Win 10 bị lỗi sleep không bật lên lại được

Chế độ Sleep rất được hay sử dụng, đặc biệt với những ai thường xuyên phải di chuyển để làm việc. Tuy nhiên gần đây có rất nhiều độc giả thắc mắc với Taimienphi.vn cho rằng đang gặp lỗi Windows 10 không sleep được, việc này gây ra rất nhiều tính huống khó chịu khiến người sử dụng mất dữ liệu hay chưa lưu trữ. Trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ giúp các bạn khắc phục lỗi Windows 10 không sleep được một cách triệt để nhất.

Bài viết liên quan

  • Lỗi Wifi khi bật chế độ Sleep trên Windows 10
  • Máy tính Windows 10 không thể Sleep, nguyên nhân vì sao?
  • Sửa lỗi Search Windows 10 không hoạt động, lỗi tìm kiếm không được
  • Sửa lỗi Taskbar Windows 10 không hoạt động, không hồi đáp
  • Cách sửa lỗi bật Firewall Windows 10, bật tường lửa Win 10 bị lỗi

Khi bật chế độ Sleep trên Win 10 thì mọi hoạt động được đặt về trạng thái nghỉ. Tuy nhiên ngay sau đó bạn có thể mở lại nhanh chóng và tiếp tục làm việc. Đây chính là lợi thế lớn khi bật chế độ Sleep trên Win 10 vì được tối ưu hơn các hệ điều hành khác.

Sửa lỗi Windows 10 không sleep được, bật máy không lên

Thông thường việc laptop sleep bật không lên là xảy ra khá nhiều so với máy bàn với cơ chế di động. Thế nên bài viết này hướng tới đối tượng đang sử dụng laptop, giúp bạn khắc phục tình trạng laptop sleep bật không lên như đã nói ở trên.

Cách sửa lỗi Windows 10 không sleep được

Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi Power Plan, mở Startmenu gõ “power plan” và click vào Choose a power plan.

Bước 2: Trong mục chọn lựa, bạn click vào Change Plan Settings cho cấu hình bạn đang áp dụng. Ở đây chúng tôi đang sử dụng High peformance.

Bước 3: Tiếp tục vào trong chọn tiếp Change advanced power settings.

Bước 4: Trong Power Options, lựa chọn Multimedia settings và kích hoạt chế độ Allow the Computer to sleep trong When shareing media.

Bước 5: Bạn mở tiếp CMD với quyền Administrator.

Bước 6: Trong CMD gõ”powercfg -request” để yêu cầu hệ thống thực thi lệnh trên.

Kết quả được như hình dưới

Bước 7: Nếu cách trên không hiệu quả, hãy mở tiếp Troubleshooting ra từ Startmenu.

Bước 8: Trong mục Troubleshooting lựa chọn View all để xem toàn bộ các tiến trình, phần mềm trong máy.

Bước 9: Ở trong All Categories này bạn chỉ chú ý đến 2 vấn đề là Power và SystemMaintenance, lựa chọn lần lượt 2 giá trị trên để hệ thống tìm lỗi.

Bước 10: Trong Troubleshooting sẽ giúp bạn sửa lỗi, vì thế bạn chỉ cần ấn Next

Bước 11: Lựa chọn Apply this fix để sửa lỗi.

Bước 12: Đợi quá trinh chạy xong bạn sẽ nhận được thông báo fixed, lúc này bạn chỉ cần đóng nó lại.

Lưu ý: Bạn làm thao tác tương tự với phần System Maintenance để sửa lỗi hệ thống nhé. Sau khi làm xong bạn có thể khởi động lại máy. Như vậy lỗi Windows 10 không sleep được sẽ được loại bỏ hoàn toàn rồi.

Chế độ Sleep được rất nhiều anh em sử dụng laptop, máy tính ưa thích. Bởi chế độ Ngủ này chỉ đang ngưng máy tính tạm thời, khi mở máy, công việc đang làm dang dở hầu như sẽ được khôi phục ngay lập tức. Tuy nhiên, một số người dùng lại gặp phải trường hợp sau khi bật chế độ sleep thì máy tính lại không lên màn hình. Do đó, anh em sẽ phải tắt máy tính ngang và khởi động lại. Vậy lỗi sleep không lên màn hình win 10 + 11 khắc phục như thế nào nhỉ?

Khắc phục lỗi sleep không lên màn hình Win 10 + 11

Dù là win 10 hay win 11 thì vẫn có nguy cơ đối diện với tình trạng sleep không lên màn hình. Do đó, anh em hãy áp dụng ngay các thủ thuật dưới đây để khắc phục sự cố máy không mở lên được sau khi sleep.

