Virus hpv sống được bao lâu ngoài môi trường

HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120 loại, virus HPV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau và nhanh chóng từ người sang người. Vậy, virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí để có thể lây nhiễm? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí để có thể lây nhiễm nhanh chóng?

Virus HPV [hay còn gọi là Human papillomavirus] là một chủng virus có thể gây u nhú, mụn rộp ở bộ phận sinh dục và vùng niêm mạc da mỏng khác. Đây là loại virus có thể lây nhiễm qua đường tình dục và thường xuất hiện ở những đối tượng đã quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết có chứa virus, mẹ truyền sang con.

Tính đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện có đến 120 chủng vi khuẩn HPV, trong đó có 40 chủng có thể tác động đến sức khỏe người và 15 chủng có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

Trong số các chủng virus HPV, có một số ít vi khuẩn gây mụn cóc, mụn dưới lòng bàn chân. Các chủng còn lại là tác nhân chính của các bệnh lý sau đây:

  • Ung thư cơ quan sinh sản: Đa số trường hợp ung thư do virus HPV gây ra là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, virus HPV có thể gây ung thư âm hộ, âm đạo hay hậu môn.
  • Bệnh ở miệng: Nếu virus HPV phát triển ở miệng, chúng có thể gây viêm amidan, ung thư hầu họng, ung amidan…
  • Bệnh sùi mào gà, u nhú: Đây là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc phải.

Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, virus HPV còn có tốc độ lây lan cao và khó kiểm soát.

Tương tự như nhiều chủng virus khác, virus HPV không thể tự tồn tại mà buộc phải ký sinh vào vật chủ để có thể duy trì sự sống. Cơ thể con người là môi trường thuận lợi nhất để phát triển. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng được nuôi dưỡng ở tầng ngoài của da với nền nhiệt dao động từ 30 – 40 độ C. Trong điều kiện này, virus phát triển và tăng sinh rất nhanh.

Khi ra môi trường bên ngoài, thời gian sống của virus bị rút ngắn đi nhiều. Tùy theo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp mà virus sùi mào gà có thể tồn tại ở khoảng thời gian không giống nhau nhưng nhìn chung, thời gian tồn tại ngoài không khí thường rất ngắn nên virus HPV không đủ khả năng để lây nhiễm cho người khác. 

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện ung thư Quốc gia Anh thì virus HPV tuýp 16 vẫn có khả năng lây nhiễm đến 30% ở nhiệt độ phòng. Một nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Canada cũng cho biết, virus HPV vẫn có thể tồn tại và lây nhiễm cho người khi lưu lại trên kẹp sinh thiết với tỉ lệ 37% và 50% ở găng tay phẫu thuật. Ngoài ra, virus sùi mào gà được tìm thấy trong máy rung ngay sau khi nữ giới bị bệnh sùi mào gà có tỉ lệ sống lên đến 24 giờ.

Khoảng 30  – 40 độ là môi trường lý tưởng để virus sùi mào gà phát triển và gây bệnh. Đây là nhiệt độ ngoài tầng da. Nhờ vậy mà virus HPV có thể dễ dàng tấn công và xâm nhập cơ thể. Nếu ra khỏi môi trường này, virus sùi mào gà sẽ chết nhanh chóng trong môi trường có nhiệt độ quá 60 độ C hoặc môi trường chứa các hóa chất như xà phòng, rượu, cồn.

Để tránh bị lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm do virus HPV mang lại, có thể tiến hành phòng loại virus này bằng những biện pháp sau đây:

Tiêm phòng

Biện pháp được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus HPV. Tại Việt Nam, vắc xin tiêm phòng được chỉ định cho nữ giới trong độ tuổi từ 9  – 26. Phác đồ tiêm ngừa cho các bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14 là 2 mũi, mỗi mũi tiêm các nhau từ 6 – 12 tháng. Nữ giới trong độ tuổi từ 15 –  26 được khuyến cáo tiêm 3 theo phác đồ 3 mũi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tiêm đủ mũi HPV khi chưa quan hệ tình dục có thể giảm đến 99% nguy cơ mắc phải một bệnh liên quan đến chủng virus này. Nữ giới đã quan hệ đã nhiễm một hoặc một số loại virus HPV vẫn có thể tiêm để phòng các chủng HPV khác.

Quan hệ tình dục an toàn

Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng, chung thủy với bạn tình, quan hệ tình dục an toàn, đúng cách có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị HPV. 

Khi quan hệ, nên dùng bao cao sụ để phòng tránh bệnh lây nhiễm đường tình dục. Mặc dù không thể phòng bệnh sùi mào gà tuyệt đối nhưng cách làm trên cũng hạn đến được tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Nữ giới từ 21 – 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phòng ngừa hoặc phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Tóm lại, virus HPV tồn tại lâu dài trong cơ thể con người, có thể lây nhiễm qua đường quan hệ, mẹ sang con hoặc tiếp xúc với dịch tiết chứa virus. Tuy nhiên, khi ra ngoài không khí, virus HPV mất khả năng gây bệnh và dễ bị chết nhanh chóng. Để phòng tránh lây nhiễm chủng virus trên, mỗi người cần xây dựng đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, nữ giới nên tiêm phòng sớm và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện bất thường và có biện pháp ứng phó sớm.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Virus sùi mào gà sống bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Có lẽ ai cũng biết virus gây bệnh sùi mào gà là nguyên nhân ra những căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, hầu họng, mụn sinh dục, sùi mào gà... Vậy chúng tồn tại được bao lâu và cách ức chế sự phát triển của chúng như thế nào? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé

Virus sùi mào gà là gì ?

Virus sùi mào gà hay còn được biết là virus HPV có khả năng lây qua quan hệ tình dục bằng miệng hay qua đường hậu môn và qua những tiếp xúc thông thường.

Ở những đối tượng quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều đối tác bạn tình thì có khả năng lây nhiễm rất cao phải loại virus này. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác khi bị virus sùi mào gà xâm nhập.

Trên thế giới HPV có khoảng hơn 100 chủng và hầu hết chúng đều không gây hại đến sức khỏe con người. Thực tế, hầu như ai cũng có thể bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời nhưng thường tự khỏi hoặc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Virus HPV thường tồn tại trên các tế bào niêm mạc, bán niêm mạc, cơ quan sinh dục nam nữ, mắt, miệng, hậu môn... có kích thước rất nhỏ thậm chí nhỏ hơn rất nhiều lần so với tế bào biểu mô của con người.

Có khoảng hơn 40 chủng virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục, hậu môn. Trong số đó virus HPV type 16 và type 18  là nguyên nhân chính gây tổn thương tiền ung thư tử cung, ung thư hậu môn và các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục.

Virus sùi mào gà sống bao lâu?

Thời gian tồn tại của virus sùi mào khi ở ngoài môi trường và khi ở trong cơ thể con người là bao lâu không phải là điều ai cũng biết. Virus sùi mào gà sống bao lâu? Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy virus sùi mào gà thông thường sống ở bên ngoài môi trường tự nhiên là không quá 24h, thế nhưng cũng có lúc chúng rất cứng đầu và có thể tồn tại rất lâu ở ngoài môi trường tự nhiên có thể lên tới 7 ngày đặc biệt là với chủng type 16. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng môi trường cụ thể mà thời gian sống của loại virus này cũng thay đổi khác nhau.

Virus khi tiếp xúc với cơ thể con người qua vết thương hở hoặc sử chung vật dụng cá nhân [quần áo, chăn màn, bàn chải đánh răng, khăn tắm…] do niêm mạc da bị trầy xước, nó có thể tấn công, xâm nhập và sau thời gian ủ bệnh sẽ bùng phát.

Virus sùi mào gà sống được bao lâu ở ngoài môi trường không khí?

Điều kiện để sống lý tưởng cho virus sùi mào gà là cơ thể con người, bởi sẽ giúp chúng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, đây được coi là môi trường bất tử đối với loại virus nguy hiểm này.

Tuy nhiên đối với môi trường không khí lại khiến virus HPV không thể tồn tại lâu được vì chúng là loài sống ký sinh. Để tồn tại chúng bắt buộc phải có vật chủ để kí sinh và lấy chất dinh dưỡng. Theo đó, nếu không có vật chủ nuôi dưỡng, ở môi trường không khí, virus sùi mào gà sống rất ngắn.

Virus sùi mào gà tồn tại bao lâu ở ngoài cơ thể?

Khi ra khỏi cơ thể con người, virus HPV không thể sống quá lâu. Tùy vào điều kiện độ ẩm, nhiệt độ cụ thể mà thời gian virus sùi mào gà tồn tại bao lâu sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện được tiếp xúc với cơ thể con người chúng có thể tấn công và bùng phát nhanh chóng sau một khoảng thời gian ủ bệnh. Lúc này virus có thể tồn tại khoảng 1 ngày thậm chí một tuần.

Chính vì có nhiều người không nắm rõ virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu nên dễ chủ quan, coi thường. Điều đó có thể khiến con người dễ dàng bị nhiễm bệnh từ lúc nào mà không biết.

Trong môi trường bệnh viện virus tồn tại được bao lâu?

Những nghiên cứu thực tế đã cho thấy rằng, tại các bệnh viện, virus có thể lưu lại trên các cặp sinh tiết và lây lan bệnh cho con người với tỉ lệ lên tới 37%. Trường hợp trên găng tay phẫu thuật thì virus sùi mào gà lưu lại lên tới 50%. Tuy nhiên, nếu bị đưa vào những môi trường có nhiều hóa chất như xà phòng, rượu, cồn, chất diệt khuẩn...chúng sẽ chết ngay lập tức.

Rất khó để biết chính xác thời gian virus sùi mào gà sống bao lâu sau khi ra môi trường tự nhiên? Thực tế, không có môi trường nào là an toàn tuyệt đối trước khi  virus HPV gây bệnh sùi mào gà cho con người. Chúng hoàn toàn có thể sống lại để phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyên tất cả mọi người hãy thật cẩn thận khi tiếp xúc trực tiếp với những đối tượng bị bệnh, hay các vật dụng cá nhân của người bệnh. Đặc biệt, mọi người nên có thói quen sinh hoạt tình dục an toàn để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Virus sùi mào gà không thể sống trong môi trường nào?

Lý do virus sùi mào gà dễ lây nhiễm qua những tiếp xúc thông thường là chúng dễ phát triển trong điều kiện ở gần tầng ngoài của da và trong nhiệt độ khoảng từ 30 - 40 độ C. Khi ra khỏi cơ thể vật chủ, virus HPV sẽ chết nếu nhiệt độ bên ngoài quá 60 độ C. Chính vì vậy với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam sẽ không thể, tiêu diệt loại virus này. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, virus HPV sẽ tạm ngưng hoạt động, ẩn mình lại và bùng phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.

Cách diệt vi rút sùi mào gà có thể sử dụng các loại thuốc diệt virus HPV hoặc các thực phẩm tiêu diệt virus, bên cạnh đó các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh lý này

Làm gì để phòng tránh virus sùi mào gà

Người bị sùi mào gà sống được bao lâu? Bệnh sùi mào gà sống được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào việc người đó phát hiện bệnh và điều trị trong thời gian nào, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường. Hiện nay tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh và giảm những nguy cơ do virus sùi mào gà gây ra. Tất cả nam giới từ 9 - 21 tuổi và nữ giới từ 9 - 26 tuổi đều nên tiêm vắc xin HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa virus HPV bằng những cách sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, cách làm này vẫn hạn chế do virus HPV có thể lây nhiễm ở vùng da mà bao cao su không che được.
  • Quan hệ tình dục an toàn thủy chung, hạn chế tối đa số lượng bạn tình.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tiến hành sàng lọc phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, đủ chất.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.

Tuy vắc xin có tác dụng phòng tránh nguy cơ nhiễm virus HPV, nhưng không phải là phương thuốc chữa cho những người đã mắc bệnh. Do vậy, ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo lứa tuổi và tiền sử sức khỏe.

Hiện nay phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã và đang triển khai hiệu quả gói tầm soát ung thư phụ khoa giúp khách hàng được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe và phòng ngừa phát hiện bệnh kịp thời.

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc nắm được thông tin liên quan đến virus sùi mào gà sống bao lâu? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp từ chuyên gia, vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999.

Video liên quan

Chủ Đề