Viện nghiên cứu Biển Đông - Học viện Ngoại giao

Biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Biển Đông. [Ảnh: Minh Quân]

Tham dự lễ kỷ niệm, về phía khách mời có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Buổi lễ cũng vinh dự có sự góp mặt của các bậc lão thành, các bác cố vấn và các cộng tác viên của Viện Biển Đông, đại diện một số Ban, Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước.

Về phía Bộ Ngoại giao, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự sự kiện. Lễ kỷ niệm cũng có sự góp mặt của đại diện các đơn vị, vụ, viện trong Bộ.

Các khách mời, lãnh đạo Bộ tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Biển Đông. [Ảnh: Huyền Nguyễn]

Khai mạc buổi lễ, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS. TS. Phạm Lan Dung khẳng định dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các thế hệ lãnh đạo Học viện Ngoại giao cùng đóng góp của toàn thể cán bộ, trong 10 năm qua, Viện Biển Đông đã đạt nhiều kết quả đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu tham mưu, đối ngoại kênh 1.5 – kênh 2, kết nối với các trung tâm nghiên cứu uy tín và các học giả hàng đầu hay tuyên truyền tích cực về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Những kết quả trên đã góp phần vào công cuộc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, đấu tranh với các yêu sách và hành vi sai trái, phù hợp tinh thần “giữ nước sớm, từ xa” của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc buổi lễ. [Ảnh: Minh Quân]

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã biểu dương tập thể cán bộ, nhân viên Viện Biển Đông đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tham mưu chính sách có chất lượng cho lãnh đạo các cấp; có nhiều bài viết sắc bén giúp trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn các vấn đề đan xen, nhiều chiều ở Biển Đông.

Đồng thời, Viện Biển Đông tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế và bước đầu tạo được thương hiệu; phát biểu, nêu rõ lập trường của Việt Nam về Biển Đông tại diễn đàn quốc tế. Viện cũng đã xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu có giá trị, không chỉ trong phục vụ công tác giảng dạy, mà còn trong triển khai đối ngoại.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đánh giá cao công tác nghiên cứu, tham mưu và phối hợp chặt chẽ giữa Viện và đơn vị trong Bộ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao đóng góp của Viện Biển Đông trong 10 năm qua. [Ảnh: Huyền Nguyễn]

Về kinh nghiệm và một số bài học trong định hướng phát triển Viện Biển Đông thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng có ba bài học lớn.

Đầu tiên, Bộ trưởng cho rằng cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận khoa học và thực tiễn, giữa kế thừa và phát triển, giữa kiên định và đổi mới sáng tạo. Cán bộ làm công tác nghiên cứu phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận khoa học, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng nhưng phải bám sát thực tiễn trong nước, quốc tế và đặc biệt là trên Biển Đông.

Ngoài ra, Viện Biển Đông cần xây dựng, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ban, Bộ, ngành, địa phương và đối tác trong nước; tranh thủ nguồn lực, tri thức, trí tuệ của các chuyên gia, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực.

Cuối cùng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh công tác đào tạo cán bộ, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi việc”, trong đó phải tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng hiệu quả chuyên gia nghiên cứu.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng Bằng khen cho Viện Biển Đông. [Ảnh: Minh Quân]

Phát biểu đáp từ, Quyền Viện trưởng Viện Biển Đông, PGS, TS. Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định tập thể cán bộ sẽ tiếp thu ý kiến, nỗ lực đưa Viện Biển Đông tiếp tục phát triển.

Cũng trong buổi lễ, để ghi nhận đóng góp của Viện Biển Đông, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trao Bằng khen cho Viện Biển Đông vì “đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2019-2021, góp phần vào việc xây dựng và phát triển ngành ngoại giao”.

Một số hình ảnh khác tại buổi lễ:

Lẵng hoa chúc mừng của một số đơn vị chúc mừng Viện Biển Đông. [Ảnh: Minh Quân]
Một số sách, tài liệu nghiên cứu được trưng bày tại lễ kỷ niệm. [Ảnh: Minh Quân]
Các khách mời, lãnh đạo Bộ nâng ly chúc mừng tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Biển Đông. [Ảnh: Minh Quân]

Ngày 12/7/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Trong 10 năm qua, Viện Biển Đông đã có nhiều nỗ lực xây dựng đội ngũ chuyên gia, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, góp phần củng cố các cơ sở khoa học, lịch sử, pháp lý, chính trị bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đóng góp tiếng nói để cộng đồng khu vực và quốc tế hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông.

Việt Nam tôn trọng và đề cao giá trị phổ quát của ‘Hiến pháp đại dương’ UNCLOS

Theo PGS, TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Quyền Viện trưởng Viện Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng giá trị phổ quát của UNCLOS đồng ...

