Vùng Bắc Trung Bộ có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết hiện Vùng Bắc Trung Bộ gồm mấy tỉnh? Có đặc điểm gì?

Vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ

Giới hạn lãnh thổ từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã Lãnh thổ hẹp ngang.

Vị trí địa lý của vùng:

+ Phía Bắc giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Đông giáp biển Phía Tây giáp công hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bắc Trung Bộ là vùng nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung  Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt [quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất ] có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 .Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông .

Với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

Bản đồ khu vực

  • Phía bắc của Bắc Trung Bộ giáp miền núi trung du Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
  • Phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Phía đông giáp biển Đông Phía tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt [Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất] với nhiều ngã tư đông tây từ bến cảng.

Vùng Bắc Trung bộ gồm mấy tỉnh thành?

Bắc Trung Bộ hiện là địa bàn cư trú của 25 dân tộc anh em ba gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

1. Thanh Hóa

Thanh hóa được biết đến là vùng đất cằn cỗi có dân số đứng thứ 3 cả nước [3.664.900 người – 2019 ] và diện tích 11.120,6 km2 đứng thứ 5 sau Đắk Lắk 13.125,4 km2, thềm lục địa rộng 18.000 km2, quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước. Đồng thời cũng là tỉnh thành có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.

Thanh Hóa về đêm.

Theo số liệu đo đạc hiện nay Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.

  • Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
  • Phía nam giáp tỉnh Nghệ An
  • Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn [ Lào] với đường biên giới 192 km
  • Phía đông Thanh Hóa giáp Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km .

Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa:

  • Điểm cực bắc tại: xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
  • Điểm cực đông tại: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
  • Điểm cực tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
  • Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

2. Nghệ An

Nghệ An vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra bao anh hùng của đất nước trong đó có vị anh hùng thời đại Hồ Chí Minh. Nghệ An là trung tâm của Bắc Trung Bộ với diện tích 16.493,7 km2 lớn nhất cả nước, đường biên giới dài 419 km trên bộ, dân số 3.327.791 người [2019] xếp thứ 4 cả nước. Tỉnh Nghệ An có khoảng cách thu nhập không đồng đều làm phân hóa tầng lớp giàu nghèo trở nên rõ rệt.

Nghệ An mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông đường bờ biển dài 82 km
  • Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
  • Phía tây nam giáp tỉnh Bolikhamxay, Lào
  • Phía tây bắc giáp tỉnh Huaphanh, Lào
  • Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
  • Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Các điểm cực của tỉnh Nghệ An:

  • Điểm cực bắc: xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.
  • Điểm cực đông: xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai.
  • Điểm cực tây: xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn.
  • Điểm cực nam: xã Nam Kim, huyện Nam Đàn.

3. Hà Tĩnh

Hà Tĩnh vùng đất của cảnh sắc con người và những câu hát đong đầy tình cảm có diện tích 5.990,7 km2 đứng thứ 20 cả nước, dân số 1.288.866 người [2019], có đường biên giới dài hơn 2.300km có 6 chợ biên giới đang hoạt động.

Thành phố Hà Tĩnh từ trên cao

Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 345km về phía nam. Có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An.
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Bình.
  • Phía tây giáp hai tỉnh Bolikhamxay và Khammouan Lào.
  • Phía Đông giáp Biển Đông có 137 km đường bờ biển

Các điểm cực của tỉnh Hà Tĩnh:

  • Điểm cực bắc: xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân.
  • Điểm cực đông: thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh.
  • Điểm cực tây: xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn.
  • Điểm cực nam: xã Kỳ Lạc, thị xã Kỳ Anh.

4. Quảng Bình

Quảng Bình nơi được thiên nhiên ưu ái cho rất nhiều cảnh đẹp hùng vì, nhắc tới nơi đây không thể không nhắc tới “Đông Dương đệ nhất động” Động Phong Nha. Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065 km2, dân số năm 2019 là 895.430 người, chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây.

Quảng Bình hùng vĩ giữa trời xanh

Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Trị
  • Phía tây giáp tỉnh Khammouan, tỉnh Savannakhet, Lào
  • Phía đông giáp Biển Đông đường bờ biển dài 116,04km

Các điểm cực của tỉnh Quảng Bình:

  • Điểm cực bắc: khu vực rừng phòng hộ Hương Hóa, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa.
  • Điểm cực đông: thôn Tây Thôn, xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy.
  • Điểm cực tây: xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.
  • Điểm cực nam: xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy.

5. Quảng Trị

Tự hào hai tiếng Quảng Trị anh hùng. Quảng Trị có diện tích 4.737,44 km2 chiếm 1,43% diện tích cả nước, dân số là 638.627 người [2020]. Là tỉnh có vị trí vô cùng trọng yếu của cả nước, có đường biên giới chung với Lào dài 179,345 km.

Quảng Trị đứng vững sau đau thương

Quảng Trị cách thủ đô Hà Nội 593 km về phía Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình.
  • Phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Phía tây giáp 2 tỉnh Savannakhet và Salavan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
  • Phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài 75 km

Các điểm cực của tỉnh Quảng Trị:

  • Điểm cực bắc: thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.
  • Điểm cực nam: bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.
  • Điểm cực đông: thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng.
  • Điểm cực tây: đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

6. Thừa Thiên – Huế

Về với xứ huế mộng mơ, nơi gìn giữ vẹn nguyên nét đẹp cung đình xưa. Thừa Thiên – Huế có diện tích 4.902,4 km², dân số 1.133.700 người [2020], có đường biên giới đất liền chung với Lào dài hơn 89km.

Thừa Thiên – Huế mang đậm hơi thở của thời đại

Vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị và Biển Đông.
  • Phía đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài 120 km
  • Phía tây giáp tỉnh Quảng Trị và tỉnh Salavan Lào.
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và giáp tỉnh Sekong Lào.

Các điểm cực của tỉnh Thừa Thiên Huế:

  • Điểm cực bắc: thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
  • Điểm cực nam: xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
  • Điểm cực tây: bản Parle, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
  • Điểm cực Đông: bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Trên đây, Kế toán Minh Châu đã giải đáp câu hỏi: “Vùng bắc trung bộ gồm mấy tỉnh thành?” và toàn bộ thông tin về các tỉnh thành thuộc vùng bắc trung bộ. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với công ty Kế toán Minh Châu để được tư vấn chi tiết từ A-z qua hotline: 0937967242 – 0937.603.786 ngay nhé.

Chủ Đề