Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch

Tiếp xúc nắng nóng, nhiệt độ cao thời gian dài khiến các tĩnh mạch giãn nở ra, làm tăng tình trạng máu bị ứ đọng khiến bệnh nặng hơn.

Tôi 29 tuổi, đã lấy chồng, đang làm công việc lễ tân tại khách sạn. Trước đây vùng da dưới chân có nổi lên các mạch máu màu xanh khá mờ. Hiện nay thì tình trạng này có vẻ rõ ràng hơn khi nó có hình dạng như mạng nhện, có những mạch máu màu tím. Mấy hôm trời oi bức, nắng nóng, tôi cảm giác vùng da này nóng hơn, đau nhiều, tê bì, nặng chân và thường xuyên bị chuột rút ban đêm. Tôi không biết mình bị làm sao? Mong bác sĩ tư vấn. [Lê Ngọc Giang, TP HCM]

Trả lời:

Với những biểu hiện được mô tả, có thể bạn đang gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang tăng lên từng năm. Xét theo giới tính thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới. Đặc biệt là ở những người làm công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: nhân viên văn phòng, lễ tân, công nhân dây chuyền, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, người trên 40 tuổi, béo phì, người có tiền sử cục máu đông hoặc tổn thương tĩnh mạch.

Thực tế cũng cho thấy, các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ cảm thấy các triệu chứng nặng hơn vào mùa nóng. Bên cạnh những biểu hiện mà bạn nêu trên, nhiều bệnh nhân còn có tình trạng ngứa, sưng ở vùng bàn chân hay mắt cá chân; cảm giác mỏi, căng tức, nặng nề ở bắp chân... Thậm chí có bệnh nhân bị viêm, loét chân, nổi gân xanh dọc theo vùng da đùi.

Tình trạng của những người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới trở nặng hơn vào mùa nắng nóng. Ảnh: Shutterstock

Lý do giải thích cho hiện tượng này đến từ việc nhiệt độ ngoài môi trường tăng cao khi mùa hè đến. Khi bệnh nhân tiếp xúc với nền nhiệt độ cao, nhất là trực tiếp dưới ánh mặt trời trong thời gian dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở ra. Điều này làm gia tăng việc máu bị ứ đọng khiến bệnh trở nặng.

Ngoài nguyên nhân khách quan về thời tiết, mùa hè cũng là thời điểm diễn ra các hoạt động du lịch và dịch chuyển thường xuyên. Với những người làm công việc lễ tân khách sạn, tiếp viên hàng không... có đặc thù nghề nghiệp phải đứng nhiều, mang giày cao gót trong thời gian dài vào thời điểm này cũng là yếu tố khiến cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới tăng nặng. Ngoài ra, khi bạn ngồi lâu trên các phương tiện dịch chuyển như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tĩnh mạch chi dưới khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch trầm trọng hơn.

Do đó, để tránh bệnh trở nặng vào mùa nắng nóng, bạn cần tránh ánh nắng mặt trời để không làm tăng nhiệt độ cơ thể, bằng cách hạn chế ra ngoài vào ban ngày hoặc che chắn cẩn thận khi ra đường. Bạn có thể chườm đá lên vùng tĩnh mạch bị suy giãn khoảng 15 phút mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cần kết hợp dinh dưỡng và vận động hằng ngày như: đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga; bổ sung nhiều thực phẩm giàu giàu kali, vitamin C, E, chất xơ hay nhiều flavonoid... để góp phần cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Khi nằm nghỉ ngơi hay đi ngủ vào buổi tối, bệnh nhân nên gác cao chân để giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm áp lực lên thành mạch máu.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chữa trị bằng kỹ thuật đốt laser nội tĩnh mạch. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Nếu bạn bị đau nhiều, tê bì, nặng chân, thường xuyên bị chuột rút ban đêm cần đi khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Tại khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tùy vào giai đoạn và triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị như: chích keo làm xơ xẹp tĩnh mạch bệnh, đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh; thực hiện các phẫu thuật với đường rạch ra nhỏ để bóc các búi giãn tĩnh mạch lớn mà không để lại sẹo sau mổ. Các biện pháp này nhằm làm giảm hoặc mất các tĩnh mạch bị bệnh, vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Với phương pháp đốt laser nội mạch, dưới hướng dẫn của siêu âm, nguồn năng lượng được luồn qua dây dẫn vào bên trong sẽ làm xơ lớp bên trong của tĩnh mạch, khiến lòng mạch co lại, làm teo toàn bộ tĩnh mạch giãn. Kỹ thuật này được sử dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới, đã điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Sau điều trị laser nội mạch, bệnh nhân cần tập luyện các bài tập nhẹ, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hoặc mang vớ áp lực tĩnh mạch. Người bệnh sử dụng thêm thuốc giúp tăng trương lực tĩnh mạch để tăng hiệu quả điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng
Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch - BVĐK Tâm Anh TP HCM

Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Nếu các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi.

1. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi mờ nhạt, khó phát hiện sớm và dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi:

  • Ban đêm hay bị chuột rút.
  • Có cảm giác tê, cứng, đau mỏi, nhức, nặng nề 2 chân, có thể mỏi sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
  • Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân, mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ.
  • Da bị khô, nóng, thay đổi màu sắc, lở loét.

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.

2. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi hay gặp ở phụ nữ và các biến chứng của nó

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, giới tính. Nhưng phụ nữ dễ gặp hơn vì:

  • Do thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát gây tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên chân.
  • Nguy cơ giãn tính mạch chi ở phụ nữ mang thai khá lớn. Khi có bầu, cổ tử cung mở rộng, các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim khiến giãn tĩnh mạch chi.

Khi mắc bệnh nếu được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng to.
  • Gây rối loạn các dưỡng chất cung cấp đến da làm da đổi màu, thâm đen, mỏng, dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, các tế bào lở loét, khó điều trị.
  • Cục thuyên tắc có thể đi về phổi làm thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong cho người bệnh.

Bệnh giãn tĩnh mạch chi biết phòng tránh đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh giãn tĩnh mạch chi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị, phòng tránh đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

  • Không nên thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát.
  • Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.
  • Tùy từng mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, làm bền thành mạch.
  • Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ qủa, các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,...
  • Masage là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân.
  • Tập các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh như đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân.
  • Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái .
  • Ngoài ra bạn có thể dùng các biện pháp dân gian như : bôi dầu oliu trộn cùng vitamin E; bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa để giảm đau tĩnh mạch; đắp lá nha đam, củ cà rốt và ít giấm táo trộn thành hỗn hợp… bôi lên vùng bị giãn tĩnh mạch rồi rửa sạch.
  • Kết hợp điều trị cắt đốt bằng laser hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm video được quan tâm:

Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng


Video liên quan

Chủ Đề