Văn bản Chống nạn thất học lớp 7

I. Luận điểm, Luận cứ và Lập Luận

1. Luận điểm

Câu 1. Đọc lại văn bản Chống nạn thất học [bài 18] và cho biết: Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

 

Trả lời:

Luận điểm chính của bài viết là gì?

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học

 Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn như thế nào?.

+ “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”

+ “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”

Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?

Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?

Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục.

 

2. Luận cứ

 

Câu 1. Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì. Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

 

Trả lời:

Luận cứ trong bài “Chống nạn thất học”:

+ Nguyên nhân nạn thất học

+ Sự cần thiết của việc chống nạn thất học

+ Cách chống nạn thất học

+ Một số ví dụ dẫn chứng

Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

 

3. Lập luận

 

Câu 1. Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì.

 

Trả lời:

– Lập luận đi theo trình tự: từ thực trạng -> yêu cầu -> cách khắc phục.

– Cụ thể là:

+ Vì sao phải chống nạn thất học?

+ Chống nạn thất học để làm gì?

+ Chống nạn thất học bằng cách nào?

Ưu điểm: chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục cho bài văn.

 

II. Luyện tập

 

Câu 1. Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội [Bài 18] và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy.

 

Trả lời:

Văn bản “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống”

Luận điểm chính: “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống”

Luận cứ:

+ Thói quen tốt trong đời sống

+ Những thói quen xấu và tác hại của nó

+ Thói quen và tệ nạn

+ Hậu quả của những tệ nạn

Các dẫn chứng: hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi, vỏ chuối, mảnh chai vứt bừa bãi

Lập luận: Chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, bài văn đầy sức thuyết phục.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc bài Chống nạn thất học trang 10 sgk tập 2 và trả lời câu hỏi.

1. HCM viết bài này nhằm mục đích gì?

2. Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?

3. Để các ý kiến có sức thuyết phục đối với người đọc, tác giả đã nêu những lí lẽ cụ thể nào?

Các câu hỏi tương tự

1. trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không ?

vì sao trẻ em cần phải đi học ?

vì sao mọi người nên có bạn ?

2. gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, người ta có thường viết/ nói bằng các kiểu văn bản như miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không ? vì sao ?

3. để thuyết phục người đọc/ người nghe về những vấn đề trên [hay để trả lời những câu hỏi đấy], trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình,.. người ta thường sử dụng các văn bản như xã hội, bài bình luận,.. hãy kể tên 1 số kiểu văn bản khác mà em biết

b, thế nào là văn bản nghị luận ?

đọc văn bản chống nạn thất học và trả lời câu hỏi sau

1. Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì ?

2. Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiên nào ?

3. Để các ý kiến có sức thuyết phục đối với người đọc, tác giả đã nêu những lí lẽ cụ thể nào ?

4. Từ văn bản trên, em hãy rút ra những đặc điểm chính của 1 bài văn nghị luận

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MƠI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi[1452-1519 thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

[Theo Xuân Yên]

Câu hỏi:

a. Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

b. Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài.

[Gợi ý: Câu mở đầu đối lập nhiều người và ít ai là dùng phép lập luận gì? Câu chuyện Đơ Vanh-xi vẽ trứng đóng vai tro gì trong bài? Hãy chỉ ra đâu là nhân, đâu là quả trong lập luận ở đoạn kết bài]

Bài tập 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn sau : Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.886 người. Riêng 10 tháng đầu năm 2002 đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.556 người và bị thương 26.529 người. Đây là những con số biết nói rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp, ngăn chặn ngay tai hoạ khủng khiếp này. Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: ca dao diễn tả sâu sắc gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Nếu phải trình bày ý kiến đó em sẽ trình bày theo kiểu nghị luận nào ? Vì sao? Bài tập 3: Đọc đoạn văn nghị luận sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. CHỖ CHƠI CHO TRẺ EM, MỘT VẤN ĐỀ BỨC XÚC Thiếu chỗ chơi cho trẻ em, tác hại không thể lường hết được. Các em xuống lòng đường đá bóng, lên vỉa hè đánh cầu long… Tất cả đều là mất trật tự, không an toàn cho đường phố. Tất cả đều gây cản trở giao thông và gây ra những trường hợp nguy hiểm khó tránh khỏi. Vì phải tự túc chỗ chơi, không ít em trèo cây kều ve, bắt tổ chim; một số em ra sông, hồ bơi lội… Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra.

[ Theo Báo Pháp luật và đời sống]

Câu hỏi: a. Luận điểm chính của ác đoạn văn là gì? b. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Bài tập 4. Viết đoạn văn chứng minh: Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó

có sử dụng câu đặc biệt [gạch chân và ghi chú].

giúp mình

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

Chủ tịch Chính phủ nhân dân lâm thời

Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề