Vì sao không sử dụng phân hóa học nhiều

Phân bón hóa học đang được sử dụng rất rộng rãi.Thậm chí nó còn là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất trồng trọt. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, cho nên đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau:

Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: Phân Hoá học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật [VSV] trong đất mà các VSV này nhằm bảo vệ cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hóa học. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.

Bạn đang xem: Vì sao không nên bón phân hóa học quá nhiều

[Rau củ hữu cơ]

Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn sẽ có hấp lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác. Phân hóa học được bón vào đất năm này qua năm khác sẽ gây nên sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ và khi sử dụng liên tiếp, quá nhiều các phần tử phân hóa học đưa vào đất để mong đạt được sự phát triển mạnh và nhanh của cây trồng. Khi có quá nhiều phần tử bám quanh các hạt mùn làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.

Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Octagon Là Gì ? Nghĩa Của Từ Octagon Trong Tiếng Việt

Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.

Chính vì thế việc thay đổi tập quán trong sản xuất nông nghiệp thay đổi loại phân bón vô cơ đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.

[Dưa chuột được canh tác tự nhiên không hóa chất phân bón hóa học]

Phân bón hóa học đang được sử dụng rất rộng rãi.Thậm chí nó còn là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất trồng trọt. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp bị mất đi phần lớn lượng hữu cơ có vốn có của đất, cho nên đất sản xuất đã và đang ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau:

Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: Phân Hoá học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật [VSV] trong đất mà các VSV này nhằm bảo vệ cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hóa học. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.

[Rau củ hữu cơ]

Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn sẽ có hấp lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác. Phân hóa học được bón vào đất năm này qua năm khác sẽ gây nên sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ và khi sử dụng liên tiếp, quá nhiều các phần tử phân hóa học đưa vào đất để mong đạt được sự phát triển mạnh và nhanh của cây trồng. Khi có quá nhiều phần tử bám quanh các hạt mùn làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.

Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.

Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.

Chính vì thế việc thay đổi tập quán trong sản xuất nông nghiệp thay đổi loại phân bón vô cơ đang sử dụng qua các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.

16/10/2020 936

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều vì dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua

Hoàng Việt [Tổng hợp]

81. Vì sao không nên dùng nhiều phân hóa học?

Nông dân bón phân hóa học là để tăng thêm chất dinh dưỡng cho hoa màu, mong thu được nhiều nông sản. Nhưng lượng dùng phân hóa học phải thích hợp, dùng nhiều thì hiệu quả sẽ ngược lại. Bất kì loại phân hóa học nào cũng không thể được thực vật hấp thu và lợi dụng toàn bộ. Hiệu suất lợi dụng phân hóa học, phân đạm khoảng 30% - 60%, phân lân khoảng 3% - 25%, phân kali khoảng 30% - 60%. Nếu dùng quá mức thì một lượng lớn phân hóa học do không được cây hấp thụ mà trôi đi. Khi lượng phân hóa học này có chứa nitơ, phôtpho chảy vào sông ngòi hoặc ao hồ sẽ khiến cho nước giàu dinh dưỡng quá mức, dẫn đến thực vật thủy sinh như loài tảo tăng rất nhanh. Ngoài ra khi dùng một loại phân hóa học nào đó lâu dài sẽ khiến cho kết cấu đất bị phá hoại, làm cho chất dính của đất phân tán, axit hóa, đất bị cứng vón, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng nông sản. Lúc đó nông dân sẽ thấy rõ, dùng phân hóa học càng nhiều thì hiệu quả thu hoạch càng thấp.

Dùng phân hóa học quá mức còn dẫn đến trong thực phẩm, thức ăn gia súc và nước uống chứa chất độc tăng lên. Ví dụ axit nitơrơ [muối là nitric], độ độc hại của nó còn cao gấp 5 – 10 lần muối nitrat của axit nitric. Muối của axit nitơrơ cùng với amin hợp thành hợp chất có gốc N – nitric, đó là những chất rất mạnh để gây nên các khối u. Trên thế giới đã từng xảy ra sự kiện do thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có hàm lượng nitric quá cao mà gây ra ngộ độc cho trẻ em và gia súc. Trong phân hóa học còn chứa một số tạp chất khác, cũng gây nên ô nhiễm cho môi trường. Trong đó khoáng chất photpho chứa 1 ppm – 100 ppm cađimi [ppm là 1 phần triệu] và chứa 5 – 10 ppm chì.

Dùng phân hóa học quá mức còn gây nên hàm lượng hóa chất oxit nitơ trong không khí tăng cao. Vì sao như vậy? Nguyên do là trong phân đạm dùng để bón ruộng, có một lượng lớn nitơ trực tiếp từ đất bốc lên không khí. Ngoài ra một phần lớn khí nitơ dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ xâm nhập vào đất, dưới tác dụng của vi khuẩn chúng sẽ trở thành những chất rất khó tan, khó hấp thụ và hợp với nitơ ở trạng thái hoà tan trong nước chuyển hóa thành những hợp chất của nitơ và oxit nitơ bay vào không khí.

Vì vậy để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa kết cấu đất bị phá hoại, nên quản lí, khống chế dùng phân hóa học, không nên lạm dụng nhiều.

Từ khoá: Phân hóa học; Giàu dinh dưỡng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về khoa học môi trường
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Nguồn: tve-4u

Video liên quan

Chủ Đề