Ví dụ về ma trận SWOT bản thân sinh viên

Bạn chỉ có thể thành công với công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa thế mạnh bản thân. Tương tự, khi biết rõ điểm yếu của mình, bạn có thể chủ động không để chúng ảnh hưởng đến công việc.

Đôi khi trong công việc, bạn không tránh khỏi lâm vào bế tắc, chán nản. Điều đó khiến bạn cảm thấy nhụt chí và suy nghĩ: "Liệu mình có chọn nhầm nghề không?". Quả thực, lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp không đơn giản. Thậm chí ngay cả khi đạt được công việc mơ ước, bạn cũng có thể bị vỡ mộng bởi thực tế lại khác xa những gì mình tưởng tượng.

Nếu lâm vào hoàn cảnh này, hãy thử phương pháp phân tích SWOT dưới đây.

Phương pháp phân tích SWOT do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đưa ra vào thập niên 1960 tại Mỹ nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Cho đến nay, phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều khía cạnh khác nhau so với ban đầu. Trong đó có cả việc phát triển bản thân mỗi con người.

Phân tích SWOT giúp bạn phát huy tất cả tài năng và tận dụng mọi cơ hội đến với bạn trên con đường nghề nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strength [Thế mạnh], Weakness [Điểm yếu], Opportunity [Cơ hội] và Threat [Thách thức]. Bạn chỉ có thể thành công với công việc mà bạn có thể tận dụng tối đa thế mạnh bản thân. Tương tự, khi biết rõ điểm yếu của mình, bạn có thể chủ động không để chúng ảnh hưởng đến công việc.

SWOT còn giúp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn giúp bạn tiến nhanh đến thành công nhưng cũng không lơ là những thách thức cản trở sự phát triển của bạn. Còn chần chừ gì mà không cầm bút lên và làm ngay bài phân tích SWOT của mình.

1.  Strength - Điểm mạnh

  • Thế mạnh nào chỉ riêng bạn có còn những người khác thì không? [ví dụ về kĩ năng, bằng cấp, học vấn hoặc các mối quan hệ]
  • Bạn làm việc gì tốt hơn những người khác?
  • Bạn có thể có những năng lực cá nhân nào đặc biệt?
  • Đâu là những điểm mạnh mà mọi người [kể cả sếp] nhận thấy ở bạn?
  • Bạn tự hào nhất về những thành tích nào của mình?
  • Những giá trị nào bạn tin rẳng những người khác không thể hiện được ngoài bạn?
  • Bạn có phải là một phần của một hệ thống mà không ai khác được tham gia vào? Nếu thế, mối liên hệ giữa bạn với những người có ảnh hưởng là gì?

Hãy tự đánh giá bản thân dựa trên quan điểm của bạn và của những người xung quanh. Đừng tỏ ra khiêm tốn hay e dè – hãy thật khách quan. Và nếu bạn gặp khó khăn khi phân tích điểm mạnh, hãy liệt kê một loạt những cá tính của bạn. Rất có khả năng một vài tính cách này chính là ưu điểm mà bạn chưa nhận ra.

Bí quyết: Bạn nên xem xét điểm mạnh của mình trong mối tương quan với những người xung quanh. Ví dụ, nếu bạn là một nhà toán học có tài trong khi quanh bạn đều là những người cực kỳ giỏi toán, thì đây không hẳn là một thế mạnh cho vị trí hiện tại của bạn. Trên thực tế, đó có thể là một điều kiện cần để bạn tồn tại.

2.  Weakness - Điểm yếu

  • Những việc nào bạn thường xuyên phải từ chối vì không đủ tự tin để thực hiện?
  • Đâu là những điểm yếu mà những người xung quanh sẽ đánh giá về bạn?
  • Bạn có hoàn toàn tự tin với trình độ học vấn và các kĩ năng của mình? Nếu không, nhược điểm lớn nhất của bạn nằm ở đâu?
  • Những thói quen không tốt trong công việc của bạn là gì? [ví dụ: bạn hay đi trễ, bạn nóng vội hoặc bạn kiểm soát stress rất tệ].
  • Những tính cách nào cản trở bạn trong công việc ? Lấy ví dụ, nếu công việc đòi hỏi bạn phải tiến hành các cuộc họp một cách thường xuyên, nỗi sợ hãi phải nói chuyện trước đám đông sẽ là một nhược điểm rất lớn.

