Solve – Learn với ứng dụng Photomath

Photomath là một ứng dụng cho phép bạn quét và giải nhanh các bài toán một cách chính xác và nhanh chóng

Phần mềm này có ba ưu điểm mà ít có phần mềm nào sánh kịp đó là:

  • Nhận dạng được chữ viết tay.
  • Không chỉ cho ra kết quả mà nó còn hiển thị từng bước giải trung gian.
  • Hỗ trợ giao diện với ngôn ngữ Tiếng Việt.

Xem thêm bài viết: Photomath: Ứng dụng giải toán trên Smartphone tuyệt vời nhất

#8. WolframAlpha

WolframAlpha không phải là một phần mềm chạy trên Windows, mà nó là một wedsite với địa chỉ truy cập là //www.wolframalpha.com/

WolframAlpha cho phép bạn thực hiện tính toán trên rất nhiều lĩnh vực như Mathematics, Science & Technology, Society & Culture, Every Life..

Tương tự như ứng dụng Photomath, WolframAlpha cũng hiển thị từng bước giải trung gian, tuy nhiên vẫn chưa hỗ trợ Tiếng Việt và bạn phải trả phí khi sử dụng.

Mặc dù chưa hỗ trợ Tiếng Việt giống như Photomath, nhưng bù lại nó có khả năng tính toán rất cao ngang hàng với Maple.

#9. Lời kết

Như vậy là mình đã giới thiệu xong với các bạn 8 phần mềm Toán học cực hay mà bạn nên biết rồi ha.

Nên biết thôi chứ không bắt buộc bạn phải sử dụng hết, và bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phần mềm có chức năng tương đương để thay thế chẳng hạn:

  • Geometer’s Sketchpad tương đương với GeoGebra
  • Mathematica tương đương với Maple …

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thêm một số phần mềm có chức năng có thể khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học như ViOLET, iMindMap, TestPro, iSpring Suite …

Xin chào tạm biết và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề