Về kết câu bài thơ Bạn đến chơi nhà độc đáo ở chỗ nào

Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà Lớp 7

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến bài thơ được tác giả sáng tác cho người bạn tri kỉ Dương Khuê. Em hãy nêu nội dung nghệ thuật Bạn đến chơi nhà cũng như hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Nội dung nghệ thuật Bạn đến chơi nhà

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơBạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến có quãng thời gian cáo quan về quê sinh sống an nhàn. Khi người bạn của ông đến chơi nhưng thật trớ trêu nhà lại không có gì thiết đãi, ngoài tình bạn chân thành, giản dị của ông với người bạn.

Xem thêm >>> Soạn bài Nội dung, nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

2. Nội dung bài thơ

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được tác giả Nguyễn Khuyến viết bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi thể hiện được hồn thơ đẹp và cho ta thấy tình bằng hữu đáng giá. Tình bạn của tác giả dựa trên sự hiểu nhau, chia sẻ, cảm thông và đẹp đẽ, lời lẽ dí dỏm của tác giả cũng nói lên sự tự hào của ông khi có một tình bản đẹp chân thành. Bài thơ đề cao tình bạn đẹp, trong sáng, giản dị hiếm ai có được, tình bạn đó cũng như con người Việt giản dị và mộc mạc.

3. Nghệ thuật trong bài thơ

Bài thơ thể hiện sự giản dị, hóm hỉnh của tác giả và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

– Thể thơThất ngôn bát cú Đường luật.

– Sử dụng bút pháp trào phúng.

– Sự hóm hình, bình dị trong sử dụng ngôn từ của tác giả.

– Âm điệu, nhịp điệu bài thơ đã phối hợp nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, thanh thoát như lời nói chuyện tâm tình nhà thơ với người bạn tri kỷ.

– Trong bài thơ cũng sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà tác giả thể hiện tình bạn trong sáng, sâu sắc, hiếm có, không vụ lợi, trong bài thơ đâu đó có niềm vui của tác giả, sự tự hào của mình khi có một tình bạn vô giá.

Xem thêm:Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Loigiaihay.net

Lớp 7 -
  • Nội dung nghệ thuật của bài thơ Qua đèo ngangLớp 7

  • Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

  • Nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh [Tụng giá hoàn kinh sư] lớp 7

  • Kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ ba bài văn lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây mai và cây bàng bài số 2 Lớp 7

  • Dàn ý, bài văn biểu cảm về cây tre chương trình lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây dừa & biểu cảm cây chuối bài văn 2, lớp 7

Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.

– Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.

II. Thân bài:

* Bài thơ thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ thắm thiết keo sơn :

– Câu đầu thể hiện niềm vui khi gặp bạn:

“Đã bấy lâu nay bác đến nhà”

+ Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu [phá đề, thừa đề] nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

+ Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

+ Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

– Sáu câu tiếp là lời phân trần, thanh minh chân thành của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,”

+ Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa [lí do thứ nhất], Ao sâu nước cả khôn chài cá [lí do thứ hai], Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà [lí do thứ ba.]

+ Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì [cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…], chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

+ Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có [bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

– Câu cuối khẳng định tình bạn tri kỉ:

“Bác đến chơi đây ta với ta”.

+ Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Liên hệ của bản thân.

* Dàn bài 2:

Phát biểu cảm nghĩ về  bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn. Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

* Câu thơ đầu thể hiện niềm vui của nhà thơ khi có bạn đến thăm: “Đã bấy lâu nay bác đến nhà”. Đó vừa là lời chào, vừa là tiếng reo vui sướn của tác giả.

– Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu [phá đề, thừa đề] nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

– Câu thơ tự nhiên như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày,

– Cách gọi “bác” vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

– “ Đã bấy lâu nay” : khiến cho em liên tưởng đến khoảng thời gian dài, ngày nối ngày…

– Nơi gặp gỡ của Nguyễn Khuyến là  ở “nhà ”. Trước mắt em như hiện lên hình

ảnh ngôi nhà của Nguyễn Khuyến: đơn sơ, bình dị, ấm cúng

* Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình khiến em thật ngạc nhiên, thích thú:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa,
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà,
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa,
Đầu trò tiếp khách trầu không có.”

– Nhà thơ đã nhấn mạnh tính huống éo le: Đã lâu ngày bạn mới đến chơi, biết lấy gì để đãi bạn? Bởi vì nhà có người nhưng đã đi vắng hết; nhà có ao sâu nhưng không có chài lưới để bắt cá; gà thì không thiếu nhưng rào thưa chẳng thể đuổi bắt được; vườn cũng lắm rau quả nhưng tất cả chỉ mới ươm nụ, nảy chồi. Kể cả miếng trầu không tiếp khách cũng không có. Thật là hoàn cảnh dở khóc dở cười. Có tất cả mà chẳng có gì.

– Đoạn thơ thể hiện nụ cười hóm hỉnh của nhà thơ. Cuộc sống thanh bạch, giản dị của một nhà nho sẵn sàng treo ấn từ quan về ở ẩn, Từ bỏ quan trường xôn xao để vui thú điền viên, giữ gìn khí tiết. Đọc đoạn thơ, trước mắt ta như hiện lên hình ảnh đầy màu sắc hương thơm của khu vườn. Tất cả đều là hoa thơm, trái lành, bình dị, dân dã tạo nên cuộc sống bình dị, chất phác, tuy nghòe mà thanh cao.

* Câu thơ cuối khiến cho người đọc cũng cảm động trước tình bạn cao quý của nhà thơ: “Bác đến chơi đây ta với ta”.

– Chỉ bằng một câu thơ kết, nhà thơ đã biến những cái không có ở sáu câu trên trở thành vô nghĩa, không quan trọng. Bởi cái có là tình bạn…..

– Nguyễn Khuyến thành công trong việc sử dụng cụm đại từ “ta với ta” độc đáo. “Ta” là chỉ chính mình. “Ta” cũng là chỉ bạn. Mình và bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, tất sẽ hiểu lòng nhau. Mình chẳng cầu chi cao sang, đầy đủ, chẳng trọng ăn uống này nọ, chỉ quý ở tấm lòng dành cho nhau. Hẳn là bạn cũng thế.

– Trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan cũng đã một lần sử dụng kết cấu ấy:

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta”. 

– Khác với bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo Ngang” chỉ một đối tượng duy nhất: đó là cái tôi cô đọc của tác giữa giữa bao la vũ trụ. “Ta với ta thể hiện nỗi buồn tận cùng của nhà thơ trước khung cảnh đất trời man man.

-Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

Video liên quan

Chủ Đề