Vì sao mũi cắn da dị ung

Bạn thấy lạ khi mình bị muỗi đốt khắp người trong khi người ngay bên cạnh lại bình thản như không? Muỗi chẳng đủ khôn ngoan để yêu ghét con người nhưng có một số lý do sẽ khiến bạn dễ bị chúng tấn công hơn.

Nếu thường xuyên bị muỗi đốt thì bạn cũng chẳng phải người “cô đơn” bởi ước tính có khoảng 20% dân số bị thu hút bởi muỗi thường xuyên. Dưới đây là 7 lý do được các nhà khoa học đưa ra để giải thích vì sao lại có một số người bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác.

1. Bị muỗi đốt do trang phục

Muỗi thật ra cũng dùng mắt để định hướng đối tượng để đốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy thị giác ở muỗi rất nhạy, đặc biệt là vào cuối buổi trưa. Ngoài ra, phương thức đầu tiên để muỗi tìm đến người cũng chính bằng thị giác của chúng.

Nếu bạn mặc những màu đậm như đen, xanh dương đậm hay đỏ thì muỗi sẽ dễ dàng nhận diện nên bạn cũng dễ bị muỗi đốt hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn 13 cách điều trị vết muỗi đốt ngay tại nhà

2. Bị muỗi đốt do nhóm máu

Muỗi đực trưởng thành sống sót dựa vào mật hoa để lấy chất dinh dưỡng, nhưng muỗi cái lại cần protein trong máu người để sản xuất trứng. Vì vậy, sẽ có một số nhóm máu hay bị muỗi đốt và số còn lại thì không.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người hay bị muỗi đốt thường có nhóm máu O. Tỷ lệ này nhiều hơn gấp 2 lần so với những người có nhóm máu A. Trong khi đó, nhóm máu B thì nằm ở khoảng giữa về mức độ thu hút muỗi.

Ngoài ra, có khoảng 85% dân số có khả năng sản xuất ra một chất có tác dụng làm tín hiệu tiết lộ mình thuộc nhóm máu gì. Điều này cũng giúp lý giải tại sao nhóm này cũng bị thu hút bởi muỗi nhiều hơn.

3. Bị muỗi đốt do hơi thở

Muỗi có thể đánh hơi được khí CO2 [carbon dioxide] cách xa tới khoảng gần 500m. Do đó, chính hơi thở của bạn cũng sẽ trở thành nguồn thu hút muỗi. Đáng chú ý là những người to con thường thở ra mạnh hơn nên cũng dễ bị muỗi đốt nhiều hơn.

Bạn sẽ bài tiết CO2 thông qua mũi và miệng, thế nên muỗi thường bị thu hút nhiều đến khu vực xung quanh đầu. Khi ấy, bạn thường có cảm giác rằng muỗi bay lờn vờn xung quanh đầu mình.

Phụ nữ đang ở vào giai đoạn thai kỳ cũng dễ trở thành đối tượng bị muỗi đốt thường xuyên hơn những người khác. Một nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sốt xuất huyết cao hơn gấp 2 lần so với những phụ nữ bình thường.

Các nhà khoa học đưa ra giải thích rằng nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị muỗi đốt nhiều hơn chính là do sự gia tăng lượng CO2.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thở ra lượng CO2 nhiều hơn 21% bình thường và thân nhiệt cũng tăng lên đôi chút nên nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Không nên gãi khi muỗi đốt, vậy bạn nên làm gì?

5. Bị muỗi đốt do thân nhiệt

Ngoài khí CO2 thì muỗi cũng đánh hơi khá nhạy một số mùi khác như axit lactic, axit uric và nhiều hợp chất khác trong mồ hôi. Bên cạnh đó, muỗi đặc biệt rất thích những người có thân nhiệt cao.

Bạn sẽ dễ trở thành đối tượng của muỗi hơn sau khi tập thể dục do cơ thể sẽ tăng lượng axit lactic và thân nhiệt cũng tăng cao hơn.

Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến gene cũng ảnh hưởng đến sản lượng axit uric, khiến một số người sẽ bị muỗi chú ý nhiều hơn những người khác.

6. Bị muỗi đốt do vi khuẩn

Một vài nghiên cứu đã cho thấy loại da và lượng vi khuẩn trên da cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn bị thu hút bởi muỗi nhiều hơn. Da chính là nơi trú ngụ của vô vàn loại vi khuẩn và chính chúng cũng góp phần tạo ra một mùi hương đặc trưng ở mỗi người.

Trong một nghiên cứu, một nhóm nam giới đã được chia ra thành hai nhóm, một nhóm dễ bị thu hút bởi muỗi và nhóm còn lại thì không.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng được muỗi “ưa thích” hơn mang một số loại vi khuẩn nhất định trên da. Điều này cũng có thể giải thích nguyên do tại sao một số loài muỗi lại thường tấn công ở dưới chân, khu vực đặc biệt có rất nhiều vi khuẩn trú ngụ.

7. Bị muỗi đốt do uống bia

Một nghiên cứu đã cho thấy có nhiều muỗi xuất hiện hơn sau khi bạn uống bia. Nguyên nhân được đưa ra có thể là do sự gia tăng lượng ethanol làm tăng tiết mồ hôi và nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên.

Trạng thái cơ thể sau khi uống bia cũng khiến bạn dễ bị muỗi đốt hơn những người khác.

Muỗi chắc hẳn không phải là loài côn trùng thân thiện khi vừa khiến bạn bị ngứa ngáy khắp người lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da… Vì thế, hãy vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên và áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt để bảo vệ sức khỏe nhé!

Tuyết Trinh HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi bị muỗi cắn, tay chân trẻ thường sưng đỏ

Chào bạn!

Khi bị muỗi đốt, da có thể nổi mẩn đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng do muỗi đốt thông thường này không phải do vết cắn gây ra mà nguyên nhân đến từ sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm của cơ thể với protein trong nước bọt của muỗi. Với sự nhạy cảm vốn có, trẻ sẽ thấy khó chịu hơn người lớn và phản ứng lại bằng cách gãi nhiều làm cho làn da bị tổn thương gây trầy xước, rách da. Những vết trầy đó sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn, làm vết đốt sưng lên và có mủ.

Trẻ bị muỗi đốt, ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sần ngứa. Bé gãi khi bị ngứa sẽ tạo thành tổn thương sẽ gây ra bệnh chàm: Da tại vùng muỗi cắn có biểu hiện rát, viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, trẻ không được chữa trị, để gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các sẹo lồi và vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm. Nốt thâm đen sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cho làn da của trẻ sau này, bởi sẽ phải mất một thời gian dài để các vết này biến mất, thậm chí là vĩnh viễn không hết.

Về câu hỏi của bạn, tình trạng da bị sưng tấy khi bị muỗi cắn có liên quan đến dị ứng thức ăn không, theo tôi những trẻ có cơ địa dị ứng thì khi muỗi đốt hoặc bất kỳ con côn trùng nào đốt cũng dễ có phản ứng dị ứng như vậy. Và đã là cơ địa dị ứng thì nguy cơ dị ứng thức ăn cũng rất dễ xảy ra. Trẻ nhỏ thì cũng rất dễ dị ứng với những thực phẩm như thuỷ, hải sản, đậu phụ, lạc, trứng, đạm sữa bò... Trong trường hợp ăn những loại thực phẩm đó thì bạn nên xem xét, khi thấy con ăn những thực phẩm ấy mà có những biểu hiện như nổi mề đay, nôn trớ... thì phải chú ý theo dõi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy cách tốt nhất mà bạn nên áp dụng vẫn là giữ cho bé không bị muỗi đốt. Để có thể làm được điều này, bạn cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ môi trường ở, cho trẻ ngủ màn, mặc quần áo dài tay... Ngoài ra, giữ vệ sinh cơ thể, giữ da bé sạch sẽ cũng là việc cần thiết để chống muỗi.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai

Video liên quan

Chủ Đề