Vì sao miền trung nhiều bão

25/10/2020 13:31:37 GMT+7

Đâu là nguyên nhân khiến miền Trung của Việt Nam mỗi năm đều phải hứng chịu những trận bão lớn?

Chỉ trong vòng khoảng hơn 1 tháng qua, miền Trung đã hứng chịu 3 cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề. Trong khi người dân ở nhiều tỉnh miền Trung vẫn đang oằn mình với nước lũ thì 1-2 ngày tới, liên tiếp hai cơn bão số 8 và 9 lại tiếp tục đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Hai cơn bão nối đuôi nhau sắp đổ bộ vào miền Trung.

Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc miền Trung nước ta trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Đa phần các cơn bão lớn thường bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý. Theo đó, bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m.

Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Trên thực tế, bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Miền Trung là nơi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam, loại gió mang hơi ẩm nhiều nên thường gây mưa. Khi bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Chính vì vậy, hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung.

Đa số các tỉnh miền Trung khi bão đổ bộ vào thường gây ra tình trạng lũ lụt trên diện rộng. Nguyên do là bởi bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,...

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

TH [Nguoiduatin.vn]

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 [ở Bắc Bán Cầu] và tháng 12 đến tháng 3 năm sau [ở Nam Bán Cầu], bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao [ít nhất là từ 26oC trở lên], khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều [do đi qua biển Ấn Độ Dương], nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc... Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Theo thang xếp hạng Saffir-Simpson dành cho vùng Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương, khi bão ở mức trên 117km/giờ thì được phân chia theo năm cấp về sức gió. Theo đó, ở cấp 1 sức gió tối đa trong khoảng 118 - 153km/giờ, cấp 2 [154-177km/giờ], cấp 3 [178-209km/giờ], cấp 4 [210-249km/giờ], và cấp 5 [trên 250km/giờ] thì được gọi là “siêu bão” vì sức gió vượt quá 249km/giờ. Một qui định khác là khi áp suất đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

Kinh nghiệm ứng phó với cơn bão lớn

Theo dõi kịp thời dự báo thời tiết để có phương án chống bão chủ động

Trong trường hợp địa phương mình không nằm trong tâm bão, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, nơi bạn sống có thể vẫn chịu ảnh hưởng của bão như mưa to, gió mạnh. Chính vì thế, trong thời gian bão “lướt” qua, các bạn không nên ra khỏi nhà để tránh trường hợp cây đổ, dây điện hay các vật dụng khác rơi vào người.

Còn khi ở nhà, các bạn hãy chịu khó tắt hết các thiết bị điện, rút ăng ten ra khỏi tivi bởi sấm sét có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Những nhà nào ở khu vực hay bị ngập úng, hãy di dời các thiết bị điện tử ở tầng 1 lên khu vực cao hoặc tầng trên, đồng thời ngắt cầu dao ở dưới để tránh chập điện, chúng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bạn và người thân trong gia đình.

Còn nếu địa phương nằm trong tâm bão, bạn cùng gia đình cũng phải chuẩn bị khá nhiều. Dùng các miếng gỗ lớn để che chắn cửa kính, cửa sắt kéo [nhớ là chắn bên ngoài chứ chắn bên trong không có tác dụng]. Làm như vậy các cửa sẽ không bị phá hoại do gió bão. Với những nhà có mái tôn, mái ngói, hãy lấy bao cát nặng chừng 20kg chặn lên trên [để tránh bay mái nhà], mỗi bao cách nhau 0,5 mét. Hoặc chắc chắn hơn, dùng dây cáp choàng qua mái tôn và neo cọc sâu xuống đất [cứ 2 mét nên có 1 sợi cáp].

Khi đã gia cố nhà cửa chắc chắn, mỗi nhà nên tích trữ lương thực dùng đủ cho cả gia đình trong vòng 1 tháng nếu nằm trong khu vực lũ hay về. Mì gói là loại thực phẩm dễ tích trữ và để được lâu nhất mà không cần bảo quản trong hoàn cảnh này. Bên cạnh đó, hãy trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt. Chậu, xô, bồn nước lớn,… tất cả những gì đem đựng được hãy dùng để trữ nước sạch. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thuốc men vì sau bão nhiều vùng ngập nước rất dễ gây dịch bệnh.

Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2022

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT KON TUM

Đang cập nhật thông tin...

play_circle_filled THƯ VIỆN VIDEOS

monochrome_photos THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

LIÊN KẾT NHANH

  •  Lịch công tác
  •  Thời khóa biểu
  •  Kết quả học tập


Video liên quan

Chủ Đề