Khắc phục lỗi máy tính không Sleep được Win 10, Win 11

Nếu gặp trường hợp laptop không mở lên được sau khi sleep. Trước tiên, anh em hãy kiểm tra xem bàn phím và chuột có hoạt động hay không. Bởi để đánh thức chế độ Ngủ, người dùng cần phải di chuyển chuột, nhấn chuột trái hoặc bấm bất kỳ phím nào. Đồng thời, nguyên nhân có thể xuất phát từ màn hình của máy tính. Nếu anh em tắt máy ngang, nhưng không mở lại được thì có khả năng là bộ phận này đã bị hư hỏng. Còn máy vẫn lên bình thường thì áp dụng các biện pháp tiếp theo.

Cho phép chuột và bàn phím đánh thức chế độ Ngủ

Đôi khi người dùng chưa cho phép chuột, bàn phím đánh thức laptop, máy tính ở chế độ Ngủ. Cho nên, khi sử dụng các phụ kiện này mới không thể lên màn hình. Để bật chức năng này cho bàn phím và chuột, anh em cần: Nhấn vào nút Windows hoặc nhấn vào biểu tượng kính lúp trên thanh taskbar > Gõ vào Device Manager và chọn vào kết quả hiện ra.

Open Device Manager

Ở giao diện mới hiện ra, anh em cần nhấn đúp chuột vào Keyboards > Sau khi các thư mục con hiển thị bên dưới > Hãy nhấn chuột phải vào bàn phím > Chọn vào Properties > Tiếp tục nhấn qua tab Power Management > Tick chọn ô Allow this device to wake up the computer > Nhấn OK. Thực hiện tương tự với chuột ở mục Mice and other pointing devices nhé!

Vô hiệu hóa tính năng Fast Startup trên máy tính

Mặc dù Fast Startup giúp bạn mở máy nhanh hơn nhưng trải qua một thời gian dài. Fast Startup có thể gây ra tình trạng nặng RAM và tiêu hao dung lượng ổ cứng. Từ đó dẫn đến Fast Startup bị trục trặc và gây ra một số vấn đề. Trong đó có lỗi máy tính ở chế độ ngủ mở không lên màn hình.

  • B1: Nhấn vào nút Start > Chọn vào Settings [biểu tượng hình bánh răng].
  • B2: Tiếp tục chọn System > Chọn vào Power & sleep > Chọn Additional power settings.
  • B3: Chọn vào mục Choose what the power buttons do.

  • B4: Tiếp tục nhấn vào dòng Change settings that are currently unavailable.

  • B5: Sau đó, bỏ tick ở ô Turns on fast startup [recommended] > Chọn Save changes là xong.

Tắt chế độ Ngủ đông Hibernate

Thủ thuật nhanh chóng để không phải gặp sự cố này là tắt luôn cả chế độ Sleep hoặc Hibernate đi. Để tắt chế độ Sleep, người dùng cần nhấn tổ hợp phím Windows + I > Chọn System > Chọn Power & Sleep. Thông thường, win 10, win 11 sẽ thiết lập sẵn thời gian cho chế độ này. Nếu không muốn nó hoạt động, bạn chỉ cần chuyển thời gian ở hai thiết lập On battery power, PC goes to sleep after và When plugged in, PC goes to sleep after sang Never là được.

Tắt chế độ Ngủ trên Win 10

Đối với win 11, để tắt chế độ Ngủ, anh em thực hiện tương tự nhưng giao diện sẽ khác đôi chút. Tại mục Power & Sleep > Anh em cần nhấn vào Screen and Sleep để mở rộng. Sau đó, hãy chọn Never ở các mục Sleep như hình bên dưới.

Để tắt chế độ ngủ đông Hibernate: Nhấn tổ hợp phím Windows + X > Nhấn chọn Power Options > Tiếp tục chọn vào Additional Power Settings > Nhấn chọn Choose what the power buttons do > Tiếp tục nhấn vào mục Change settings that are currently unavailable > Bỏ chọn ở ô Hibernate là được.

Sử dụng công cụ sửa lỗi trên Win 10, 11

  • B1: Anh em cần nhấn tổ hợp phím Windows + I > Hoặc nhấn vào Start và chọn Cài đặt.
  • B2: Nhấn chọn vào mục Update & Security > Nhấn chọn Troubleshoot.
  • B3: Nhấn chọn vào mục Power > Chọn Run the Troubleshooter. Đợi máy hoàn tất quá trình tìm kiếm và sửa lỗi rồi khởi động lại.

Đây là áp dụng cho Win 10, nếu lỗi sleep không lên màn hình Win 11 mà áp dụng biện pháp này. Anh em cần nhấn vào biểu tượng kính lúp trên thanh taskbar > Gõ Troubleshoot Settings và chọn vào kết quả hiện ra. Tiếp tục nhấn chọn Trình gỡ rối khác [other troubleshooters] > Nhấn chọn Run bên nút Nguồn là được.

Trên đây là các biện pháp khắc phục khi gặp lỗi sleep xong không lên màn hình win 10 và Win 11. Mong rằng lỗi sleep không lên màn hình win 10 + 11 không làm phiền đến anh em nữa.

Chủ Đề