Bế mạc Đối thoại Biển lần thứ 8: UNCLOS vẫn vẹn nguyên giá trị để giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trên biển

Chiều 29/6, Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á” ...

Hai học giả Nga thăm và làm việc tại Trung tâm CSSD

Ngày 14/11, GS. Vladimir M. Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga, và ..

Sáng 27/3 trong khuôn khổ lễ ra mắt Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao. Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã có buổi trao đổi, giải đáp những thắc mắc của các cơ quan báo chí xung quanh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan chia sẻ với báo chí về sự ra đời của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông [Ảnh: KS]

-Ông cho biết những kỳ vọng của Ban sáng lập khi ra đời Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông?

- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Trong thời gian qua, Biển Đông đã trở thành một vấn đề trung tâm của giới nghiên cứu không những ở Việt Nam mà còn trên trường quốc tế. Chính vì vậy, kỳ vọng của chúng tôi trong việc lập Quỹ chính là thúc đẩy tiến trình nghiên cứu này. Qua đó, chúng ta sẽ kết hợp được những nghiên cứu trong nước và các học giả trên thế giới từ đó làm sáng rõ thêm những vấn đề còn tranh cãi trên Biển Đông, góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn rằng sự ra đời của Quỹ sẽ góp phần nâng tầm quy mô cũng như chất lượng của các nghiên cứu trong nước, đồng thời cùng với những nghiên cứu trên thế giới, chúng ta sẽ xây dựng một ngân hàng dữ liệu về Biển Đông. Từ đó làm cho thế giới hiểu hơn về lập trường của Việt Nam cũng như hỗ trợ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Để những nghiên cứu của Việt Nam về Biển Đông có thể phát huy hiệu quả thì sắp tới Quỹ sẽ có những hoạt động cụ thể như thế nào để đưa các nghiên cứu vào thực tiễn?

- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Theo tôi, để các nghiên cứu đạt được hiệu quả, góp phần vào củng cố chứng cứ và đề ra những phương pháp giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thì vấn đề ở đây là làm sao kết nối được nghiên cứu với thực tiễn. Trong 2 năm qua, chúng ta đã có được một số nghiên cứu về Biển Đông có giá trị thực tiễn cao. Ví dụ như công trình "Vấn đề Biển Đông trong học đường" chúng tôi sẽ chuyển đến Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu để xem xét đưa vào chương trình học. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ xem xét và tận dụng những ý tưởng tốt trong số 13 nghiên cứu đạt giải trong năm 2013 để phối hợp cùng Viện nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao để phát huy tối đa hiệu quả mà các đề tài đem lại.

- Vậy trong tương lai, Quỹ có ý định thu hút nghiên cứu của các học giả nước ngoài hay không và nếu có thì chúng ta sẽ làm thế nào?

- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Cho đến thời điểm này, Học viện Ngoại giao nói chung và Viện Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện nói riêng cùng những cơ quan của Bộ Ngoại giao đã tranh thủ được rất nhiều tiếng nói của các chuyên gia nước ngoài. Và thực tế, nếu chúng ta không có những tiếng nói ấy thì tiếng vang trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc sẽ rất hạn chế. Trong thời gian qua, chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cũng như tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông nên chuyện chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của các học giả nước ngoài là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên, tôi cũng cần nhấn mạnh rằng, với vai trò của mình, Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông chỉ là đầu mối để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác đó, và tiếp tục phát triển những gì chúng ta đã có. Tuy nhiên Quỹ cũng sẽ phát huy tính chủ động tích cực của mình để tham mưu và đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền điều phối các hoạt động để việc nghiên cứu Biển Đông đem lại hiệu quả tốt hơn.

- Để thu hút được các nguồn lực cho Quỹ, Ban sáng lập đã có những dự định như thế nào?

- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Trong thời gian tới, Quỹ sẽ mở rộng các đối tượng tài trợ chứ không gói gọn trong các cơ quan Nhà nước. Quan trọng hơn, chúng tôi sẽ kêu gọi sự đồng lòng chung sức của toàn xã hội với những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tôi cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp liên quan đến biển sẽ thấy được lợi ích của họ trong vấn đề này và tăng cường ủng hộ chúng ta. Ngoài ra, các tỉnh, địa phương liên quan đến biển cũng rất nhiều và đây chính là nguồn hỗ trợ rất lớn cho hoạt động của Quỹ. Bên cạnh đó, các cá nhân quan tâm đến vấn đề biển đảo cũng là những đối tượng mà Quỹ hướng tới vì hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu đóng góp một phần của mình cho cuộc đấu tranh chung bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Trân trọng cảm ơn ông!

[Dangcongsan]
Nguồn: vietnam.vn

Video liên quan

Chủ Đề