Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng

(Dân trí) - Sinh viên hỏi về quan điểm của Phó Thủ tướng về vấn đề Chính phủ nên công nhận tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ 2. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời: "Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, không có tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ chính thức thứ 2, thứ 3".

Trong buổi đối thoại với sinh viên diễn ra ngày 11/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi nhiều vấn đề mà sinh viên quan tâm như chế độ chính sách hỗ trợ học phí, học bổng, vấn đề ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học...

Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng
Phó Thủ tướng: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, không có thứ tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai.

Một sinh viên ĐH Hàng hải hỏi: Có quan điểm cho rằng để sinh viên có thể hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa, Chính phủ nên công nhận Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ 2 tại Việt Nam, quan điểm của Phó Thủ tướng như thế nào về vấn đề này?

Phó Thủ tướng dẫn chứng Hiến pháp sửa đổi thông qua năm 2013, trong đó ở Điều 5 có quy định ngôn ngữ chính của nước Việt Nam là Tiếng Việt và các dân tộc có quyền dùng ngôn ngữ và chữ viết của mình.

Phó Thủ tướng nói rằng khi nói đến ngôn ngữ chính thức là thứ nhất hay thứ hai phải được quy định trong pháp luật của một đất nước. Ở Việt Nam chúng ta không có thứ tiếng nước ngoài nào là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng khuyên rằng tùy vào điều kiện từng gia đình, niềm đam mê các bạn trẻ nên chọn học ngoại ngữ phù hợp, biết thêm nhiều ngoại ngữ rất tốt, đặc biệt giỏi tiếng Anh rất tốt cho công việc và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Phó Thủ tướng nói: “Có ý kiến cho rằng tới đây nhờ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo thì vấn đề rào cản ngôn ngữ sẽ được máy móc giúp vượt qua thì cũng có phần đúng nhưng nếu mình biết ngoại ngữ thì vẫn tốt hơn”.

Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng
Sinh viên đối thoại cùng với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Sau phần hỏi của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt ra nhiều câu hỏi cụ thể đến các đại biểu. Phó Thủ tướng hỏi liên quan đến việc chọn trường, ngành nghề; nghiên cứu khoa học... Phó Thủ tướng hỏi: Bây giờ có bao nhiêu bạn chọn trường, chọn khoa do bản thân mình thích? Có bao nhiêu bạn chọn trường, chọn khoa đáp ứng yêu cầu của người thân đi trước có ảnh hưởng đến mình? Có bao nhiêu bạn chọn ngành trường, chọn khoa vì điểm thi của mình? Bao nhiêu phần trăm chọn trường đó thi để xin việc dễ hơn?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục hỏi các đại biểu liên quan đến việc đi làm thêm. Bao nhiêu các bạn trong quá trình đi học, thời gian làm thêm nhiều hơn thời gian ôn bài? Bao nhiêu trong số các bạn khi đi làm thêm công việc nặng nhọc và có liên quan tới kiến thức học ở trường?

Qua việc các đại biểu giơ tay trả lời, Phó Thủ tướng đề nghị Hội Sinh viên Việt Nam cần tập trung định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường cho các bạn sinh viên.

"Sinh viên đi làm thêm là bình thường, tôi cũng từng đi rửa bát. Tuy nhiên việc đi làm thêm cần cố gắng cân bằng và kết hợp với kiến thức học", Phó Thủ tướng nói.

Mai Châm

Tin liên quan

Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng

Nên hay không việc công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam?

Để thực sự đưa được tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai ở nước ta thì cần có sự quyết tâm chính trị rất lớn và sự đồng thuận cao vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam trước đòi hỏi của thời đại.

Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Ý tưởng tuyệt vời nhưng phải cẩn trọng

Đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là một ý tưởng tuyệt vời bởi tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính trong mọi tiến trình đàm phán quốc tế; nhưng cũng không thể phủ nhận nguy cơ đe dọa đến nền văn hoá lâu đời nếu Việt Nam coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

Để thống kê danh sách 25 ngôn ngữ được nói nhiều nhất thế giới, trang web tài chính InsiderMonkey tham khảo Ethnologue, xuất bản phẩm điện tử thống kê ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới do SIL International, một tổ chức phi lợi nhuận Cơ Đốc giáo có trụ sở tại Mỹ, công bố hàng năm.

Việt Nam có bao nhiêu thứ tiếng

Học sinh lớp 1 tại Bắc Giang trong giờ học Tiếng Việt hôm 19/1. Ảnh: Dương Tâm

Ethnologue là nơi cung cấp dữ liệu đáng tin cậy về ngôn ngữ trong hơn 15 năm, hơn 88% dân số thế giới nói mọi loại ngôn ngữ đều được đề cập trong Ethnologue 2000. InsiderMonkey đã sắp xếp danh sách 25 ngôn ngữ dựa theo tổng số người nói như tiếng bản ngữ, ngôn ngữ thứ nhất hoặc ngôn ngữ thứ hai.

Đứng đầu danh sách là tiếng Anh với 1,348 tỷ người nói, thứ hai là tiếng Hán phổ thông với 1,120 tỷ người nói. Tiếng Hindi và tiếng Tây Ban Nha xếp thứ ba và thứ tư với lần lượt hơn 540 triệu và hơn 600 triệu người nói. Tiếng Arab đứng thứ năm với hơn 270 triệu người nói.

Tiếng Hindi được sử dụng chủ yếu ở miền bắc Ấn Độ, quốc gia có tới 23 ngôn ngữ chính thức, và một số vùng thuộc Pakistan. Tiếng Tây Ban Nha chủ yếu được nói ở Nam và Trung Mỹ, Tây Ban Nha, và một số vùng thuộc Mỹ.

Tiếng Việt xếp thứ 21 với hơn 77 triệu người nói, chủ yếu sinh sống tại Việt Nam. Tiếng Hàn xếp thứ 20, với 88 triệu người nói khắp thế giới. Tiếng Nhật xếp thứ 13, với 126 triệu người nói. Đây là tiếng bản ngữ tại Nhật Bản, cũng là ngôn ngữ chính thức sử dụng ở đảo quốc Tây Thái Bình Dương Palau, cụ thể là bang Angaur.

Tiếng Indonesia xếp thứ 11, là ngôn ngữ chính thức ở Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP), theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

Tiếng Nga xếp thứ 8 với 258 triệu người nói ở nhiều quốc gia ngoài Nga như Ba Lan, Cộng hòa Czech. Tiếng Pháp xếp thứ 7 với 267 triệu người nói và là ngôn ngữ chính thức ở 29 quốc gia. 79,6 triệu người coi tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên, còn 187,4 triệu người coi đây là ngôn ngữ thứ hai. Tại Canada, tiếng Anh và tiếng Pháp đều được coi là ngôn ngữ chính thức.

Theo InsiderMonkey, dù tiếng Anh thông dụng nhất thế giới, nhưng nó không phải là ngôn ngữ duy nhất mà chúng ta cần biết. Càng biết nhiều ngôn ngữ, chúng ta càng có nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp, phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp chúng ta hình thành thế giới quan riêng nhờ tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau, cũng như tạo dựng mối hệ với toàn cầu.

Việt Nam dùng ngôn ngữ gì?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều.

Có tất cả bao nhiêu ngôn ngữ?

Nếu muốn chi tiết hơn, xem Distribution of languages on Earth. Theo Ethnologue, số lượng ngôn ngữ sống của con người trên thế giới là 7.139, phân bố ở 142 ngữ hệ khác nhau.

Việt Nam có bao nhiêu ngủ hè?

Bảng 1 cho biết ở Việt Nam có tất cả 5 nhóm dân tộc phân theo ngữ hệ là: Nam Á, Thái-Đại, Mông-Dao, Nam Đảo và Hán-Tạng. 5 ngữ hệ này lại chia ra thành 11 ngữ chi là Kinh, Việt-Mường, Môn-Khmer cực nam, Môn-Khmer Bahnar, Môn-Khmer Katu, Môn-Khmer cực bắc, Thái-Đại, Mông-Dao, Nam Đảo, Hán và Tạng-Miến.

Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?

Giới thiệu chung. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (Xem bảng 1).