Uống trà sữa nhiều có sao không

Có thể thấy rằng nhu cầu về thức uống trà sữa là rất lớn. Các cửa hàng trà sữa thi nhau mọc lên như nấm. Sức hút của chúng không giới hạn độ tuổi. Từ học sinh cho đến người lớn cũng khó có thể bỏ qua thức uống mang vị ngọt ngon từ trà sữa. Có đôi khi còn bị “nghiện” trà sữa và phải uống hằng ngày. Vậy uống nhiều trà sữa có tốt không? Mời bạn cùng skvd phân tích điều này ngay trong bài viết hôm nay.

Cùng skvd giải đáp thắc mắc uống nhiều trà sữa có tốt không

Thực chất khi tìm hiểu về điều này bạn sẽ nghe rất nhiều điều như tác hại uống nhiều trà sữa gần như kín ở trang đầu. Nhưng tại sao bất chấp uống trà sữa nhiều không tốt vẫn rất nhiều người uống và có khi bị ghiền. Hẳn là lý do không nên uống nhiều trà sữa vẫn chưa đủ thuyết phục? Hãy cùng xem qua một số phân tích lý do sau để rõ hơn về vấn đề uống nhiều trà sữa có tốt không.

Có thể bạn quan tâm: Bị cảm cúm có nên ăn ốc không?

Trích dẫn: “ Tính đến thời điểm hiện tại chưa có một bằng chứng nào cho thấy uống nhiều trà sữa sẽ dẫn đến thiếu chất sắt hay tử vong mặc dù rõ ràng uống trà sữa chứa nhiều đường sữa là không tốt cho sức khỏe” – PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh. Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Như vậy, điều đáng lo ngại nhất là do uống trà sữa nhiều tức tích tụ đường sữa nhiều không tốt cho sức khỏe. Và chắc hẳn lý do này chưa quá đủ thuyết phục khi bạn có thể giảm thành phần đường trong trà sữa. Như các cách mà cửa hàng chuyên trà sữa đang bán hiện giờ đang quảng cáo.

2#. Trà sữa làm tăng nguy cơ béo phì

Uống nhiều trà sữa có béo không? – Vâng nó có.

Hậu quả của việc uống trà sữa thường thấy nhất là gây đến béo phì. Không hẳn lý do vì đường.

Bạn là người đã uống trà sữa sẽ thấy rằng trong trà sữa không chỉ có hai thứ là đường và sữa không thôi. Trà sữa được người ta yêu thích là do có thêm các hạt trân châu đường. Cộng với đường và sữa thì lượng Calo của mỗi ly trà sữa cung cấp vào khoảng từ 300-500 Calo.

Cung cấp lượng Calo này mỗi ngày sẽ dễ gây tình trạng béo phì, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu bạn chưa biết béo phì và chất dinh dưỡng như thế nào thì hãy thử tìm hiểu xem. Lúc đấy bạn sẽ tự trả lời được liệu uống nhiều trà sữa có tốt không?

*Lưu ý: Điều trên chỉ xảy ra với tình trạng uống quá nhiều, bình thường nó sẽ gây thừa cân. Nên bạn vẫn có thể uống trà sữa ở mức độ vừa phải.

3#. Uống trà sữa nhiều có nguy cơ nổi mụn?

Có rất nhiều người đặc biệt là trẻ từ 14-15 tuổi có dấu hiệu nổi mụn do uống trà sữa nhiều.

Tình trạng này được nhận định là do trong trà sữa có một số chất hóa học gây dị ứng. Khiến cho da sẽ nổi một số hạt đỏ như mụn trứng cá. Mà hầu hết các điều này xảy đến từ những cửa hàng trà sữa kém chất lượng.

Từ đây có phải bạn chợt nghĩ đến trà sữa tự làm, trà sữa tự pha có tốt không? Như đã nói nguyên nhân có thể là do phản ứng hóa học gây dị ứng với cơ thể. Nên trà sữa tự làm cũng phải đáp ứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới uống được. Và tất nhiên cũng không nên uống quá nhiều trà sữa gây tới nguyên nhân số 2.

4#. Một vài ảnh hưởng thường thấy khi uống trà sữa

Có rất nhiều loại trà sữa khác nhau nhưng hầu hết trong trà sữa sẽ có khá nhiều caffeine. Chất này sẽ khó tiêu hóa, tan đi thông thường mất khoảng từ 8-10 tiếng. Vậy nên khi uống trà sữa vào ban đêm sẽ gây mất ngủ.

“Trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans. Loại axit này sẽ làm giảm lượng hormone nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng.” – Ts.Bs Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Chúng ta có thể giải đáp được thắc mắc uống trà sữa nhiều có tốt không hay uống nhiều trà sữa trân châu có tốt không từ những thông tin trên.

Xem thêm: Một tuần nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn?

Uống trà sữa tự làm có tốt không?

Nếu bạn biết làm trà sữa thì đây là một điều tuyệt vời. Bởi thực chất với liều lượng cách pha chế chuẩn chất lượng tự nhiên thì nó khá tốt.

  • Thứ nhất tăng thành phần trà có lợi cho sức khỏe. Từ khoáng chất, vitamin,… có trong trà sẽ giúp bạn chống lão hóa, làm đẹp da, loại bỏ độc tố. Nhưng nhất định phải đúng tỉ lệ với sữa.
  • Thứ hai uống trà sữa tự làm không quá béo. Vậy với trà sữa tự làm uống nhiều trà sữa có tốt không? Nó có thể tốt nhưng nhiều chứ đừng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và có các nguy cơ gây bệnh.
  • Thứ 3 các topping tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Đối với trà sữa tự làm hầu hết bạn sẽ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Thạch rau câu từ nguyên liệu tự nhiên được nhiều chuyên gia đánh giá cao cho sức khỏe.
  • Nó cũng giúp tạo nhiều niềm vui hơn.

Như vậy qua bài viết “Uống nhiều trà sữa có tốt không?” đã phần nào giải đáp đầy đủ thắc mắc cho bạn. Giờ đây bạn có thể không phải quá lo lắng khi uống trà sữa nếu đúng chuẩn mực. Nếu thấy hay hãy chia sẻ đến với mọi người nhé! Songkhoevadep – Chúc bạn một ngày tốt lành!.

Một số loại nguyên liệu như bột béo, thạch trái cây, trà Thái Lan bán tại các chợ và cửa hàng không có nhãn mác

Nhiều năm trở lại đây, trà sữa là món giải khát được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng, song bài toán nguyên liệu sạch vẫn nan giải khi số lượng nguyên liệu “bẩn” được lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ là không nhỏ. 

Tràn ngập nguyên liệu trôi nổi
Các trang thương mại điện tử đang quảng cáo rầm rộ nhiều phần [set] nguyên liệu trà sữa tự làm “chuẩn Đài Loan” với giá chỉ 15.000 đồng/set, pha được 10 ly. Nếu set hồng trà sữa sẽ gồm một gói hồng trà, một túi bột béo, một túi trân châu; trà sữa sô-cô-la sẽ gồm một gói bột sô-cô-la, bột sữa trộn sẵn, một túi trân châu; trân châu đường đen thì sẽ gồm bột sữa béo, đường đen Hàn Quốc, trân châu…

Điều lo ngại là các set này hoàn toàn không có thông tin đơn vị sản xuất dù một chủ cửa hàng khẳng định rằng tất cả nguyên liệu này được nhập trực tiếp từ Đài Loan [Trung Quốc], Thái Lan, Malaysia dạng bao 25kg, sau đó chiết ra bán lẻ.  

Các set nguyên liệu này cũng được bán rất nhiều tại một số chợ, đựng trong túi ni-lông không nhãn mác. Tại chợ sỉ Bình Tây [Q.6], nguyên liệu trà sữa có hai loại, một là đóng gói trong bao bì có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan [Trung Quốc]; hai là hàng xá nhập từ Trung Quốc. Trong đó, loại của Đài Loan [Trung Quốc] được cho là cao cấp nhất. Nhưng không phải hàng được cho là cao cấp nào cũng có nhãn phụ, hầu hết nguồn gốc rất “lửng lơ con cá vàng”.

Một tiểu thương tại chợ này nói, nguyên liệu hàng xá của Trung Quốc rẻ, lợi nhuận “khủng” nên được nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn. Loại cao cấp hơn được cho là nhập từ các nước khác thì các nước này cũng nhập từ Trung Quốc trước khi xuất về Việt Nam...

Theo ghi nhận của chúng tôi, không ít quán trà sữa mang thương hiệu nổi tiếng vẫn sử dụng các nguyên liệu bột béo, trân châu, thạch trái cây, trà, sữa, đường không rõ nguồn gốc. 

Ủy ban Tăng cường sức khỏe Singapore khuyến nghị mỗi người ăn không quá 45g đường một ngày. Vượt quá mức này, cơ thể sẽ đối mặt với hàng loạt vấn đề như sâu răng, thừa cân, lão hóa da, đau khớp, tiểu đường type 2, đau tim, đột quỵ và trầm cảm. Tuy nhiên, một ly trà sữa trân châu đen chứa 102,5g đường. Ước tính phải chạy bộ khoảng 33 phút hoặc đạp xe 42 phút, khiêu vũ 98 phút mới có thể tiêu hao hết mức calo này. 

Chủ một công ty [xin giấu tên] sản xuất - kinh doanh trà và có vườn trà tại tỉnh Lâm Đồng - cho biết, tại một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhiều người Trung Quốc đã “thâu tóm”, điều hành các vườn trà. Sau khi thu hoạch đọt trà, lá trà thì thân thay vì được cắt ngang và sử dụng làm phân cho đất thì một số ông chủ Trung Quốc này thu gom xay ra làm... bột trà xanh matcha.

“Trên thân cây trà, gốc trà tồn dư thuốc trừ sâu và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Nếu sử dụng trà phế thải này để chế biến thành trà xanh matcha, sẽ rất nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng”, ông chủ này nói. 

Ngay cả loại đường đen, si-rô [syrup] đường đen - nguyên liệu chế biến sữa tươi trân châu đường đen, khi dò thông tin trên nhãn phụ, một số loại quảng cáo chiết xuất “100% tự nhiên” thì thấy thành phần gồm có đường, chất bảo quản, hương liệu, màu thực phẩm… Một doanh nghiệp nói, riêng đường đen dạng hạt thực tế là đường nâu thương mại, được sản xuất bằng cách dùng đường cát trắng nhuộm màu nên hàm lượng dinh dưỡng trong đường không nhiều như quảng cáo. 

Nguy cơ gấp đôi nếu nguyên liệu “bẩn”
Tiến sĩ Phan Thế Đồng - nguyên giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Trường đại học Hoa Sen - phân tích: Các loại hạt trân châu được làm từ khoai mì dẻo nên ruột dễ hấp thụ, chuyển hóa. Song để bảo quản lâu, tăng độ dẻo thì nhà sản xuất phải cho chất phụ gia tạo đặc, chất làm dày [guar gum].

Khi gặp nước, guar gum nở ra, kết dính những viên trân châu lại với nhau, nếu ăn quá nhiều, ruột không kịp tiêu hóa dễ làm tắc nghẽn thực quản và ruột. Nếu hạt trân châu có hàm lượng đường cao thì càng khó tiêu hóa, dùng càng nhiều nguy cơ tắc nghẽn càng cao. 


Do đó, không ít trường hợp phải nhập viện vì uống hạt trân châu quá nhiều. Vừa qua, một nữ sinh 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng bụng sưng to, quặn đau, suốt năm ngày liền không thể đi đại tiện. Kết quả chụp CT cho thấy, ruột già dày đặc những dị vật hình cầu tối màu. Số lượng dị vật được xác định là hơn 100 viên trân châu trong trà sữa. 