Bí quyết: Một lần nữa, hãy đánh giá điểm yếu của mình theo hướng chủ quan lẫn khách quan. Có những nhược điểm nào mà mọi người đều thấy ở bạn, chỉ riêng bạn là không? Có phải đồng nghiệp luôn thể hiện khả năng vượt trội hơn bạn trong những lĩnh vực quan trọng? Hãy suy nghĩ thực tế - đối mặt với sự thật không dễ chịu này càng sớm càng tốt là cách hay nhất bạn nên làm.

3.  Opportunity - Cơ hội

  • Những công nghệ mới nào có thể hỗ trợ bạn? Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ từ người khác nhờ Internet không?
  • Ngành nghề của bạn có đang phát triển không? Nếu có, bạn sẽ tận dụng cơ hội từ thị trường hiện tại bằng cách nào?
  • Bạn có xây dựng cho mình một mạng lưới những đầu mối liên lạc chiến lược – những người có thể trợ giúp bạn hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích?
  • Trong công ty bạn hiện đang có những xu hướng nào [về quản lý hoặc những lĩnh vực khác], và bạn có thể tận dụng cơ hội từ chúng không?
  • Có đối thủ nào của bạn vừa thất bại trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó? Nếu thế, bạn có tận dụng được cơ hội từ sai lầm của họ không?
  • Trong công ty hay trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc, có nhu cầu nào đó phát sinh nhưng chưa ai có thể đáp ứng không?
  • Khách hàng có điều gì than phiền về công ty của bạn không? Nếu có, liệu bạn có thể tự tạo cho mình một cơ hội bằng cách đề ra một giải pháp?

Bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hữu ích trong những trường hợp sau:

  • Những sự kiện giao lưu cộng đồng, các lớp học hay những buổi hội thảo.
  • Một đồng nghiệp nghỉ phép dài hạn. Bạn có thể đảm nhiệm một vài dự án của anh ấy để lấy thêm kinh nghiệm chứ?
  • Một vai trò hoặc một dự án mới bắt buộc bạn học thêm những kỹ năng mới, chẳng hạn nói chuyện trước công chúng hay quan hệ quốc tế.
  • Công ty mở rộng quy mô hoặc sáp nhập. Bạn có kĩ năng đặc biệt nào [ngoại ngữ chẳng hạn] có thể giúp ích cho quá trình này?

Bí quyết: Điều quan trọng là bạn đánh giá đúng mức những ưu điểm và nhược điểm của mình, và tự hỏi liệu việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm có mở ra cho bạn thêm nhiều cơ hội mới hay không.

4.  Threat – Thách thức

  • Những trở ngại nào trong công việc mà bạn đang phải đương đầu?
  • Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh với bạn về dự án hay vị trí trong công việc không?
  • Công việc của bạn [hay nhu cầu thị trường đối với công việc của bạn] có thay đổi không?
  • Sự thay đổi công nghệ có đe dọa vị trí hiện tại của bạn không?
  • Có điểm yếu nào của bạn có khả năng dẫn đến nguy cơ không?

Hãy đọc lại phân tích SWOT của mình để có những điều chỉnh hay thay đổi tích cực cho công việc hiện tại. Nếu bạn nhận ra rằng, công việc hiện tại không phát huy tối đa thế mạnh của mình, hãy nhìn sang phần cơ hội, có cơ hội nào để bạn thay đổi? Nếu không, hãy mạnh dạn tìm một công việc mới , giúp bạn thành công hơn!

Khám phá thêm về nghề nghiệp và công việc của mình thông qua khoá học Kỹ năng phỏng vấn xin việc:

Theo Cafebiz.vn, link bài viết gốc: //cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/phuong-phap-giup-ban-tra-loi-cau-hoi-toi-co-chon-nham-nghe-khong-20141028103615617ca47.chn

TAGS: việc làm cong viec nghề nghiệp khám phá bản thân Định hướng nghề nghiệp SWOT ma trận SWOT phương pháp SWOT phân tích SWOT

   Sinh viên mới ra trường sẽ phải bắt đầu tập "bơi" giữa cuộc sống và vấn đề quan tâm ở đây là công việc. Hay người ta với câu nói đùa" bán thân" cho nhà tuyển dụng. Để có thể "bán" được thì bản phải hiểu mình có gì và mình làm gì. Dựa vào lý thuyết ma trận SWOT, ta thử áp dụng thực tế.


