Vì sao nhà nước ra đời là một tất yếu của lịch sử

- Là người nhiều năm gắn bó với cơ quan phụ trách công tác nghiên cứu và xây dựng luật của Quốc hội, ông có thể giới thiệu những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam là gì? - Từ góc nhìn của người có nhiều thời gian làm luật, theo tôi, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau: Một là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, bảo đảm quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện. Hai là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Ba là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng, đề cao và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Cuộc đấu tranh hơn 70 năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá nhân, từng con người. Bốn là, quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Năm là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp. Sáu là, trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, tổ chức xây dựng Nhà nước pháp quyền.

- Thời gian qua, công tác xây dựng luật được quan tâm ra sao để góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý cho Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam?

- Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước [năm 1986] đến nay, Quốc hội đã quan tâm hoạt động lập hiến [ban hành Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013]. Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, đồng thời thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh năm 1991 [bổ sung, phát triển năm 2011]. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. Cùng với hoạt động lập hiến, Nhà nước đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo khung pháp lý cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đã từng bước được xác lập. Hệ thống pháp luật đã cơ bản được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, số lượng và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật [Chỉ tính riêng hoạt động lập pháp của Quốc hội, từ năm 1987 đến nay, Quốc hội đã ban hành hơn 300 đạo luật].

- Ông vừa nói về ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013. Vậy Hiến pháp năm 2013 có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy sự vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta?

- Trước khi có Hiến pháp năm 2013, ở Việt Nam, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nội dung “kiểm soát quyền lực”. Việc bổ sung, khẳng định nội dung “kiểm soát quyền lực” trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự phát triển về nhận thức trong việc thừa nhận nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền. Nội dung “kiểm soát quyền lực” được đưa vào Hiến pháp năm 2013 chính là sự bổ sung và hoàn thiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam, là cơ sở cho việc tiếp tục tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong giai đoạn tới.

-Thời gian qua, vẫn xảy ra tình trạng luật được ban hành nhưng vẫn còn bất cập, khó áp dụng. Để luật đi vào cuộc sống, ông nhìn nhận cần chú ý vào những khâu gì?

- Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, chủ thể có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPL] bao gồm: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH], Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Trong quá trình thực hiện giám sát, các chủ thể này đã tập trung vào xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của VBQPPL, tiến độ ban hành VBQPPL để chi tiết hóa và hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của các cơ quan của Quốc hội trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm thường xuyên và chưa có chế tài nghiêm khắc nên dẫn đến tình trạng các cơ quan hữu quan nợ đọng văn bản hướng dẫn quá nhiều. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng ban hành thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, đặc biệt là thông tư liên tịch, chưa có chuyển biến rõ rệt, tiến độ ban hành còn chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí có tình trạng ban hành văn bản trái với văn bản cấp trên. Sở dĩ hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH đối với VBQPPL chưa phát huy hiệu quả trên thực tế là do: Một là, một số quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội còn thiếu cụ thể hoặc chưa phù hợp. Hai là, do năng lực giám sát văn bản của các chủ thể giám sát bị hạn chế. Thực tế cho thấy, Quốc hội một năm chỉ họp hai kỳ, nếu không có các cơ quan chuyên môn thực hiện việc giám sát và báo cáo bằng văn bản thì Quốc hội không thể tự mình đặt lên bàn nghị sự việc giám sát văn bản và đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đầy đủ của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hữu quan. Như vậy, để luật phát huy hiệu lực trong cuộc sống, các cơ quan hữu quan cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế, bất cập trên.

- Nhà nước pháp quyền là sản phẩm và tinh hoa tri thức, trí tuệ của loài người. Để cho nhà nước pháp quyền vận hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ông, sẽ cần tập trung vào những điểm mấu chốt nào?

- Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước trong hơn 30 năm qua đã có những bước tiến nhất định. Các nghị quyết của Đảng đã từng bước làm rõ những phương hướng cơ bản về mối quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trên các lĩnh vực. Có một điều tôi muốn nhấn mạnh thêm ở đây là: Đảng lãnh đạo Nhà nước, không bao biện, làm thay công việc của Nhà nước nhưng Đảng phải nắm chắc công việc của Nhà nước để không bị động, lúng túng trong lãnh đạo Nhà nước. Đồng thời, Đảng phải luôn khắc phục nguy cơ tiềm ẩn của một đảng cầm quyền, như: xa dân, chủ quan, duy ý chí và quan liêu trong xây dựng chủ trương, đường lối; dễ áp đặt ý muốn chủ quan đối với các cơ quan nhà nước hoặc tự đặt Đảng lên trên Nhà nước và pháp luật. Cùng với quá trình tự đổi mới, tự chỉnh đốn, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, cần phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị. Trước mắt, cần tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để phân định và làm rõ mối quan hệ trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ” trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

HUY THẮNG [Thực hiện]

Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.

Những nội dung liên quan:

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Mục lục:

1. Tính tất yếu lịch sử

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trong lòng xã hội tư bản đã chứa đựng các yếu rố làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa: tiền đề về kinh tế, chính trị và xã hội.

a. Những tiền đề về kinh tế

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh tế. Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao, công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay nghề cao. Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về quan hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới – Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b. Tiền đề về xã hội

Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định đặc điểm của nhà nước. Với đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa đã quy định bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyên chính tư sản.

Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào con đường bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt, sự bất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động, phản dân chủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia sâu sắc.
Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũ công nhân lên đông đảo. Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả về chất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất công nghiệp tạo thành. Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên tiến trong xã hội và có vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnh đạo cách mạng vô sản, thủ tiêu nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.

c. Tiền đề tư tưởng – chính trị

Giai cấp công nhân có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách mạng, xây dựng nhà nước và xã hội của mình.

Trong cuộc đấu tranh này hạt nhân lãnh đạo thuộc về các đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng vô sản.

Ngoài những tiền đề về kinh tế – xã hội, tư tưởng, chính trị chung của cả thế giới, ở mỗi nước với đặc thù riêng của mình có những yếu tố ảnh hưởng đến cách mạng vô sản. Vì thế, ở những quốc gia khác nhau, cách mạng vô sản diễn ra ở những thời điểm khác nhau là không hoàn toàn giống nhau về hình thức. Cách mạng vô sản diễn ra nhanh hay chậm là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, đó là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và yếu tố thời đại, yếu tố dân tộc…

2. Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước vô sản

Những tiền đề về kinh tế, chính trị và tư tưởng mới là những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng vô sản. Nhưng cách mạng vô sản nổ ra như thế nào hay nói cách khác là giai cấp vô sản sẽ tiến hành cách mạng vô sản như thế nào để đưa cách mạng đến thành công lại là một vấn đề khác.

Về vấn đề này Lênin nhận định: “Vấn đề của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền”. Mục đích của giai cấp vô sản là sau khi làm cách mạng vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản thì thiết lập luôn nhà nước của mình, nhà nước của giai cấp vô sản.

Trên thực tế giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện dời bỏ địa vị thống trị của mình cùng với những đặc quyền, đặc lợi mà mình đang chiếm giữ, vì vậy giai cấp vô sản muốn lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chính quyền vô sản thì buộc phải thông qua con đường bạo lực cách mạng. Bạo lực cách mạng có thể là khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể là khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

Về bản chất, cách mạng vô sản phải khác hẳn với các cuộc cách mạng trước đó. Nếu các cuộc cách mạng trước làm hoàn thiện bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị là thiểu số trong xã hội thì cách mạng vô sản phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập bộ máy nhà nước mới của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội. Nhận thức về vấn đề này, Đảng ta ngay từ Hội nghị trung ương lần thứ VIII [năm 1941] đã xác định: ”Cách mạng Việt Nam muốn dành được thắng lợi thì nhất thiết phải vũ trang khởi nghĩa dành chính quyền và sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do quốc dân đại hội cử lên”.
Về vấn đề phá bỏ bộ máy nhà nước cũ sau khi giành chính quyền:

– Cần thiết phải thủ tiêu ngay bộ máy quân sự quan liêu bao gồm những công cụ bạo lực của nhà nước tư sản cũ như quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án, viện kiểm sát cùng với bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương và đồng thời ngăn cấm hoạt động của các tổ chức phản động khác là chỗ dựa cho chính quyền tư sản cũ.

– Xoá bỏ những chế định pháp luật không còn phù hợp, bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

– Cùng với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước tư sản phải chú ý phân biệt bộ máy hành chính quân sự – quan liêu với những tổ chức và cơ sở thực hiện chức năng xã hội như: ngân hàng, bưu điện, bệnh viện… và các chế định pháp luật xuất phát từ bản chất xã hội hoặc do nhượng bộ giai cấp vô sản như: quyền bình đẳng công dân trước pháp luật, chế định quyền bào chữa, chế định xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật của toà án.

– Song song với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước và pháp luật tư sản thì giai cấp vô sản phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và pháp luật của giai cấp mình để bảo vệ thành quả mà giai cấp mình vừa dành được. Trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống tị vừa bị lật đổ cùng những phần tử phản cách mạng khác.

Video liên quan

Chủ Đề