54 dân tộc việt nam sống ở đâu

Theo quan niệm của người Jrai, để linh hồn người đã mất đến với thế giới mới một cách nhẹ nhàng, thanh thản, gia đình phải làm lễ Pơ thi [lễ Bỏ mả] nhằm phá bỏ nhà mồ cũ, dựng lên nhà mồ mới đẹp hơn.

Kru Achar là danh xưng, cách gọi kính trọng mà đồng bào Khmer Nam Bộ dành cho những người có uy tín, những người có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội, được xem là “đầu tàu” cho những thiết chế về đạo đức, lối sống tại các phum sóc.

Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa [Dế Khừ Chà] là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Nghi thức đón chư thiên trong Tết cổ truyền Vào năm mới của đồng bào Khmer Nam Bộ tại chùa Dơi [Sóc Trăng].

Lễ Pok Tapah [tôn chức Phó Cả sư] là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.

Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội], đồng bào dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Hoàng Su Phì [Hà Giang] đã tái hiện nghi Lễ cúng Bàn Vương truyền thống của dân tộc mình.

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê-đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, lễ cúng cây nêu cầu an luôn được đồng bào Ê-đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện "Phiên chợ vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang", tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội], đồng bào dân tộc Dao đỏ đến từ huyện Hoàng Su Phì [Hà Giang] đã tái hiện lễ Nhảy lửa truyền thống của dân tộc mình.

Nghi lễ cúng Giọt nước là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Sáng 24/4, hàng trăm người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa [Gia Lai] tập trung về bến nước của làng để tiến hàng nghi lễ cúng Giọt nước. Đây là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.

Ngày 23/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức phục dựng lễ cưới của đồng bào K'Ho. Đây là hoạt động chính trong Chương trình kết nối - kích cầu phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương trên cả nước.

Múa sạp trong lễ hội “Xên bản, xên mường” của người Thái ở huyện Văn Chấn [Yên Bái]

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội], đồng bào dân tộc Lào đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện Nghi thức Mừng cơm mới [Kin Khảu Hó].

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội], đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà đặc sắc của dân tộc mình.

Trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội], đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tái hiện lại Lễ Bỏ mả [Pơ thi] truyền thống của dân tộc mình.

Ngày 12/4/2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam và trao quà cho đồng bào dân tộc Chăm, Khmer có hoàn cảnh khó khăn nhân tháng Ramadan và Tết Chol Chnam Thmay. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Sáng 11/4 [nhằm ngày 29/8 Hồi lịch], đồng bào Chăm ở Bình Thuận đã tập trung về tại nghĩa trang người Chăm [hay còn gọi là động đỏ] ở xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình [Bình Thuận] để thực hiện nghi thức tảo mộ ông bà, tổ tiên, mở đầu cho Tết Ramưwan cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi giáo [Bà Ni] sống ở Bình Thuận.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.

Video liên quan

Chủ Đề