Ma trận SWOT
Ma trận SWOT phân tích bên trong rồi mới sang bên ngoài, khác với ma trận TOWS bên ngoài rồi mới tới bên trong. Tức là, ma trận SWOT phân tích điểm mạnh[Strengths], điểm yếu[ Weaknesses] tới cơ hội[ Opportunities], thách thức[ Threats]. Cụ thể, áp dụng ma trận SWOT vào chiến lược "bán thân" của sinh viên mới ra trường như thế nào?

1.  Điểm mạnh Những điểm sẵn có trong người bạn mà bạn cảm thấy hài lòng và người xung quanh cho rằng: "Bạn sinh ra để làm điều đó". Đôi khi, nó đi song song với đam mê của bạn. Hay nó xuất phát từ: - Kinh nghiệm làm việc - Trình độ học vấn. - Hiểu biết chuyên môn: âm nhạc, thiết kế, phần cứng, lập trình, thương mại,... - Kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán - Đặc điểm cá nhân: ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực, khả năng sáng tạo, hài hước,...

2. Điểm yếu

Những điểm mà bạn luôn kém và cảm giác tồi tệ, ghét bỏ khi làm công việc đó. Và đối với sinh mới ra trường thì yếu phần lớn ở: - Thiếu kinh nghiệm làm việc.

- Thiếu mục tiêu, không biết mình là ai?

- Thiếu công cụ: ngoại ngữ Tiếng Anh là vũ khí rất rất quan trọng nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. - Thiếu kiến thức cứng[ kiến thức chuyên môn] và kiến thức mềm[ kỹ năng như: thiếu tự tin, ý thức kém, thiếu quyết đoán và làm việc quá thiên về cảm xúc]. Thiếu tự tin là điểm yếu nhất của sinh viên. Nếu bạn không tự tin thì chính người đối diện đang cười vào bạn, khinh thường bạn. Chúng ta bình đẳng giữa giao tiếp người với người nên dù tôi mới ra trường nhưng hãy cho họ biết rõ bạn là ai?

3. Cơ hội


Những điều kiện tích cực bên ngoài giúp bạn đạt được mục tiêu. Đối với sinh viên mới ra trường, cơ hội là rất lớn.

- Xu hướng phát triển trong lĩnh vực mà bạn được đào tạo. Năm 2015, phát triển mạnh cho mở cửa hội nhập, giao lưu đầu tư từ Mỹ, Hàn, Nhật,...vào Việt Nam là rất lớn. Xu hướng: ngành ngôn ngữ, thương mại điện tử, marketing,...sẽ không bao giờ chết. - Nâng cao trình độ học vấn: có bạn sẽ chọn đi du học, hoặc học thêm bằng khác. Nhưng hi vọng đó là bước để thực hiện mục tiêu của bạn sau này. Có thể là "chậm kiếm tiền" nhưng sẽ không "chậm làm giàu". - Có thể cơ hội từ điều kiện gia đình. Đây cũng là nền tảng cho bạn tiến xa hơn nhưng có thể sẽ không vững hơn những bạn tự "bơi" bằng chính đôi chân của mình.

4. Thách thức 

Đây là yếu tố hạn chế, ngăn cản những bước tiến của bạn.

- Đối thủ cạnh tranh: những người giỏi hơn bạn, chăm chỉ hơn bạn, sáng tạo hơn bạn, kinh nghiệm hơn bạn,...Bạn sẽ mãi thua nếu bạn không kiên trì và luôn lười nhác.

- Khả năng bản thân hạn chế

- Công ty ít có nhu cầu tuyển nhân sự mà ngành mà bạn theo học hay họ đòi hỏi quá cao.

Còn quá nhiều yếu tố trong từng phần của ma trận SWOT mà chưa liệt kê hết. Bạn hãy ngồi ngẫm và phân tích ma trận SWOT cho riêng mình. Từ đó, bạn cần quyết định các chiến lược trong 4 chiến lược đưa ra cho bạn:

- 1: Phát triển điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

- 2: Vừa khắc phục điểm yếu, vừa hạn chế thách thức

- 3: Vừa nắm cơ hội, vừa hạn chế thách thức

- 4: Phát triển điểm mạnh, vừa nắm cơ hội

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề