Việt Nam đang ở giai đoạn nào của cách mạng công nghiệp

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ CMCN 4.0?

Tại Việt Nam, nền kinh tế số đã từng bước hình thành, phát triển nhanh và trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tuy vậy, quy mô Kinh tế số của Việt Nam vẫn còn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp hiện còn đang bị động.

CMCN lần thứ 4 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dự báo, việc tham gia CMCN lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Mức độ sẵn sàng của Việt Nam với CMCN 4.0

Theo ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam hiện được xây dựng khá đồng bộ. Vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước. Trong đó, vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp. Mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020.

Tại Việt Nam, nền kinh tế số đã từng bước được hình thành, phát triển nhanh và ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Việt Nam hiện xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế số. Công nghệ số cũng đã được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2019 [Industry 4.0 2019]. Ảnh: Trọng Đạt

Không chỉ vậy, xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet. Các mô hình kinh doanh mới này đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Năm 2018, chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 88/193 quốc gia trên thế giới. Trong đó, chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến tăng 15 bậc, lên thứ hạng 59/193 quốc gia so với năm 2016.

Nhận xét về mặt hạn chế của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng mức độ chủ động tham gia CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam hiện vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá, Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia về thể chế.

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Nguyễn Văn Bình, thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam chưa được hình thành đồng bộ. Việt Nam cũng chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0.

Kinh tế số của Việt Nam có quy mô còn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện còn bị động. Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện vẫn còn chậm, thiếu chủ động. Nước ta cũng chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho ứng dụng và phát triển các công nghệ nền tảng của cuộc CMCN lần thứ 4.

Việt Nam sẽ không đứng ngoài cuộc CMCN 4.0

Trước thực tế này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên cơ sở Nghị quyết này, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương sẽ cụ thể hóa thành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai cụ thể.

Chia sẻ tại Diễn đàn Công nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mặc dù Bộ Chính trị mới ban hành nghị quyết về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thế nhưng nhận thức cũng như hành động để tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng này đã bắt đầu từ trước đó.

Đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm xây dựng CMCN 4.0 với Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Điểm lại những kết quả tích cực mà Việt Nam đã đạt được trong vòng một năm qua. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam tăng 3 bậc, từ 45 lên 42. Chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm vừa qua tăng 15 bậc, lên thứ 59.

Thanh toán điện tử tại Việt Nam tăng 19,6% số lượng giao dịch, 26,6% giá trị. Đặc biệt, thanh toán qua di động tăng 104% số giao dịch và 155% giá trị. Chỉ số an toàn an ninh thông tin của Việt Nam tăng 50 bậc từ 100 lên 50.

Giáo dục phổ thông Việt Nam xếp thứ 38. Việt Nam có 2 trường đại học vào tốp 1000 trường đại học hàng đầu thế giới. Nhiều trường đại học quy mô lớn, do tư nhân đầu tư phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu tư nhân được thành lập. Nhiều địa phương đã có những bước tiến lớn trong xây dựng đô thị thông minh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau". Ảnh: Trọng Đạt

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đề cập đến yếu tố khó lường, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của con người cũng như cơ chế quản lý rủi ro để chủ động ứng phó với những mặt tiêu cực của CMCN 4.0.

“Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta không chỉ đưa các môn học liên quan nhiều đến khoa học, công nghệ mà phải bắt đầu từ những điểm căn bản nhất, thậm chí tưởng rằng không liên quan đến CMCN 4.0. Đó là giáo dục cho người dân ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Bản chất của cuộc CMCN 4.0 là không để ai bị bỏ lại phía sau.”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với nhau, giữa Chính phủ với doanh nghiệp, người dân, giữa trong nước với ngoài nước.

Nói về ý nghĩa của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. “Chúng ta không chỉ giải quyết những bài toán của riêng mình mà còn có trách nhiệm trước những vấn đề chung của thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Trọng Đạt

Mục lục

Điều kiện ra đờiSửa đổi

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.

Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm [dâu tằm tơ], ngà voi,... đã tăng vọt.

Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.[4]

Những phong trào tri thức tại Châu ÂuSửa đổi

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16Sửa đổi

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.[5]

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]

Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.[4]

Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lýSửa đổi

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]

Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản [thế kỷ 16–18]Sửa đổi

Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan [1566-1572], Cách mạng tư sản Anh [1640-1689], Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ [1775–1783], Cách mạng tư sản Pháp [1789–1799],...

Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Việt Nam đang ở trình độ của cuộc cách mạng công nghiệp nào?

PGS-TS Tạ Cao Minh Chủ nhật, ngày 30/07/2017 - 10:15
Gần đây, chúng ta nói nhiều đến cách mạng công nghiệp [CMCN] 4.0 như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước.

PGS-TS Tạ Cao Minh - Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tuy nhiên trong thực tế, phần lớn các ngành công nghiệp của nước ta còn ở vị trí của cuộc CMCN lần thứ nhất và lần thứ hai [CMCN 1.0, CMCN 2.0]. Cụ thể, việc xây dựng cơ sở hạ tầng [đường, cầu, cống, bến cảng, sân bay...] gần đây được tiến hành mạnh mẽ; đó chính là các công đoạn của thời kỳ CMCN 1.0 mà đặc trưng là cơ khí hóa, phát triển đường sắt nhờ sự ra đời động cơ hơi nước.

Đường sắt Việt Nam rất lạc hậu, tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp từ thời Pháp thuộc, thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ. Mặc dù sản xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo được nhiều chủng loại động cơ, chưa sản xuất được các máy công cụ vốn là động lực chính cho dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt - một đặc trưng của CMCN 2.0. Chúng ta chỉ chế tạo được động cơ không đồng bộ công suất nhỏ và vừa cho các ứng dụng đơn giản như bơm nước, quạt gió, băng tải... Hầu hết các dây chuyền công nghệ và dây chuyền lắp ráp hiện nay được nhập ngoại.

Do vậy, không thể nói rằng chúng ta đã làm xong CMCN 2.0, càng không thể nói chúng ta đã thực hiện CMCN 3.0, bởi việc tự động hóa toàn diện sản xuất - đặc trưng của giai đoạn này - còn xa vời với công nghiệp Việt Nam.

Dù vậy, một số ngành đã bắt kịp CMCN 3.0 như công nghệ thông tin, viễn thông và đã có một số yếu tố của CMCN 4.0 như in 3D [đã tạo ra một mảnh sọ nhân tạo để vá sọ cho bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016], trí tuệ nhân tạo [đã có một số sản phẩm].

May mắn thay, CMCN 4.0 diễn ra dựa trên các tiến bộ của công nghệ số, học máy, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo - những lĩnh vực cần nền tảng toán học ngành mà Việt Nam đào tạo khá tốt. Việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan sẽ cho phép chúng ta “thu hẹp khoảng cách số” trong nhiều ngành, có thể tạo ra sự đột phá.

Để làm chủ công nghệ số, cần đầu tư hiệu quả cho các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng chọn lọc, nghĩa là cần rất nhiều thay đổi ở các viện, trường, doanh nghiệp, và đương nhiên cả trong định hướng chiến lược của Nhà nước.

Theo Khoa học và Phát triển

//khoahocphattrien.vn/tin-tuc/viet-nam-dang-o-trinh-do-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-nao/2017072602125941p1c882.htm

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang “đứng” đâu?

Đăng Khoa Thứ bảy, ngày 15/04/2017 - 00:53
VietTimes – Cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau, quy mô, phạm vi và sự phức tạp của nó sẽ không giống với bất kỳ cuộc cách mạng nào mà con người đã trải nghiệm trước đó. Vậy, Việt Nam chúng ta đang đứng ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp này?

CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam

LTS: Gần đây cụm từ “Cách mạng công nghiệp thứ tư” hay từ viết tắt "CMCN 4.0" xuất hiện khá nhiều và trở thành cụm từ, thuật ngữ phổ biến. Tuy nhiên, thế nào là cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, nội dung và xu thế phát triển của cuộc cách mạng này là gì thì vẫn chưa rõ ràng và cùng với đó là nhiều vấn đề cần làm rõ để xác định hướng đi, cách thức tiếp cận hiệu quả nhất.

Hiện tại, cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc CMCN 4.0 và đây được xác định là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người. Theo đó, Việt Nam có thể đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển.

Trước cuộc CMCN 4.0 đang cận kề với nhiều cơ hội và thách thức, VietTimes xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về cuộc cách mạng này để sẵn sàng cho một cuộc thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi nền kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện.

Cáccuộc cách mạng công nghiệp [CMCN] đều làm thay đổi cuộc sống

Cuộc CMCN lần thứ nhất kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, đánh dấu bằng việc sử dụng nước và năng lượng từ hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Sau đó là sử dụng động cơ đốt trong, nhiên liệu than đá và xây dựng các tuyến đường sắt mở rộng giao thương.

Cuộc CMCN lần thứ hai bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20. Cuộc cách mạng này có đặc điểm nổi bật là sử dụng điện năng để phục vụ sản xuất công nghiệp. Đây là thời kỳ phát minh ra máy phát điện, đèn điện, động cơ điện.

Cuộc CMCN lần thứ ba bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ 20. Đây là thời kỳ mà con người đã phát minh ra máy tính để thực hiện các công việc về trí óc thay cho con người. Ở cuộc CMCN lần thứ hai, con người mới chỉ phát minh ra các loại máy móc thay thế lao động cơ bắp. Việc phát minh ra chất bán dẫn vào thập kỷ 60 đã giúp con người tạo ra máy tính cá nhân vào những năm 70 và 80, và mạng Internet vào thập kỷ 90.

Cuộc CMCN lần thứ ba đã giúp cho máy tính, phần cứng, phần mềm và mạng toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Nó làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, tạo tiền đề cho sự ra đời một cuộc CMCN mới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [CMCN 4.0] là gì?

Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 sẽ dựa trên ba lĩnh vực chính:

-Lĩnh vực Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn [Big Data], vạn vật kết nối Internet [IoT], trí tuệ nhân tạo [AI],

-Lĩnh vực Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

-Lĩnh vực Vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới [graphene, skyrmions…], công nghệ nano.

Theo quan điểm của Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thế giới đang ở giai đoạn đầu của CMCN 4.0 "đó là sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người chúng ta".

Có ba yếu tố cho thấy Cuộc CMCN 4.0 không phải là sự kéo dài của CMCN lần ba, đó là tốc độ, phạm vi và hệ thống. Tốc độ phát minh những công nghệ đột phá hiện nay chưa từng có trong lịch sử. Khi so sánh với các cuộc CMCN trước đó, cuộc cách mạng lần thứ tư đang phát triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Hàng tỷ người đang được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động, qua mạng xã hội. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng có với dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể cho phép con người dễ dàng truy cập vào kho kiến thức không giới hạn. Những khả năng này được nhân lên nhờ những công nghệ đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử.

Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp các công nghệ làm mờ đi đường ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh học.

Hiện tại, trí thông minh nhân tạo đang hiện diện xung quanh chúng ta, từ xe tự lái, máy bay không người lái đến trợ lý ảo, các phần mềm dịch thuật hoặc tư vấn tài chính. Trong những năm gần đây, loài người đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhờ vào sự gia tăng năng lực điện toán và khối lượng dữ liệu lưu trữ. Trong khi đó, công nghệ chế tạo kỹ thuật số đang tương tác với công nghệ sinh học trong cuộc sống hàng ngày. Các kỹ sư, các nhà thiết kế và các kiến trúc sư đang kết hợp các thiết kế trên máy tính với các loại vật liệu mới và các kỹ thuật sinh học tổng hợp để tạo ra các sản phẩm kết hợp của vi sinh vật với cơ thể con người, với sản phẩm con người tiêu thụ và thậm chí ngay cả căn nhà nơi chúng ta đang sống.

Thách thức và Cơ hội

Giống như các cuộc CMCN trước đó, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu. Cho đến nay, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này chính là người tiêu dùng. Họ đã được tiếp cận dễ dàng với thế giới kỹ thuật số. Công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc sống của mỗi cá nhân. Gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, nghe nhạc, xem phim, chơi game đều có thể thực hiện từ xa.

Trong tương lai, đổi mới về công nghệ cũng sẽ tạo ra một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất về lâu dài. Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần [logistic] và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm. Một thị trường mới sẽ được mở ra và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Tuy nhiên, như các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, cuộc CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là nó có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Nhưng mặt khác, việc thay thế người công nhân bằng máy móc có thể đem lại sự an toàn và tạo ra những năng suất và giá trị mới.

Tại thời điểm này chúng ta chưa lường trước được tình huống nào sẽ xuất hiện. Lịch sử phát triển cho chúng ta thấy kết quả có thể là sự kết hợp của cả hai yếu tố tích cực và tiêu cực, thách thức và cơ hội. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong tương lai tài năng sẽ thay thế cho vốn để trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất của sản xuất. Điều này sẽ khiến cho thị trường việc làm chia tách thành các phân khúc “kỹ năng thấp/giá rẻ” và “kỹ năng cao/lương cao”, từ đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng xã hội.

Bên cạnh sự mất cân bằng trong kinh tế, nhiều người cũng quan ngại về sự bất bình đẳng trong xã hội mà cuộc CMCN 4.0 sẽ đem lại. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này là các công ty công nghệ cao, vốn hóa lớn, cổ đông và các nhà đầu tư. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có lợi cho tầng lớp giàu có hơn là người nghèo, đặc biệt là lao động trình độ thấp.

Công nghệ là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của người lao động ở các nước phát triển không gia tăng, nếu không muốn nói là đang có xu hướng giảm đi. Nhu cầu về lao động có tay nghề rất cao đang tăng lên trong khi những người có trình độ học vấn và tay nghề kém hơn đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Thị trường việc làm có nhu cầu mạnh mẽ ở đầu cao và thấp, trong khi những người “thường thường bậc trung” sẽ bị loại thải dần.

Điều này giải thích tại sao có rất nhiều người lao động thất vọng và sợ hãi rằng thu nhập của họ sẽ tiếp tục trì trệ, khiến con cái họ có một tương lai không hề tươi sáng. Nó cũng giúp giải thích tại sao các tầng lớp trung lưu khắp thế giới đang ngày càng trải qua một cảm giác bất mãn, không hài lòng. Một nền kinh tế mà kẻ chiến thắng sẽ giành được tất cả trong khi người trung lưu chỉ được một phần nhỏ sẽ tạo ra một xã hội mất dân chủ và bất mãn.

Sự bất mãn cũng có thể được nhân lên bởi các thiết bị công nghệ số và các mạng truyền thông xã hội. Hơn 30% dân số toàn cầu hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kết nối, học hỏi và chia sẻ thông tin. Sự tương tác trên mạng xã hội sẽ giúp cho con người gắn kết và hiểu biết liên văn hóa. Tuy nhiên, truyền thông xã hội cũng có thể tuyên truyền những kỳ vọng phi thực tế về thành công của một cá nhân hay một nhóm người, đồng thời tạo cơ hội cho những ý thức hệ và tư tưởng cực đoan lan rộng.

Việt Nam đang đứng ở đâu trong cuộc CMCN 4.0?

Mặc dù Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với thu nhập bình quân đầu người chỉ là 2.200 USD [theo thống kê của Standard & Poor], nhưng Việt Nam cũng đã tham gia khá sâu rộng trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Theo Cục Viễn thông [Bộ Thông tin và Truyền thông], tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân số. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về thời gian sử dụng Internet với 5,2 giờ mỗi ngày, đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội [thống kê của wearesocial.net].

Hiện tại, 55% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại di động. Với một chiếc điện thoại được kết nối Internet, chúng ta có thể được cập nhật các tin tức thời sự xã hội tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng ta cũng thể đặt vé máy bay, gọi taxi giá rẻ hay lên mạng xã hội tán gẫu với bạn bè. Việt Nam đang được tận hưởng những công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực truyền thông di động. Đây cũng là cơ sở bước đầu để Việt Nam tham gia vào cuộc CMCN 4.0.

Có 2 lĩnh vực được nhắc đến trong CMCN 4.0 thuộc về y học là cấy ghép và in 3D thì Việt Nam đã có được những thành tựu nhất định. In 3D còn được gọi là công nghệ “chế tạo cộng”. Nó khác với công nghệ sản xuất vật liệu thông thường ở chỗ không phải gọt giũa phôi [chế tạo trừ] để tạo ra sản phẩm hoàn thiện, ngược lại nó được chế tạo theo từng lớp, bổ sung dần dần cho đến khi khi sản phẩm hoàn thiện. Công nghệ in 3D đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2003, tuy nhiên do giá thành thiết bị khá đắt đỏ nên chưa ứng dụng được nhiều.