Chưa kể, nếu nguyên liệu pha trà sữa chứa các chất phụ gia độc hại thì sự tác động đến sức khỏe còn nhiều hơn. Cách đây không lâu, Cơ quan Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y Singapore [AVA] đã ra thông báo thu hồi nguyên liệu trà sữa của Chun Cui He [Đài Loan - Trung Quốc] ra khỏi chuỗi cửa hàng bán lẻ 7-Eleven. Nguyên nhân, loại trà sữa này chứa chất phụ gia L-theanine - là chất không được phép sử dụng theo quy định an toàn thực phẩm của Singapore.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của nước này, vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, những chất cấm để làm phụ gia như: plastic, hóa chất lạ có arsenic, sulfate sodium, đường hóa học, dầu thực vật hydro hóa, một loại a-xít béo có dạng trans… Loại a-xít này sẽ làm giảm hoóc-môn ở nam giới, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của phụ nữ, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.

Tại Việt Nam, cơ quan quản lý thị trường liên tục phát hiện nhiều kho chứa nguyên liệu trà sữa trôi nổi với số lượng lớn. Vào giữa tháng 6/2021, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra cơ sở kinh doanh và ba kho chứa hàng hóa thuộc Công ty TNHH Mr.Drink Việt Nam phát hiện hàng tấn nguyên liệu chế biến trà sữa [si-rô hương vị đường đen, đường nâu, bột pha trà sữa] nhập lậu giả các thương hiệu trà sữa lớn ở Việt Nam…

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Trường đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng uống trà sữa từ nguyên liệu đảm bảo vốn đã không tốt cho sức khỏe do chứa nhiều đường sữa. Nếu nguyên liệu đó chứa phụ gia cấm, vượt ngưỡng cho phép có thể gây ngộ độc cho cơ thể, tổn thương gan thận, thậm chí dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả ung thư. 

Nhiều thành phần trong ly trà sữa gây hại sức khỏe

Tiến sĩ Phan Thế Đồng - nguyên giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Trường đại học Hoa Sen - cho biết rất nhiều thành phần có trong ly trà sữa có thể gây hại đến sức khỏe. Ví dụ như bột sữa béo. Nếu là bột béo chất lượng tốt, chất béo trong đó được làm từ kem béo sữa và không chứa chất béo biến đổi [transfat]. Nếu là bột béo kém chất lượng thì chất béo được lấy từ dầu thực vật, thường là từ dầu cọ.

Trong quá trình hydro hóa dầu thực vật để chuyển thành chất béo, một ít chất béo sẽ bị biến đổi và chứa transfat, còn gọi là dầu thực vật hydro hóa. Loại chất béo này khó chuyển hóa khi vào cơ thể, không chứa thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà sinh ra nhiều năng lượng rỗng, gây thừa cân, béo phì, hình thành cholesterol xấu.

Thèm trà sữa thì nên chọn ly nhỏ, siêng tập thể dục

Tiến sĩ - bác sĩ Lưu Ngân Tâm -  Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho hay: trà sữa có chứa carbohydrate cao nên đáp ứng nhu cầu năng lượng tức thì, khi uống cảm giác bớt mệt mỏi nên giới trẻ khá ưa chuộng. Không ít bạn trẻ mỗi ngày uống 2-3 ly trà sữa là quá nhiều, nguy cơ gây béo phì, đái tháo đường.

Nếu thích uống thì nên giảm lượng đường, chọn ly nhỏ, chọn thương hiệu uy tín, kết hợp với luyện tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống trong ngày. Ví dụ đã uống trà sữa thì sau đó không uống các loại nước ngọt giàu năng lượng khác, ăn thực phẩm năng lượng thấp làm sao tổng lượng calo trong ngày vẫn đảm bảo khoảng 1.800-2.000 calo, uống đủ nước lọc…

Theo Phụ nữ TPHCM

Video liên quan

Chủ Đề