Hiện nay, in 3D đã được ứng dụng tại Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, mỹ thuật, y học đến kiến trúc, xây dựng. Thành tựu nổi bật nhất là vào năm 2016, các bác sỹ của bệnh viện chợ Rẫy đã in một mảnh sọ nhân tạo bằng methyl methacrylate để vá sọ cho bệnh nhân L.N.T 17 tuổi. Bệnh nhân này bị chấn thương sọ não với một lỗ thủng trên hộp sọ rộng gần 140 mm. Sau khi được phẫu thuật ghép mảnh sọ nhân tạo, bệnh nhân đã hồi phục.

Việt Nam cũng đã có những tiến bộ trong việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư. Các bác sỹ đã làm khá thành tạo các ca phẫu thuật ghép thận, ghép tạng. Về mặt kỹ thuật, người Việt Nam có khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến rất nhanh.

Trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo [AI], một trong những đặc trưng chủ yếu của CMCN 4.0, chúng ta cũng đã có những sản phẩm AI “Made in Vietnam”, chẳng hạn như “Hệ thống Săn dữ liệu mạng xã hội” của Lê Công Thành và các cộng sự thuộc Topica AI Labs. Hệ thống AI này được các ngân hàng, Tổng cục Du lịch và nhiều doanh nghiệp sử dụng để định vị thương hiệu. Anh Thành cho biết để có được kết quả thống kê, hệ thống AI hàng ngày phải phân tích vài tỷ câu văn – đây là một khối lượng hoàn toàn quá sức với con người, mà chỉ có trí thông minh nhân tạo mới có thể đảm đương được.

Một dự án AI khá thú vị khác là của tiến sỹ Nguyễn Tuấn Đức cùng các cộng sự tại Alt Việt Nam. Tiến sỹ Đức cho biết nhóm của ông đang phát triển một chatbot thay thế con người làm một số công việc như trả lời điện thoại, email, đặt lịch làm việc. Chatbot này được sử dụng cho các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt, nhóm của tiến sỹ Đức đang có ý định xây dựng “hiện thân ảo” của những người đã mất. “Hiện thân ảo” sẽ hiện diện hàng ngày, trò chuyện với người thân để họ nguôi ngoai nỗi đau mất mát. Để nhân vật ảo này giống người thực, các nhà lập trình sẽ phải thu thập một khối lượng lớn dữ liệu của họ trên mạng xã hội, thư điện tử hoặc các hình ảnh do người thân cung cấp.

Công ty Alt Nhật Bản, công ty mẹ của Alt Việt Nam cũng đang có ý định xây dựng một trung tâm nghiên cứu AI lớn nhất châu Á đặt tại Hà Nội. Đây sẽ là tiền đề để Việt Nam phát triển ngành khoa học tiên tiến, đón đầu xu thế chuyển mình của nền khoa học công nghệ thế giới.

Tạm kết

Thế giới đang chuyển mình để hòa vào dòng chảy của cuộc CMCN 4.0. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế ấy. Để tận dụng được những lợi thế đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghệ mới, chúng ta cần phải nhận thức rõ các đặc điểm của cuộc cách mạng công nghệ đó, từ đó tìm ra các biện pháp và xây dựng các chính sách phát triển thích hợp.

Cũng tại buổi họp này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: "Trong cuộc CMCN 4.0, cơ hội đem đến cho chúng ta rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ”.

Ngay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ lưu ý các Bộ, ngành cần tăng cường nhận thức về CMCN 4.0. "Toàn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của CMCN 4.0; tránh tình trạng chỗ nào cũng nói CMCN 4.0 nhưng hỏi làm gì cho bản thân bộ mình, ngành mình thì không ai biết rõ ràng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, chỉ khi có nhận thức đúng đắn về bản chất của CMCN 4.0, thì mới có cách ứng xử, có định hướng, tư duy phát triển phù hợp. “Cần phải nói cho mọi người biết rằng CMCN 4.0 không phải là việc của riêng Chính phủ, của các viện nghiên cứu mà đây là việc của toàn xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa, lao động, giáo dục, quốc phòng an ninh”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các viện nghiên cứu, trước hết là hai Viện Hàn lâm [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam], các chuyên gia, nhà khoa học, mọi doanh nghiệp và người dân cùng chung tay tận dụng cơ hội của CMCN 4.0 để đổi mới sáng tạo, có nhiều tư duy mới, sáng tạo mới để đưa đất nước có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề