Wing Spiker là gì

Sơ lược về bóng chuyền đỉnh cao: Xây dựng đội bóng [p1]

Một số lưu ý

-Tài liệu được viết vào năm 2002 nhưng đến năm 2011 mới được tiểu ban kỹ thuật của FIVB phát hành rộng rãi, do đó đa số các cầu thủ được nhắc đến trong tài liệu này không còn thi đấu. Chỉ còn một số ít,đã lớn tuổi hiện vẫn còn thi đấu đỉnh cao như Nikola Grbic[SER, Zenit Kazan- Russia] hay Giba[BRA, Medio Oriente VC-UAE]...

Một số lưu ý

-Tài liệu được viết vào năm 2002 nhưng đến năm 2011 mới được tiểu ban kỹ thuật của FIVB phát hành rộng rãi, do đó đa số các cầu thủ được nhắc đến trong tài liệu này không còn thi đấu. Chỉ còn một số ít,đã lớn tuổi hiện vẫn còn thi đấu đỉnh cao như Nikola Grbic[SER, Zenit Kazan- Russia] hay Giba[BRA, Medio Oriente VC-UAE]...

-Tài liệu được dịch dựa theo sự hiểu biết và khả năng ngôn ngữ còn hạn chế của người dịch

Phần 1

XÂY DỰNG ĐỘI BÓNG

Có rất nhiều nhiệm vụ mà một HLV BC đỉnh cao cần phải thực hiện mà một trong số đó là kỹ năng xây dựng đội bóng bằng cách lựa chọn và khai thác những phẩm chất tốt nhất của từng cầu thủ.HLV còn phải để ý và quan sát sự phát triển của từng cá nhân trong suốt những năm đó. Hay nói chính xác hơn HLV là một nhà hoạch định cho một tập thể trong tương lai.

Điều quan trọng đối với một HLV là tạo ra các cầu thủ có khả năng "bổ trợ" cho nhau. Huấn luyện viên đội Brazil, đội vô địch thế giới , đã chứng minh cho tuyên bố này. Trong 1 lần phỏng vấn, HLV Bernardo Rezende giải thích rằng sự thành công của BC nam Brazil dưới sự dẫn dắt của ông đó là dựa vào giá trị tập thể, hơn là vào từng cá nhân .

Brazil và các đội khác có thể ít dựa vào sức mạnh cơ bắp ,nhưng chính sự linh hoạt, khả năng điều tiết trận đấu và sự mạo hiểm trong việc phát bóng là những yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt kết quả mong muốn.

HLV người Argentina Carlos Getzelevich , nhắc nhở chúng ta rằng mỗi đội phải sử dụng một cách tốt nhất các cầu thủ của mình ", do đó , ba cầu thủ như Hugo Conte , Jorge Elgueta và Marcos Milinkovic phải chia sẻ nhiệm vụ với nhau khi ở trên lưới , thay đổi vị trí tại trung tâm và tại hai bên lưới. "

Các cầu thủ " phải duy trì sự tập trung từ khi trận đấu bắt đầu cho đến khi kết thúc" . Tất cả các huấn luyện viên được phỏng vấn đều nhấn mạnh điều này như là một điều tất yếu để có thể giúp họ thắng hoặc thua một set và trong một số trường hợp cả trong một trận đấu. Năng lực tinh thần [mental capacities] là một phần của tiêu chí lựa chọn này.

"Các tình huống trên sân đấu đều diễn ra rất nhanh . Do đó các cầu thủ phải được chuẩn bị thật kỹ càng trước đó hoặc họ sẽ không thể bắt kịp nhịp độ trận đấu , " HLV Bernardo Rezende [BRA], Philippe Blain và Glenn Hoag cũng nhấn mạnh vào sự quan trọng của các các thành viên khác trong tập thể đội bóng như nhân viên y tế,hậu cần, trợ lý, chuyên gia thể lực, chuyên gia phân tích [scoutman] nhằm chuẩn bị cho các cầu thủ cũng như các trận đấu.

1.1 ĐỘI BÓNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG CẦU THỦ

Khái niệm về "một tập thể đồng nhất" là đặc trưng của một đội bóng hàng đầu và việc tạo ra libero đã làm tăng sự gắn kết này . Libero đã trở thành một thành viên thứ bảy và tất cả các đội hiện nay đều thi đấu với hệ thống này . Đây là một khía cạnh mới hay nói chính xác hơn là sự cách tân, và chỉ có tương lai sẽ cho chúng ta biết sự cách tân này sẽ kéo dài bao lâu.

Đội hình ra sân bao gồm một chuyền 2[ setter] , 1 đối chuyền [Opposite hay Ace Spiker ] , 2 phụ công[Middle Blockers], sẽ được thay bằng libero khi đứng ở hàng sau và 2 cầu thủ tấn công nhưng có nhiệm vụ bắt chuyền 1 [ Receiver -Attacker hay Outside Hitter]

Đội hình xuất phát thường theo thứ tự luân phiên như sau: chuyền 2-Setter [ S ] ; bắt chuyền 1- Receiver-attacker [R] , phụ công-Middle Blocker[ MP] , đối chuyền-Opposite [OP ] , bắt chuyền 1- Attacker-Receiver[R] và phụ công-Middle Blocker[MP].
Các cầu thủ xuất sắc đã từng giành nhiều danh hiệu cá nhân trong các giải thuộc hệ thống FIVB thường được dùng làm minh họa :
Cầu thủ phát bóng tốt nhất[best server] : Franck GRANVORKA [FRA] , cầu thủ ghi nhiều điểm nhất[best scorer]: Marcos MILINKOVIC [ARG] , tấn công tốt nhất[best spike]: Andre NASCIMIENTO [BRA] , chắn bóng tốt nhất[best blocker]: José João [POR ] , bắt bước 1 tốt nhất[best receiver] :Pablo MEANA [ARG] , chuyền 2 xuất sắc nhất[best setter] : Mauricio LIMA [BRA] , phòng thủ tốt nhất[best digger]: Hubert Henno[FRA] .

Đội hình tiêu biểu : chuyền 2 : Nikola GRBIC [ YUG ] , tấn công : Marcos MILINKOVIC
[ARG] , bắt chuyền 1: Serguei TETIOUKINE [RUS] , Stephane Antiga [FRA] , phụ công : Gustavo Endres [BRA] , José João [POR ] , Libero : Hubert Henno [FRA] .

Điều này khá thú vị khi ta lưu ý về sự khác biệt về hình thể học của các cầu thủ ở từng vị trí. Sự nhanh nhẹn và sự quan sát tinh tường thường được bù đắp cho sự thiếu chiều cao của các cầu thủ.

1.2 CHUYỀN 2 [ Setter]

Chuyền 2 phối hợp với các cầu thủ bắt bước 1 để tạo nên 1 đợt tấn công và phẩm chất quan trọng nhất của chuyền 2 là có khả năng của một nhà tổ chức trận đấu.Điều đó đòi hỏi ở họ sự sáng suốt, sự thấu đáo, sự sáng tạo và sự chính xác. Chiều cao của chuyền 2 dao động từ 179cm đến 196cm . Các cầu thủ như GRBIC [ YUG ] hay Mauricio [BRA] chỉ ra rằng không có 1 quy luật hay kỹ thuật chung chung nào . Chuyền 2 phải học cách để chuyền bóng trong một không gian phù hợp với mỗi đợt tấn công của đội mình và lựa chọn chúng theo các tình huống khác nhau của trận đấu. Do đó, các kỹ thuật cơ bản phải được học , và vận dụng chúng để phát triển thành những phẩm chất dựa vào điều kiện thể chất và kỹ thuật của riêng mỗi người.

Trước trận đấu, bằng cách vận dụng kinh nghiệm của bản thân, chuyền 2 phải chú ý quan sát các kế hoạch phòng thủ cũng như theo dõi dàn chắn và khả năng phòng thủ hàng sau của đối phương. Và trong trận đấu, chuyền 2 phải phản ứng,vận dụng và sử dụng tất cả các cơ hội , trong các tình huống khác nhau bằng các phương án như thiết lập 1 pha tấn công nhanh cho phụ công [còn gọi là thời gian 1 hoặc tiến độ 1 ] hoặc 1 pha tấn công với một cầu thủ ở các vị trí khác [còn gọi là thời gian 2 hoặc tiến độ 2 . ]


1.3 ĐỐI CHUYỀN [ Opposite/Ace Spiker ]

Vai trò của đối chuyền cũng đã thay đổi. Đối chuyền đã trở thành cầu thủ tấn công bóng bổng hay là người được lựa chọn cho phương án tấn công cuối cùng . Thường thì đối chuyền là một cầu thủ cao lớn, mạnh mẽ và rất đáng tin cậy. Dựa vào hình thể và sức mạnh , những cầu thủ này thường là những người phát bóng cực mạnh , ta có thể dễ dàng thấy được bởi các số liệu được thống kê trên FIVB . Marcos MILIKOVIC [ARG ] là một minh họa cho những phẩm chất đó ở vị trí này. Vì thế vai trò của đối chuyền có vẻ khá hạn chế nhưng nhìn chung vai trò cơ bản chính yếu của họ là duy trì và thiết lập các cuộc tấn công.


1.4 CẦU THỦ BẮT BƯỚC 1 VÀ TẤN CÔNG [Receiver-Attackers hay Outside Hitter]

Họ là những trụ cột của đội bóng khi chính họ là những cầu thủ làm ổn định trong việc phòng thủ và bắt bước 1. Tất cả các cầu thủ bắt bước 1 đã cho thấy rằng điều quan trọng nhất chính là sự tập trung và sự tập trung đó phải được duy trì trong suốt trận đấu cũng như chính họ mong muốn thiết lập điều đó . Sự tập trung và sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc tấn công có thể minh chứng bởi sự kết hợp của các cầu thủ sau: kỹ thuật như Antiga [Pháp] , TETIOUKINE [Nga], sự lanh lẹ của Giba [Brazil] hoặc với sức mạnh như GKIOURDAS [Hy Lạp]. Họ là những cầu thủ với kỹ thuật cá nhân toàn diện có khả năng tăng tốc trong các cuộc tấn công , đánh bóng nhanh hoặc bóng ở độ cao trung bình phía trước ở vị trí số 4 , ở phía sau ở vị trí số 5 hoặc số 6 . Hầu hết các đội đều kết hợp các cầu thủ này với phương án tấn công từ hàng sau vạch 3m [pipes] khá khác với các cầu thủ đối chuyền đánh ở vị trí số 1. Vì vai trò của họ rất nặng nề và phức tạp, do đó chúng ta chỉ có thể tìm thấy những cầu thủ này với những vai trò nhất định như bắt bước 1 và phòng thủ hoặc bắt bước 1 và tấn công.

1.5 PHỤ CÔNG [Middle Blocker]

Họ là ông chủ của dàn chắn và là người thực hiện các pha đánh nhanh , buộc đối phương phải thực hiện các pha chắn bóng . Vai trò của họ đã làm thay đổi sự phát triển của môn BC , làm cho trận đấu trở nên linh hoạt,nhanh và hấp dẫn hơn . Tốc độ và khả năng đọc trận đấu có thể bù đắp cho chiều cao : cầu thủ chắn bóng tốt nhất ở vị trí này là João [Bồ Đào Nha,chỉ cao 194 cm] nhưng sự nhanh nhẹn trong hành động, khả năng phán đoán chính xác của anh bù đắp lại cho chiều cao khiêm tốn của mình. Và để đóng vai trò của mình một cách hiệu quả nhất , điều cần thiết nhất của một phụ công là hiểu biết được chuyền 2 và phụ công của đối phương để có thể ngăn chặn hành động của họ trên lưới cũng như trong các đợt tấn công bất ngờ . Phụ công được thay ra khi đứng ở hàng sau bằng libero[người thực hiện nhiệm vụ phòng thủ].


1.6 LIBERO

Trong vòng một vài năm gần đây, libero đã trở thành một nhân tố cần thiết cho mọi đội bóng.Libero là người điều phối hàng thủ phía sau trong khi chuyền 2 là người điều phối hàng thủ phía trước . Sự hợp tác của họ làm cho mối quan hệ giữa chắn bóng và phòng thủ trở nên hiệu quả hơn. Một số đội vẫn chưa tận dụng được tất cả những khả năng mà các libero thể hiện , trong vai trò của một người bắt bước 1 chính. Minh họa tốt nhất cho vị trí này là Hubert Henno [Pháp], cầu thủ đóng vai trò như ông chủ của hàng phòng ngự phía sau, có khả năng bao quát cho chuyền 1 để họ rảnh tay trong tấn công . Với vai trò libero , phẩm chất đầu tiên đó là sự hy sinh , libero phải biết kiềm chế và khi cần thiết phải biết "bùng nổ" . Như Hubert Henno nói, " Bạn phải tìm thấy sự hài lòng của bạn khi phòng thủ tốt một quả bóng và chia sẻ niềm vui mãnh liệt của bạn với cầu thủ tấn công của đội mình sau khi kết thúc đợt phòng thủ này bằng một pha tấn công ghi điểm. "

Một số đội đã thực hiện và cải tiến các quy định mới tốt hơn nhiều so với những đội bóng khác , như Mikiyasu TANAKA , HLV đội Nhật Bản nhận xét, mỗi quốc gia đã thay đổi bằng cách riêng để phù hợp với nền BC của họ tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn chưa xác định được vai trò của libero trong thực tế.Một số vẫn nghĩ rằng libero là người phụ bắt bước 1, hay là người tổ chức phòng thủ.

1.7 MỘT SỐ NHẬN XÉT

Rõ ràng, các quy định mới đã không hề làm thay đổi các kỹ thuật , nhưng họ đã thay đổi sâu sắc các thói quen và vai trò của các cầu thủ trên sân.

Đội bóng đã thay đổi. Với các luật cũ , các đội bóng xuất sắc thường nhắm đến việc thắng điểm bằng việc phát bóng hoặc chỉ cần chờ đợi đối phương làm lỗi để ghi điểm .Ngày nay cầu thủ có thể ghi điểm bằng phát bóng , tấn công hoặc chắn bóng . Việc chờ đợi đối phương tự phạm sai lầm để ghi điểm đã không còn quan trọng như xưa . Các trận đấu đã trở nên linh động hơn và các trận đấu cũng trở nên khốc liệt hơn. Mười, hoặc thậm chí mười hai đội trong các cuộc tranh tài thế giới có thể thi đấu ngang ngửa nhau và không ai có thể dự đoán được đội bóng nào sẽ giành chiến thắng. Hệ thống phân cấp cũng đã được sửa đổi đối với cả BC nam và nữ thế giới. Hành vi thái độ của các cầu thủ đối với trận đấu đã thay đổi và các cầu thủ trở nên tích cực và tập trung hơn, và một số cầu thủ buộc phải cân đối,chỉnh sửa lại các điểm yếu của mình.

Các phần sau sẽ hướng dẫn các đội bóng đối phó với các giai đoạn khác nhau của trận đấu, hay nói khác hơn là việc phát bóng,bắt bước 1 , và sau đó ,tấn công,phòng thủ và giành điểm với các pha phản công .

Phú Quốc từ Đan Mạch

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM

In Chia sẻ

Mục lục

  • 1 Cốt truyện
  • 2 Nhân vật
    • 2.1 Cao trung Karasuno
      • 2.1.1 Hinata Shōyō
      • 2.1.2 Kageyama Tobio
      • 2.1.3 Sawamura Daichi
      • 2.1.4 Sugawara Kōshi
      • 2.1.5 Tanaka Ryūnosuke
      • 2.1.6 Nishinoya Yū
      • 2.1.7 Tsukishima Kei
      • 2.1.8 YamaguchiTadashi
      • 2.1.9 EnnoshitaChikara
      • 2.1.10 KinoshitaHisashi
      • 2.1.11 NaritaKazuhito
    • 2.2 Cao Trung Nekoma
      • 2.2.1 Kuroo Tetsurō
      • 2.2.2 Kai Nobuyuki
      • 2.2.3 Yaku Morisuke
      • 2.2.4 Yamamoto Taketora
      • 2.2.5 Kozume Kenma
      • 2.2.6 Fukunaga Shōhei
      • 2.2.7 Inuoka Sō
      • 2.2.8 Haiba Lev
      • 2.2.9 Shibayama Yūki
    • 2.3 Cao trung Aoba Jōsai
    • 2.4 Oikawa Tōru
      • 2.4.1 Matsukawa Issei
      • 2.4.2 Hanamaki Takahiro
      • 2.4.3 Iwaizumi Hajime
      • 2.4.4 Yahaba Shigeru
      • 2.4.5 Watari Shinji
      • 2.4.6 Kindaichi Yūtarō
      • 2.4.7 Kunimi Akira
      • 2.4.8 Kyōtani Kentarō
    • 2.5 Cao trung Date Tech
      • 2.5.1 Moniwa Kaname
      • 2.5.2 Kamasaki Yasushi
      • 2.5.3 Futakuchi Kenji
      • 2.5.4 Aone Takanobu
      • 2.5.5 Obara Yutaka
      • 2.5.6 Sakunami Kōusuke
      • 2.5.7 Koganegawa Kanji
    • 2.6 Học viện Fukurōdani
      • 2.6.1 Bokuto Kōtarō
      • 2.6.2 Akaashi Keiji
    • 2.7 Học viện Shiratorizawa
      • 2.7.1 Ushijima Wakatoshi
      • 2.7.2 Tendō Satori
      • 2.7.3 Goshiki Tsutomu
  • 3 Truyền thông
    • 3.1 Manga
    • 3.2 Radio drama
    • 3.3 Anime
    • 3.4 Trò chơi điện tử
  • 4 Tiếp nhận
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Cốt truyệnSửa đổi

Hinata Shōyō, một học sinh cấp 2 đã ấp ủ ước mơ trở thành vận động viên bóng chuyền sau khi tình cờ xem trên TV Câu lạc bộ Bóng chuyền THPT Karasuno giành lấy chiến thắng ở vòng loại tiến vào Giải Bóng chuyền Thiếu niên Quốc gia. Có điểm chung là vóc người nhỏ con, cậu đặc biệt ngưỡng mộ tay đập biên thấp người nhưng vô cùng tài năng, đồng thời là "ace" của đội Karasuno, người được các bình luận viên mệnh danh là "Chàng khổng lồ tí hon". Dù hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, Hinata có một tinh thần thể thao rất ấn tượng cùng một sức bật nhảy đáng gờm; cậu tham gia vào câu lạc bộ bóng chuyền của trường – nhưng trớ trêu thay lại là thành viên duy nhất. Hinata đành dành ra hai năm tiếp theo thuyết phục những học sinh khác gia nhập câu lạc bộ để có đủ thành viên tham gia các giải đấu.

Vào năm thứ ba và cũng là năm cuối cùng ở trường THCS, câu lạc bộ của Hinata cuối cùng cũng có đủ sáu người để lập thành một đội. Trong trận đấu chính thức đầu tiên của đời cậu, đội của Hinata hứng chịu thất bại nặng nề [2:0 / 25-5, 25-8] trong vỏn vẹn 31 phút khi đối đầu với ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch: đội của Kageyama Tobio – một thần đồng bóng chuyền chơi ở vị trí chuyền hai với biệt danh "Vua Sân Đấu". Giữa hai cậu bé lóe lên một sự kình địch và trước khi từ biệt nhau, Hinata thề sẽ đánh bại Kageyama khi cả hai lên cấp 3.

Hinata học và thi vào trường THPT Karasuno, ngôi trường mà Chàng khổng lồ tí hon từng chơi, nhưng bất ngờ thay, Kageyama cũng chọn theo học ở đây.[3] Karasuno được tiết lộ là đã dần mất đi danh tiếng của một hùng trường sau thời của Chàng khổng lồ tí hon, giờ đây mang những biệt danh như "Phế vương" và "Quạ đen gãy cánh".[4] Tuy nhiên, sau khi kết hợp những kĩ năng chuyền bóng thiên phú của Kageyama và thể lực phi thường của Hinata, bộ đôi đã tạo nên một chiến thuật bóng chuyền khiến ai cũng phải trầm trồ. Trong suốt quá trình làm quen và kết nối với đội bóng bài bản đầu tiên của mình, Hinata biết thêm về những thiếu sót của mình mà cậu có thể giúp khắc phục và đổi lại, Kageyama có thể giúp Hinata phát huy tối đa những khả năng của mình, và thế là bắt đầu cuộc hành trình khôi phục danh tiếng của Câu lạc bộ Bóng chuyền THPT Karasuno với mục tiêu: giành chiến thắng ở Giải Bóng chuyền Thiếu niên Quốc gia.

Nhân vậtSửa đổi

Cao trung KarasunoSửa đổi

Cao trung Karasuno [烏野高校, Karasuno Kōkō] nằm ở tỉnh Miyagi, vùng Tōhoku. Từ "karasu" trong "Karasuno" có nghĩa là "quạ" trong tiếng Nhật. Karasuno có sự đối đầu nổi tiếng với trường THPT Nekoma ở Tokyo, thường được gọi là "Trận chiến vùng phế liệu" vì quạ và mèo [linh vật của trường Nekoma] được biết tới như là những loài vật hay lục lọi ở các bãi rác. Trong quận Miyagi, các đối thủ chính của Karasuno gồm có trường Cao Trung Aoba Johsai, Date Tech và Học viện Shiratorizawa. Biểu ngữ của đội có màu đen và một chữ duy nhất, "Bay" màu trắng. Màu của đội là cam và đen.

Hinata ShōyōSửa đổi

Học sinh năm nhất. Hinata đã có được động lực để chơi bóng chuyền sau khi chứng kiến một cầu thủ của đội Cao trung Karasuno có biệt danh "Chàng khổng lồ tí hon" ghi bàn thắng trước những đối thủ to lớn hơn mình. Hồi cấp 2, cậu là một tay đập biên [Wing Spiker] và hiện tại đang giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker]. Hinata rất lạc quan, năng động và rất dễ trở nên phấn khích và ồn ào. Tuy nhiên, Hinata có một thái độ nghiêm túc khi nói đến bóng chuyền. Dù luôn bị đánh giá thấp bởi các cầu thủ khác khi có ngoại hình quá nhỏ bé để chơi bóng, cậu vẫn luôn quyết tâm nỗ lực. Tình yêu mãnh liệt dành cho thể thao của Hinata đã được thể hiện qua sự kiên cường của cậu xuất phát từ mong muốn không ngừng cải thiện các kĩ năng của bản thân. Tuy có chiều cao khiêm tốn nhưng Hinata lại nổi tiếng về tốc độ và khả năng bật nhảy cực tốt, cho phép cậu trở thành một "cò mồi" để đánh lừa đối thủ và mở đường cho hàng tấn công của Karasuno. Cùng với Kageyama, cậu có thể thực hiện "đòn công nhanh lập dị" nổi tiếng với các đội khác. Hinata khoác áo số 10, cũng là số áo mà "Chàng khổng lồ tí hon" từng mặc.

Kageyama TobioSửa đổi

Học sinh năm nhất. Kageyama từng được gọi là "Vua Sân Đấu" bởi những đồng đội cũ của mình tại Sơ trung Kitagawa Daiichi vì luôn có thái độ độc tài, tính khí nóng nảy, không có khả năng phối hợp với những người khác và chỉ quan tâm tới việc giành chiến thắng mà không thèm lắng nghe ý kiến của đồng đội. Hiện tại cậu đang giữ vị trí chuyền hai [Setter]. Sau khi gia nhập trường Karasuno, cậu đã điều chỉnh lại thái độ trước kia của mình với sự giúp đỡ của những người đồng đội mới và "tái khám phá" ý nghĩa của việc trở thành một phần của đội bóng. Kageyama bắt đầu có sự tôn trọng hơn với các đàn anh của mình cũng như biết cách chấp nhận những người có kĩ năng hoặc suy nghĩ khác với mình. Cậu đã hiểu ra được tầm quan trọng của việc làm việc theo nhóm và sự tin tưởng lẫn nhau trong môn thể thao mà cậu luôn yêu mến. Chính những điều này đã lấy lại sự tự tin của cậu trong vị trí chuyền hai. Kageyama có xu hướng che giấu cảm xúc của mình và không có khả năng giao tiếp tốt với người khác. Cậu được đánh giá rộng rãi bởi nhiều cầu thủ và huấn luyện viên như một thần đồng trong môn bóng chuyền. Kageyama khoác áo số 9.

Sawamura DaichiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu là đội trưởng của đội và giữ vị trí tay đập biên [Wing Spiker]. Daichi là một đội trưởng vô cùng quan tâm và có trách nhiệm luôn đặt đội bóng lên trên hết. Cậu cũng rất kiên nhẫn và thấu hiểu, nhưng sẽ trở nên vô cùng đáng sợ khi nổi giận, mặc dù cậu hiếm khi bộc lộ khía cạnh này. Daichi trở nên rất khắt khe khi các thành viên trong đội vượt tầm kiểm soát. Tuy thế, những việc làm và hành động của cậu luôn luôn là vì lợi ích tốt nhất của toàn đội. Vì sự tận tâm cho đội bóng và sự chỉ huy của cậu, Daichi vừa được tôn trọng lẫn sợ hãi bởi các thành viên của đội. Daichi còn vô cùng trưởng thành và độc lập. Trong năm học đầu tiên của cậu tại Karasuno, cậu đã đề ra các cách để thay đổi đội bóng cũng như chiêu mộ Shimizu Kiyoko làm người quản lý. Daichi khoác áo số 1.

Sugawara KōshiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu là đội phó và là chuyền hai [Setter] thay thế của đội bóng. Cậu thường được gọi bằng biệt danh "Suga". Sugawara có tính cách nhẹ nhàng đối với các thành viên trong đội và luôn giống như một trụ cột tinh thần của họ, vì thế luôn được Oikawa gọi là "Dễ chịu-chan". Mặc dù không còn là chuyền hai chính của đội nữa sau khi Kageyama gia nhập, cậu chưa hề nghĩ tới việc từ bỏ chơi bóng. Hơn hết, cậu còn khích lệ bản thân và đồng đội không được bỏ cuộc, mặc cho tình thế có khó khăn đến mức nào. Sự cống hiến của Sugawara cho bóng chuyền rất rõ ràng, khi cậu đã quyết định tiếp tục hoạt động câu lạc bộ ngay cả khi hầu hết các học sinh năm ba đều chọn nghỉ hoạt động để tập trung vào tương lai của họ. Cậu cũng rất thông minh khi có thể nghĩ ra các kí hiệu tay và kí hiệu lời nói, hoặc đưa ra những chiến thuật hữu ích ngay trong các trận đấu mà các thành viên có thể sử dụng được. Dù luôn thể hiện thái độ mẫu mực, Sugawara đôi khi cũng rất tinh quái và bạo lực khi trêu chọc đồng đội của mình. Sugawara khoác áo số 2.

Azumane Asahi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker] và là Ace của đội. Trái ngược với ngoại hình trưởng thành hơn tuổi và có phần khó gần của mình, Asahi khá trầm lặng và nhẹ nhàng, được biết tới là có "trái tim thủy tinh". Lúc đầu, cậu tỏ ra yếu đuối khi đã rời đội bóng trước khi các học sinh năm nhất tới, cảm thấy rằng mình đã làm cả đội thất vọng khi họ để thua Cao Trung Date Tech mặc dù mọi người đã kì vọng vào cậu. Cậu nhiều lúc vẫn phải vật lộn với sự tự ti và đã có một thời gian cậu nghi ngờ khả năng của mình nhiều đến mức rời đội bóng. Mặc dù vẫn cảm thấy không an toàn với nhiều thứ và là một người khá nhát gan, cậu đã tuyên bố rõ ràng rằng bản thân không có ý định để bất cứ ai lấy đi vị trí Ace của mình. Asahi và bạn thân với Sugawara và Daichi, đồng thời cũng thân thiết với Nishinoya, người đã động viên cậu trở lại đội. Asahi khoác áo số 3.

Tanaka RyūnosukeSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là tay đập biên [Wing Spiker] và là một Ace đầy triển vọng của đội. Tanaka rất ồn ào, nóng vội và dễ dàng tức giận. Dù vậy, cậu rất quan tâm và ủng hộ đồng đội hết mình, và thậm chí còn đứng ra bảo vệ các đàn anh của mình. Cậu không hề có ý tốt với những người hay coi thường người khác, như khi cậu đã tức giận với Tsukishima Kei vì đã khích bác người khác trong trận 3 đấu 3 đầu tiên của họ. Cậu cũng tỏ ra vui thích khi được đàn em gọi là "senpai". Một khi đã trở nên phấn khích, Tanaka thường không thể ngăn cản được trên sân đấu cũng như ồn ào không kiềm chế nổi, thông qua việc ăn mừng thái quá sau khi ghi bàn hoặc thành công thực hiện một động tác tuyệt vời. Cậu cũng là một người có ý chí mạnh mẽ, không để bản thân bị mất tinh thần vì những chuyện như bị chắn bóng hoặc bị nhắm thành mục tiêu. Thay vì để tâm tới những việc đó, cậu tự lên dây cót cho bản thân và vẫn tiếp tục nỗ lực bất kể chuyện gì. Cậu là bạn tốt với Nishinoya. Tanaka khoác áo số 5.

Nishinoya YūSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu giữ vị trí Libero-chuyên về phòng thủ trong đội và được mệnh danh là "Vị thần bảo hộ của Karasuno" bởi kĩ năng xuất sắc của mình. Cùng với Kageyama, cậu được xem là một trong hai thiên tài của Karasuno, được nhận giải "Libero xuất sắc nhất" của quận khi còn học cấp 2. Nishinoya là một người rất năng động và rất có khí chất. Bản chất huyên náo và hành động tai quái điên cuồng của cậu có thể dễ dàng thu hút những sự chú ý không mong muốn, và nó thường trở nên vô cùng tồi tệ. Mặc dù Nishinoya hiếm khi lo lắng về những hậu quả mà hành động của cậu gây ra, cậu lại vô cùng để ý tới cảm xúc và những sự bất an của bạn bè mình. Cậu vô cùng tự hào với động tác đỡ bóng đặc trưng của mình, "Rolling Thunder". Giống như Tanaka, cậu cũng có sự quan tâm tới Shimizu Kiyoko, nhưng luôn bị lờ đi hoàn toàn mỗi khi cố gắng tiếp cận cô. Nishinoya có thể vô cùng thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động và bốc đồng. Tuy nhiên, trong khi thi đấu, thái độ của cậu thay đổi hoàn toàn và trở nên vô cùng tập trung và nghiêm túc, luôn giữ phong thái điềm tĩnh và làm mọi thứ trong khả năng của mình để hỗ trợ đồng đội tới phút cuối cùng. Vì thế, mọi người trong câu lạc bộ bóng chuyền đều tỏ ra rất mực tôn trọng cậu. Nishinoya khoác áo số 4.

Tsukishima KeiSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu là tay chắn giữa [Middle Blocker] và là thành viên cao nhất của đội. Tsukishima rất thờ ơ, tự mãn và nhiều lúc sẽ chọc tức các thành viên trong đội, đôi khi còn cả với các đội khác. Mặc dù luôn tỏ ra ngạo mạn, cậu lại có lòng tự trọng thấp, thường nghĩ bản thân là kém cỏi và ghét những cầu thủ "ưu tú" như Kageyama. Dù luôn thờ ơ với mọi thứ và không làm những gì mình không thích, Tsukishima vẫn thực lòng thích bóng chuyền. Ban đầu cậu không thực sự nỗ lực tập luyện bóng chuyền là vì lo sợ rằng sẽ lại có kết cục giống anh trai mình trong quá khứ. Tuy nhiên, sau cuộc đối mặt với người bạn thân nhất là Yamaguchi và nghe những lời nói của Bokuto tại trại huấn luyện Tokyo, cậu bắt đầu chơi bóng một cách nghiêm túc và tìm thấy được đam mê của mình. Sau đó, Tsukishima cũng tin vào khả năng của bản thân và cảm thấy tự hào với sự tiến bộ của mình. Cậu thường rất điềm tĩnh, nhưng vẫn có thể trở nên bực mình khi mọi người đánh giá thấp cậu hoặc nói cậu có thể hay không thể làm điều gì. Tsukishima khoác áo số 11.

YamaguchiTadashiSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu là tay chắn giữa [Middle Blocker] và Pinch Server của đội. Yamaguchi là một người khá nhút nhát nhưng thân thiện và chăm chỉ. Cậu là người bạn thân từ nhỏ của Tsukishima. Cậu là một người rất nỗ lực, khi đã tự tìm những buổi luyện tập thêm và vẫn tiếp tục tập tành bên ngoài đội, sau khi nhận thấy bản thân yếu kém thế nào so với những thành viên khác. Sau sự thua cuộc trước đội Aoba Jousai, Yamaguchi đã có thêm tự tin nhờ vào các đồng đội của mình và Shimada Makoto, một cựu thành viên của đội Karasuno, người đã giúp cậu luyện tập kỹ thuật giao bóng jump float. Mặc dù luôn có sự ngưỡng mộ với bạn mình, Yamaguchi cũng không ngại nói ra ý kiến của mình khi cậu không chấp nhận điều gì đó mà Tsukishima đang làm, và mắng cậu vì đã không nỗ lực hết mình trong suốt đợt tập luyện. Yamaguchi khoác áo số 12.

EnnoshitaChikaraSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là tay đập biên [Wing Spiker] thay thế của đội. Ennoshita có vẻ là một người trầm tính, kín đáo và thường có một nụ cười nhẹ nhàng, nhưng có thể tỏ ra quả quyết và bạo dạn hơn so với các học sinh năm hai khác. Cậu cũng là học sinh năm hai duy nhất có thể kiểm soát được Tanaka và Nishinoya. Ennoshita có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với nhiều người khác nhau, chính điều này đã khiến cậu trở thành một ứng cử viên tốt cho vị trí đội trưởng sau khi các thành viên năm ba tốt nghiệp. Tuy thế, cậu lại thiếu tự tin vào bản thân, đa phần là vì thiếu kinh nghiệm trong các trận đấu và đã từng gặp khó khăn khi phải thay thế Daichi trong trận đấu với đội Nam Wakutani. Cậu cũng rất thông minh và chưa bao giờ nhận điểm trượt trong học tập. Khi còn ở năm nhất, Ennoshita đã cùng với một nhóm vài thành viên khác nghỉ câu lạc bộ do áp lực và các bài tập khắc nghiệt từ huấn luyện viên Ukai Ikkei. Tuy nhiên, vì tình yêu với bóng chuyền mà cậu đã trở lại câu lạc bộ, nhưng chỉ để biết được rằng huấn luyện viên Ukai đã lại nghỉ hưu lần nữa. Cảm thấy tội lỗi, cậu đôi khi thấy mình không xứng đáng được ở trong đội và luôn tự thúc đẩy bản thân trong quá trình tập luyện để "giành lại vị trí của mình". Ennoshita khoác áo số 6.

KinoshitaHisashiSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là tay đập biên [Wing Spiker] thay thế của đội. Kinoshita rất lo lắng khi nói tới kỹ năng của riêng cậu và thường xuyên lo rằng bản thân có tốt hay không. Cậu có khả năng phát bóng jump float vào cùng tại một điểm nhất định mà Yamaguchi rất ngưỡng mộ. Cậu thường xuyên cổ vũ cho đội mình khi thi đấu và không ngần ngại nhận xét một cách ranh mãnh các đồng đội của mình. Cậu, cùng với Ennoshita và Narita, là một trong vài thành viên đã bỏ tập khi cựu huấn luyện viên Ukai trở lại sau khi nghỉ hưu để tiếp tục huấn luyện đội bóng. Kinoshita khoác áo số 7.

NaritaKazuhitoSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là tay chắn giữa [Middle Blocker] thay thế của đội. Narita là một người điềm tĩnh, thân thiện và không dễ bị chọc tức. Cậu cũng là một trong số ít thành viên đã nghỉ tập một thời gian. Cậu làm việc tốt với Sugawara, đồng thời luôn luyện tập những đòn công kết hợp và đòn công thường để có một vị trí thường xuyên trong đội. Narita khoác áo số 8.

Cao Trung NekomaSửa đổi

Cao Trung Nekoma [音駒高校, Nekoma Kōkō] nằm ở khu Nerima của Tokyo. Từ "neko" trong "Nekoma" có nghĩa là "mèo" trong tiếng Nhật. Nekoma có một sự cạnh tranh lâu dài với Cao trung Karasuno. Huấn luyện viên của đội, Nekomata Yasufumi và cựu huấn luyện viên của Karasuno, Ukai Ikkei là bạn tốt của nhau và luôn mong muốn "Trận chiến vùng phế liệu" có thể diễn ra. Biểu ngữ của Nekoma có màu đỏ và từ "Kết Nối". Màu của đội là đỏ và đen. Câu khẩu hiệu trước trận đấu của Nekoma được đội trưởng Kuroo Tetsurō thực hiện, nói ẩn dụ rằng các thành viên giống như "máu", phải kết nối và tuần hoàn nhịp nhàng, vận chuyển oxy để "bộ não" hoạt động bình thường.

Kuroo TetsurōSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu là đội trưởng và giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker]. Cậu là bạn từ nhỏ của Kozume Kenma. Với các đồng đội của mình, Kuroo là một người đội trưởng mạnh mẽ và đáng tin cậy, thường có trách nhiệm thúc đẩy tinh thần của các thành viên trong đội mỗi khi họ thấy mất tinh thần bằng những lời châm chọc ranh mãnh. Cậu luôn tìm thấy sự thích thú trong việc đối đầu với những đối thủ mạnh. Kuroo là một người có trực giác và khả năng quan sát cực kỳ tốt khi nói đến bóng chuyền. Cậu có thể nhanh chóng nhận thấy và phân tích từng chuyển động của các tay đập bóng, giúp cậu thực hiện thành công một cú chặn bóng và phá hủy đà chiến đấu của đội bên kia. Trong suốt đợt luyện tập tại Tokyo, cậu đã giúp Tsukishima về kĩ năng chắn bóng. Kuroo còn mời Tsukishima tới luyện tập với mình khi rảnh rỗi, tất cả là vì muốn Karasuno có thể tiến được đến Giải Toàn quốc để thực hiện mong ước của huấn luyện viên Nekomata. Kuroo khoác áo số 1.

Kai NobuyukiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu là đội phó và giữ vị trí đập biên [Wing Spiker]. Cậu còn là một cầu thủ toàn diện, tốt ở cả đập bóng lẫn đỡ bóng. Kai có tính cách nhẹ nhàng và dễ chịu, và là bạn thân của Kuroo và Yaku. Kai khoác áo số 2.

Yaku MorisukeSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí Libero trong đội. Cậu được biết đến là một Libero rất giỏi, được khen ngợi bởi Nishinoya và Kageyama cho kĩ năng đỡ bóng của mình. Không giống như Hinata hay Nishinoya, Yaku dễ dàng tức giận với bất cứ ai nhắc đến chiều cao của mình. Ngoài ra, cậu được biết đến như người chăm sóc của cả đội khi luôn quan tâm đến mọi người. Yaku khoác áo số 3.

Yamamoto TaketoraSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu ở vị trí đập biên [Wing Spiker] và là Ace của đội. Giống như Tanaka, cậu ồn ào và rất dễ nổi nóng, thường bị quở trách bởi Yaku. Cậu cũng thường cãi cọ với Kenma, vì tin vào việc phải sử dụng hết năng lượng cho mọi việc, nhưng Kenma thì không muốn tiêu hết năng lượng của mình. Cùng với Tanaka và Nishinoya, cậu cũng hâm mộ Shimizu nhưng lại thường kém may mắn với con gái. Yamamoto khoác áo số 4.

Kozume KenmaSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu giữ vị trí chuyền hai [Setter]. Kenma được nhắc đến như là "trái tim" và "bộ não" của đội Nekoma bởi các đồng đội của mình. Cậu là một người vô cùng điềm tĩnh và có óc phân tích. Cậu hiếm khi mất bình tĩnh và thường không bao giờ cảm thấy hào hứng hay phấn khích về bất cứ điều gì [trừ video game]. Cậu trầm lặng, kín đáo và thường không nói ra ý kiến của mình vì sợ những gì mọi người có thể nghĩ về mình, và ghét trở nên nổi bật hay bị chú ý. Kenma không dễ tiếp cận và cậu cũng không dễ dàng kết bạn được với mọi người. Cậu hiếm khi bộc lộ cảm xúc, nên thường để lại cho người khác ấn tượng là một người lạnh lùng. Thế nhưng, cậu cũng quan tâm tới bạn bè của mình và để ý tới những điều nhỏ nhặt nhất trong thái độ của họ. Mặc dù có tính cách nhút nhát, Kenma lại khá giỏi với giác quan nhạy bén, khả năng phân tích tốt và có kĩ thuật đã bù lại cho sự thiếu sót của cậu trong sức mạnh, tốc độ và sức chịu đựng. Kenma khoác áo số 5.

Fukunaga ShōheiSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker]. Cậu có tính cách trầm lặng và hiếm khi nói. Nhưng trong phần OVA, cậu đã giúp Yamamoto và Kenma đang cãi nhau trong việc té một xô nước hạ hoả họ trước mặt các anh năm 3, điều đó khiến cậu thể hiện rõ sự đáng yêu và quan tâm đồng đội. Fukunaga khoác áo số 6.

Inuoka SōSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu ở vị trí chắn giữa [Middle Blocker] trong đội. Sau này, cậu chuyển sang làm tay đập biên [Wing Spiker] sau khi vị trí thông thường của cậu bị thay thế bởi Lev. Giống Hinata, Inuoka cũng có tính cách vui vẻ và hào hứng, do vậy mà hai người thân với nhau rất nhanh. Cậu là người đầu tiên có thể chặn được đòn công nhanh lập dị của Hinata và Kageyama. Inouka cao và hay phấn khích, cũng như đã chân thành khen ngợi Hinata vì đã nhanh chóng tiếp thu được việc những đòn công của họ bị chặn chỉ trong một trận đấu. Cậu trở thành bạn tốt với Hinata, dù về cơ bản thì hai người là đối thủ, và thường giao tiếp với nhau bằng những tiếng mà không ai có thể hiểu được. Inouka khoác áo số 7.

Haiba LevSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu là một trong những tay chắn giữa [Middle Blocker] của đội và thường tự nhận mình là Ace. Lev là thành viên cao nhất trong đội và là con lai, mang hai dòng máu Nhật - Nga, mặc dù cậu chỉ nói tiếng Nhật. Cậu có tính cách vui vẻ và rất yêu đời. Do không có kinh nghiệm chơi bóng chuyền từ trước nên cậu đã không có mặt trong trận đấu tập đầu tiên giữa Nekoma và Karasuno. Giống Hinata, Lev cũng có mong ước được trở thành Ace của đội, dù cậu vẫn đang luyện tập những kĩ năng cơ bản của mình. Cậu thường tập luyện với Kenma, người được huấn luyện viên Nekomata giao cho việc "chăm sóc Lev", để cải thiện kĩ năng của mình. Lev làm Kenma nhớ tới Hinata vì cùng có tính phấn khích, cố chấp và vẫn còn nghèo nàn ở những kĩ năng cần thiết như giao bóng và đỡ bóng. Cậu cũng tập với Kuroo, người đã dạy cậu kĩ thuật read-blocking. Lev khoác áo số 11.

Shibayama YūkiSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu là một trong những thành viên giữ vị trí Libero của đội và là thành viên thấp nhất. Cậu vô cùng tôn trọng Yaku nhưng lại không tự tin vào kĩ năng của bản thân. Chính vì vậy, cậu luôn cảm thấy áp lực khi phải làm tốt như đàn anh của mình. Shibayama khoác áo số 12.

Cao trung Aoba JōsaiSửa đổi

Cao trung Aoba Jōsai [青葉城西高校, Aoba Jōsai Kōkō], hay gọi ngắn gọn là Seijō [青城, Seijo], là một trường cao trung tư thục ở quận Miyagi. Đây là một ngôi trường mạnh có đội bóng chuyền nam nằm trong top 4 của quận. Aoba Johsai được biết đến với phong cách chơi mạnh mẽ và có chiến lược. Theo huấn luyện viên Ukai, họ là một đối thủ khó nhằn với Karasuno, là "kẻ thù không đội trời chung" của Karasuno trong quận Miyagi. Đây là một đội bóng mạnh và cân bằng, khi mà mỗi thành viên đều có thể đến bất cứ ngôi trường nào và trở thành Ace ở đó, nếu họ đã không gia nhập Aoba Johsai. Aoba Johsai từ trước tới nay luôn đủ điều kiện để tiến được vào vòng chung kết của cả Giải Liên trường lẫn Giải Mùa xuân, nhưng đều bị đánh bại bởi Shiratorizawa. Màu của đội là trắng và ngọc lam, còn biểu ngữ có dòng chữ "Thống Trị Sân Đấu".

Oikawa TōruSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí chuyền hai [Setter] đồng thời là đội trưởng của đội bóng. Được biết đến là một trong những chuyền hai xuất sắc nhất trong quận Miyagi, Oikawa từng là đàn anh của Kageyama khi cả hai còn chơi cho đội bóng hồi cấp 2 là Kitagawa Daiichi. Vì thế, cậu thường được Hinata gọi là "Đại Đế Vương". Cậu được biết đến là rất "xấu tính" và hay tự mãn với cả các đối thủ lẫn chính các đồng đội của mình. Mặc dù có sự nổi tiếng, có nhiều fangirl xung quanh và khá trẻ con, Oikawa là một cầu thủ xuất sắc toàn diện và vô cùng nghiêm túc với môn bóng chuyền. Oikawa vô cùng chăm chỉ và thường luyện tập thêm những bài tập nặng khác sau các buổi tập thường ngày với cả đội. Cậu thường dành thời gian xem lại các trận đấu cũ của các đối thủ của cậu, quan sát các động tác của họ và lập chiến lược để đánh bại chúng. Cậu cũng rất thông minh, đầy mưu mẹo và có thể dễ dàng nhận ra điểm yếu của cả đồng đội lẫn của đối thủ. Dù có tài năng nổi bật, Oikawa lại là một người không vững, cảm thấy bản thân yếu kém so với những cầu thủ "thiên tài" như Kageyama và tự trách sự yếu kém của mình khi để thua Shiratorizawa. Chính vì thế, cậu thường luyện tập quá sức mình để có thể bù đắp lại thất bại đó, thậm chí đến mức bị chấn thương. Mặc dù luôn bị những trò đùa của Oikawa làm cho cáu tiết, cả đội vẫn luôn vô cùng tôn trọng cậu và hoàn toàn tin tưởng cậu. Cậu và các thành viên năm ba đặc biệt thân thiết với nhau, tất cả đều mong mỏi có thể tiến được tới Giải Toàn quốc trước khi tốt nghiệp cấp 3. Cậu và Iwaizumi là bạn thân từ nhỏ và đã chơi bóng chuyền cùng nhau một thời gian dài. Hai người đều có sự đồng đều hoàn toàn trong suy nghĩ với nhau, cả trong lẫn ngoài sân đấu.Biết được rằng mặc dù luôn mỉm cười, nhưng nụ cười của Oikawa hiếm khi chân thành. Oikawa khoác áo 1.

Matsukawa IsseiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker]. Cậu là người bình tĩnh và thường làm trò đùa, dù có vẻ ngoài nghiêm túc. Khi Oikawa chuẩn bị giao bóng, cậu đã nói trước món ramen để nhắc Oikawa rằng nếu cậu không giao được bóng qua lưới thì sẽ phải bao cả nhóm. Cậu có mối quan hệ rất thân thiết với các thành viên năm ba, đặc biệt là với Hanamaki, người mà cậu gần như luôn ở bên cạnh. Hai người cũng được thấy đã đổi áo khoác cho nhau hơn một lần. Cả hai đều hào hứng xem Oikawa trêu chọc Iwaizumi và nhìn Iwaizumi trả đũa. Cậu thường xen vào lời trêu chọc của chính mình. Matsukawa khoác áo số 2.

Hanamaki TakahiroSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker]. Cậu là một cầu thủ bình tĩnh, tinh ý và mẫn cảm, có thể đọc được tình huống trận đấu khá tốt và thường giữ yên lặng trong suốt các trận. Dù vậy, cậu cũng có khiếu hài hước, đặc biệt với các thành viên năm ba và nhìn chung thân thiết với các thành viên khác trong đội. Hanamaki được thấy đã giơ kí hiệu chữ V khi Oikawa khen cậu. Cậu rất gần gũi với các học sinh năm ba, đặc biệt là với Matsukawa, người mà cậu thường đổi áo khoác cho và gần như luôn ở bên cạnh. Hanamaki khoác áo số 3.

Iwaizumi HajimeSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu là đội phó, giữ vị trí Ace và là một tay đập biên [Wing Spiker]. Iwaizumi là một người đồng đội nghiêm khắc nhưng đáng tin cậy. Cậu là một tay đập cánh tài năng được biết đến với những cú đập bóng mạnh mẽ và chơi cùng Oikawa, người thường gọi cậu bằng biệt danh "Iwa-chan". Cậu là người chín chắn và có thể lực rất tốt. Cậu có tinh thần cổ vũ cho tất cả mọi người, kể cả Kageyama, bất kể quá khứ của cậu với Oikawa. Iwaizumi thường dùng đến bạo lực với Oikawa bất cứ khi nào cậu trêu chọc hay khiêu khích mình, tuy nhiên, Iwaizumi vô cùng quan tâm tới Oikawa và tin tưởng cậu. Cậu luôn kiểm tra Oikawa và ngăn cậu làm những việc có hại bằng cách không cho cậu luyện tập quá sức và la cậu vì những trò trẻ con của mình. Vì tài năng và có thái độ cứng rắn nhưng vẫn quan tâm người khác, cậu được coi là một người đội trưởng và rất được tôn trọng trong đội. Iwaizumi và Oikawa là bạn thân từ khi còn nhỏ, đã đi học cùng nhau và chơi bóng chuyền cùng nhau. Iwaizumi khoác áo số 4.

Yahaba ShigeruSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu giữ vị trí chuyền hai [Setter]. Bản tính của cậu là một người thích khoe khoang. Yahaba không thích Kyōtani, vì dù không còn đến luyện tập nữa nhưng vẫn được chọn để chơi chính thức. Cậu là người duy nhất trong đội quở trách Kyōtani vào mặt vì đã là một cầu thủ mạo hiểm, ích kỉ và gây nguy hại tới cơ hội cuối cùng của các thành viên năm ba để có thể tiến tới Giải Toàn quốc. Yahaba khoác áo số 5 vào những trận đấu bình thường và số 6 ở Giải Mùa xuân.

Watari ShinjiSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là Libero duy nhất của đội. Cậu có vẻ thích được thử thách, khi đã mỉm cười khi thấy Nishinoya bắt chước lại kĩ thuật đập bóng từ sau vạch ba mét của mình. Watari cũng được thấy là rất nhẹ nhàng và thường khuyến khích người khác khi cậu cố gắng khích lệ Kyōtani sau khi cậu làm mất một điểm, mặc cho việc Kyōtani không có mối quan hệ tốt với cả đội. Trước đó, Watari cũng từng là một chuyền hai. Watari khoác áo số 7.

Kindaichi YūtarōSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu chơi ở vị trí chắn giữa [Middle Blocker] và từng là đồng đội cũ của Kageyama khi còn ở Sơ trung Kitagawa Daiichi. Cậu còn bị gọi là "Đầu Củ Cải" bởi Hinata và Tanaka. Là một nạn nhân của sự hung hăng đến từ Kageyama trước kia, cậu và Kunimi là những người đã đề nghị huấn luyện viên của đội cho Kageyama ra ngồi dự bị. Dù nói rằng không quan tâm chuyện gì đã xảy ra với Kageyama, cậu vẫn cảm thấy tội lỗi khi thấy Kageyama đã trở nên dịu dàng hơn và thậm chí còn gắn kết được với đội bóng mới của mình. Khi chứng kiến mối quan hệ đáng ngạc nhiên của Kageyama với các thành viên của Karasuno, Kindaichi cảm thấy phần nào bị đánh bại, khiến Kunimi phải trừng phạt cậu vì điều đó. Cậu là bạn thân với Kunimi và hết mực tôn trọng Oikawa và Iwaizumi, khi đã biết cả ba người từ khi còn ở Kitagawa Daiichi. Kindaichi khoác áo số 12.

Kunimi AkiraSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu chơi ở vị trí đập biên [Wing Spiker] và từng là đồng đội cũ của Kageyama khi còn ở Sơ trung Kitagawa Daiichi. Cậu có một tính cách thờ ơ và lười biếng và thường không chơi hết sức lực của mình, khiến Kageyama từng phải liên tục trách móc. Ngược lại, Oikawa lại cho phép và khen ngợi lối chơi của cậu, điều này cho phép cậu tiết kiệm năng lượng của mình cho nửa sau của trận đấu, khi mà những người khác đã kiệt sức, giúp cậu có cơ hội ghi điểm cao hơn và làm cậu trở thành một cầu thủ tin cậy. Cậu trầm lặng và không thích những người ồn ào, năng động. Kageyama từng nói rằng Kunimi chưa bao giờ cười khi họ còn chơi cho Kitagawa Daiichi, nhưng lại để ý thấy rằng cậu đã cười và còn ăn mừng với các đồng đội mới ở THPT. Điều này đã khiến Kageyama cảm thấy thua kém Oikawa, người dường như luôn cố gắng thể hiện điều tốt nhất ở mỗi người. Kunimi là bạn thân với Kindaichi, người thường bị cậu tát vì cảm thấy tội lỗi về quá khứ với Kageyama. Kunimi khoác áo số 13.

Kyōtani KentarōSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker] và có biệt danh là "Chó Điên" do Oikawa đặt, là một cách chơi chữ trên phần đầu của tên cậu và là để miêu tả hành vi khó đoán của cậu. Cậu được huấn luyện viên Ukai miêu tả như là một con dao hai lưỡi vì dù có các cú đập bóng, bật nhảy và tốc độ mạnh mẽ, lối chơi của cậu lại quá liều lĩnh khi luôn đập bóng với 100% sức lực mà không kiểm tra xem cậu có bị chặn trước hay không. Cậu có tính tình hung hăng và hiếm khi nói chuyện với các đồng đội của mình, thường xuyên xông vào họ và trở nên giận dữ khi bị dùng làm cò mồi, ngay cả khi nó thành công. Cậu hoàn toàn không có khả năng làm việc nhóm và, ngoại trừ Iwaizumi, cũng không tôn trọng các đàn anh, thường xuyên làm các thành viên năm ba và năm hai tức giận. Mặc dù có tính cách thô lỗ, Kyōtani là một cầu thủ mạnh và đội bóng hồi cấp 2 của cậu được biết là chỉ mạnh lên trong những năm có cậu chơi. Cậu có sự kiểm soát cơ thể cùng kĩ thuật nhảy phát bóng tốt, và có thể đập bóng bằng cả hai tay. Mặc dù cậu chỉ nghe lời Iwaizumi, người mà cậu đã nhiều lần thách đấu nhưng đều thua trong các cuộc thi thể thao, Oikawa mới là người có thể làm cho cậu trở nên có ích nhất trong các trận đấu. Kyōtani khoác áo số 16.

Cao trung Date TechSửa đổi

Cao trung Công nghiệp Date [伊達工業高校, Date Kōgyō Kōkō], hay ngắn gọn là Datekō, nằm ở quận Miyagi. Đội Date chuyên về chắn bóng và có tỉ lệ chắn bóng thành công cao nhất trong cả quận, vì vậy được cho biệt danh "Bức Tường Sắt". Đồng phục của đội là màu trắng và xanh mòng két, còn biểu ngữ có dòng chữ "Bức Tường Sắt của Date". Đội được biết đến với kĩ thuật read-blocking và có hàng phòng thủ chắn bóng ba người.

Moniwa KanameSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu chơi vị trí chuyền hai [Setter] và là đội trưởng của đội trong Giải Liên trường. Trước khi Moniwa tốt nghiệp, cậu đã có một khoảng thời gian khá khó khăn với các thành viên năm hai vì họ không chịu nghe lời cậu, và cậu thường phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của những đồng đội khác để có thể kiểm soát họ. Moniwa khoác áo số 2.

Kamasaki YasushiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu chơi ở vị trí chắn giữa [Middle Blocker] và là đội phó của đội. Cậu là một người ồn ào và hay gây lộn với Futakuchi, làm Moniwa luôn phải nhờ Aone ngăn lại. Kamasaki khoác áo số 1.

Futakuchi KenjiSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu chơi ở vị trí đập biên [Wing Spiker] và là đội trưởng của đội sau khi Moniwa tốt nghiệp. Cậu và Kamasaki không hề thân thiết và luôn luôn cãi nhau. Cậu thường có thái độ khá ung dung và hay gây rắc rối cho các đàn anh của mình trước khi họ tốt nghiệp. Khi trở thành đội trưởng, cậu được nhắc nhở về việc mình đã từng khiến các đàn anh của mình gặp khó khăn như thế nào sau khi chăm sóc lính mới đầy năng lượng của đội, Koganegawa. Vì học cùng lớp nên Futakuchi thường được thấy đi với Aone giữa các trận đấu và ở trong trường. Cậu là một trong nhiều cầu thủ đáng chú ý lập nên "Bức Tường Sắt". Cậu có một mối thù với đội Karasuno vì đã không thể chắn được bóng của họ ở trận cuối. Futakuchi ban đầu khoác áo số 6 nhưng sau đó đã chuyển sang số 2 khi trở thành đội trưởng.

Aone TakanobuSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu chơi ở vị trí chắn giữa [Middle Blocker] và là trụ cột chính trong hàng phòng thủ của Date Tech. Aone cao và có ngoại hình khó gần, nhưng thực ra cậu rất tốt bụng và nhẹ nhàng. Cậu không hay nói chuyện nhiều, và chỉ nói khi thực sự cần thiết. Trước trận đấu với Karasuno, Aone có thói quen chỉ ra Ace của đối thủ ngay khi gặp họ, làm cho Asahi sợ hãi. Cậu bắt đầu trở nên thân thiết hơn với Hinata sau trận đấu với Karasuno, công nhận năng lực làm một cò mồi hoàn hảo của cậu dù có thân hình nhỏ bé. Cậu thậm chí còn cảm thấy bị xúc phạm thay cho Hinata khi Futakuchi gọi Hinata là vô dụng nếu không có Kageyama, và sau đó đã lưu ý Koganegawa rằng không phải lúc nào người cao lớn và mạnh mẽ mới khó bị đánh bại. Cậu thường được đội trưỏng Moniwa giao cho trách nhiệm ngăn Kamasaki và Futakuchi khỏi gây lộn với nhau. Aone ban đầu khoác áo số 7, nhưng sau đó đã chuyển sang số 1 sau khi các thành viên năm ba tốt nghiệp.

Obara YutakaSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu ở vị trí đập biên [Wing Spiker]. Obara khoác áo số 12.

Sakunami KōusukeSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu giữ vị trí Libero của đội. Cậu học cùng lớp với Koganegawa, và được huấn luyện viên của họ giao nhiệm vụ "chỉ đạo" cậu, vì Koganegawa vẫn bị thiếu sót về kỹ năng chơi bóng chuyền. Sakunami khoác áo số 13.

Koganegawa KanjiSửa đổi

Học sinh năm nhất. Mặc dù cậu không tham gia ở Giải Liên trường, cậu cũng đã trở thành một chuyền hai sau khi các học sinh năm ba tốt nghiệp. Thế mạnh của Koganegawa là có một chiều cao vượt trội so với các học sinh năm nhất khác. Dù vậy, cậu vẫn còn thiếu kỹ năng và chưa quen với vị trí chuyền hai, thường xuyên chuyền bóng quá cao hay thậm chí là chuyền bóng ra ngoài biên. Cậu luôn tràn đầy năng lượng và tin rằng một cầu thủ nên chơi hết sức mình trong một trận đấu. Cậu sau đó cũng đã làm bạn với Hinata. Cậu là một tay chắn bóng tốt nhờ vào chiều cao của mình, và là một phần trong hàng chắn của đội.

Học viện FukurōdaniSửa đổi

Học viện Fukurōdani [梟谷学園, Fukurōdani Gakuen] nằm ở Tokyo. Từ "fukurō" [梟] trong tên trường có nghĩa là "chim cú mèo" trong tiếng Nhật, đồng thời cũng là linh vật của trường. Fukurōdani là một ngôi trường mạnh nằm trong top 4 của thành phố Tokyo và đã từng nhiều lần tiến vào Giải Toàn quốc. Họ là một đội bóng đặc biệt toàn diện được dẫn dắt bởi đội trưởng Bokuto Kōtarō, một trong top 5 Ace của Nhật Bản. Họ thường tổ chức các trại huấn luyện với những ngôi trường khác trong vùng Kantō như THPT Nekoma, Ubugawa và Shinzen; nhóm các trường này được gọi là Khối Học viện Fukurōdani. Màu của đội là đen, trắng và vàng kim, còn trên biểu ngữ có câu "Một quả bóng, trái tim và tâm hồn".

Bokuto KōtarōSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker], Ace và là đội trưởng của đội. Cậu là một trong top 5 Ace của Nhật Bản và chỉ suýt soát vào được top 3. Bokuto rất đam mê và nhiệt tình với môn bóng chuyền. Cậu bị các đồng đội gọi là "đầu óc đơn giản" và dễ dàng trở nên vui vẻ bởi những cú đập bóng thành công của mình và lời khen ngợi từ người khác, đặc biệt là từ Akaashi. Bất chấp tính cách trẻ con của mình, Bokuto rất nghiêm túc với bóng chuyền và được biết đến với ngay cả những cầu thủ từ các khu vực khác nhờ tài năng tuyệt vời và sự hiện diện trong trận đấu của mình. Cậu đặc biệt nổi tiếng với những cú đập bóng chéo sân và dọc đường biên, khiến đội đối thủ rất khó để đỡ bóng. Tuy nhiên, Bokuto lại có tâm trạng vô cùng thất thường mà các thành viên gọi là "chế độ thoái chí", khi mà ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm thay đổi tâm trạng của cậu và từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc thi đấu. Mặc cho những rắc rối mà cậu gây ra, cả đội, đặc biệt là Akaashi, vẫn kiên nhẫn với cậu và cùng nhau thúc đẩy tinh thần cho Bokuto để đưa cậu trở lại trạng thái tốt nhất của mình. Bokuto là người xã giao và dễ dàng kết bạn với những ngôi trường khác. Trong trại huấn luyện, cậu trở nên thân thiết với Hinata và đã dạy cậu nhiều kĩ thuật khác nhau, gọi cậu là "đệ tử số một" của mình. Cậu là bạn thân với Kuroo, cũng như đã luyện tập chắn bóng với Tsukishima. Bokuto luôn ở cạnh Akaashi dù là trong những giờ tập luyện, giữa các trận đấu hay ở trường. Takeda đã nhận xét rằng Bokuto là một cầu thủ "kỳ lạ" có thể khởi dậy tinh thần của cả đồng đội lẫn đối thủ, và ngay cả khi là đối thủ thì mọi người cũng muốn cổ vũ cho cậu. Bokuto khoác áo số 4.

Akaashi KeijiSửa đổi

Học sinh năm hai. Cậu là đội phó và giữ vị trí chuyền hai [Setter] của đội. Cậu là một cầu thủ thông minh, có óc phân tích cao, thường dượt lại nhiều tình huống và kết quả trước khi quyết định làm gì đó. Cậu là người lịch sự và điềm tĩnh, thường được thấy với khuôn mặt vô cảm hoặc hơi căng thẳng, thường là do tâm trạng thất thường sắp xảy ra của Bokuto. Akaashi rất kiên nhẫn với Bokuto, và là người đi đầu của đội trong việc xử lý tâm trạng thất thường của cậu. Cậu quan sát và theo dõi cảm xúc của Bokuto trong các trận đấu để đánh giá xem liệu "chế độ thoái chí" của cậu có xuất hiện hay không; khi nó xảy ra, Akaashi cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang làm phiền Bokuto và giúp cậu trở lại bình thường, dù nó chỉ đơn giản là ra hiệu cho cả đội khen ngợi cậu hay dựng ra các vở kịch để Bokuto có thể lấy lại tinh thần của mình. Các kĩ năng của cậu đều rất cân bằng và một chuyền hai tài năng, có thể kiến tạo một cách chính xác và nhanh chóng các pha bóng thành công cho đội. Cậu còn có thói quen lơ đễnh nghịch bàn tay của mình. Mặc dù nói rằng mình vẫn chưa hoàn toàn hiểu được cách Bokuto hoạt động ra sao, Akaashi vẫn có thể ghi nhớ trong đầu ít nhất 37 điểm yếu của Bokuto. Akaashi khoác áo số 5.

Washio Tatsuki

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker] trong đội. Cậu cao, nghiêm nghị và khá trầm tính. Mặc dù Washio không tích cực như các thành viên khác trong việc khích lệ Bokuto, nhưng cậu vẫn luôn ủng hộ và tin tưởng vào Bokuto, biết rằng cậu cuối cùng rồi cũng sẽ ổn. Washio khoác áo số 2.

Sarukui Yamato

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker]. Cậu thường được các đồng đội gọi bằng biệt danh "Saru". Cậu, Konoha và Komi thường giúp Akaashi khích lệ Bokuto. Sarukui khoác áo số 3.

Konoha Akinori

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí đập biên [Wing Spiker]. Konoha là một cầu thủ dễ chịu và cân bằng, cậu từng bị một cổ động viên của Fukurōdani gọi là "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" làm cậu rất khó chịu. Cậu thường giúp Akaashi đối phó với Bokuto, tuy nhiên, không như Akaashi, cậu thích dùng những cách bạo lực hơn, như đập vào lưng cậu hay nhào vào cậu từ đằng sau. Sự hung hăng của cậu là kiểu "yêu cho roi cho vọt", vì cậu hoàn toàn tin tưởng vào Bokuto, thậm chí còn nói với Akaashi rằng cậu có thể lờ Bokuto đi vì cuối cùng thì Bokuto cũng sẽ trở lại. Konoha khoác áo số 7.

Anahori Shuichi

Học sinh năm nhất. Cậu là một chuyền hai [Setter] trong đội. Anahori khoác áo số 10.

Komi Haruki

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí Libero trong đội. Cậu là người hướng ngoại và đầy năng lượng, và là thành viên thấp nhất của Fukurodani. Cậu thường cố gắng động viên Bokuto khi cậu bị mất tinh thần. Komi khoác áo số 11.

Onaga Wataru

Học sinh năm nhất. Cậu giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker] trong đội. Onaga khoác áo số 12.

Học viện ShiratorizawaSửa đổi

Học viện Shiratorizawa [白鳥沢学園, Shiratorizawa Gakuen] là một trường Cao trung nằm ở thành phố Sendai, thủ đô của tỉnh Miyagi. Hai chữ cái đầu tiên của tên trường [白鳥] có nghĩa là "thiên nga" trong tiếng Nhật, nhưng vì bản dịch trực tiếp là "con chim trắng" nên linh vật của trường là đại bàng trắng. Họ là nhà vô địch bất bại của tỉnh Miyagi và đứng trong top 8 của Nhật Bản, được dẫn dắt bởi đội trưởng Ushijima Wakatoshi, người đứng trong top 3 Ace của khối Cao trung trong nước. Theo huấn luyện viên Ukai, sức mạnh của Shiratorizawa giống như "phép cộng", kết hợp thế mạnh của từng thành viên, ngược lại với "phép nhân" của Karasuno. Shiratorizawa còn nổi tiếng với các kì thi đầu vào cực kì khó để đỗ. Vì vậy, đa số các thành viên của đội [trừ Shirabu] đều được lựa chọn riêng thông qua các học bổng thể thao. Màu của trường là đỏ nâu và trắng, trên biểu ngữ có câu "Sức Mạnh Mãnh Liệt".

Ushijima WakatoshiSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ ở vị trí đập bóng [Wing Spiker], Ace và là đội trưởng của đội. Đôi khi cậu được gọi bằng biệt danh "Ushiwaka". Ushijima đã vào học trường Shiratorizawa từ hồi cấp 2. Cậu là một trong top 3 Ace của Nhật Bản, và là đại diện duy nhất của vùng Tōhoku được chọn để chơi cho đội U-19 của Nhật trong Giải trẻ Thế giới. Cậu được biết đến với sức mạnh kinh ngạc của mình, được thấy trong những cú giao bóng bùng nổ vô cùng khó để đỡ hay chắn.

Tendō SatoriSửa đổi

Học sinh năm ba. Cậu giữ vị trí chắn giữa [Middle Blocker]. Tendō được mệnh danh là "Quái Vật Phỏng Đoán" bởi các đội khác bởi khả năng chặn đoán [Guess Block] của mình và gần như các phán đoán của cậu đều chính xác. Vì thế, cậu luôn rất tự tin vào kỹ năng này của mình. Tendō là môt người vui vẻ và ồn ào, mặc dù có chút mỉa mai với người khác. Cậu thích trêu chọc cả đồng đội lẫn đối thủ của mình. Tuy nhiên, khi cậu đã vào trận đấu thì liền trở thành một người khác, đáng sợ hơn, và thích thưởng thức vẻ mặt thất bại của người khác mỗi khi họ bị đánh bại. Cậu hay hát: " baki baki...... " mỗi khi đội nhà ghi điểm. Tendō khoác áo số 5.

Goshiki TsutomuSửa đổi

Học sinh năm nhất. Cậu giữ vị trí đập cánh [Wing Spiker] và là một Ace tiềm năng của đội. Goshiki là một người chăm chỉ, có tham vọng và thích khoe khoang. Mỗi lần cậu thực hiện một động tác tốt, cậu sẽ nhìn xung quanh trong sung sướng và tự hỏi xem có ai chứng kiến không. Cậu cũng thường đáp lại những điều mà các đồng đội nói một cách hào hứng dù không hiểu gì cả. Goshiki đặc biệt ngưỡng mộ Ushijima và mơ ước sẽ trở thành một Ace giỏi hơn cậu. Goshiki khoác áo số 8.

Shirabu Kenjirō

Semi Eita

1. Các vị trí trong bóng chuyền là gì?

Trên thực tế thì trong các đội hình thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp đều được chia thành 5 vị trí bao gồm vị trí chuyền 2, vị trí tay đập ngoài [còn gọi là tay đập bên trái hay chủ công], vị trí tay đập giữa [phụ công], vị trí tay đập đối diện [còn gọi là tay đập phải hay đối chuyền] và vị trí Libero [còn được gọi là chuyên gia phòng thủ]. Mỗi một cá nhân đứng ở các vị trí trong bóng chuyền đều quan trọng Vị trí trên sân bóng chuyền

1.1. Chuyền 2

Chuyền 2 là vị trí bóng chuyền nhằm đảm nhiệm việc điều tiết và cũng là sự phối hợp của toàn đội. Vận động viên [VĐV] ở vị trí chuyền 2 là người sẽ chạm bóng ở lần thứ 2 và họ có nhiệm vụ đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để có thể ghi điểm. Giữa vị trí chuyền 2 và các tay đập phải có một sự ăn khớp với nhau, sắp xếp chặt chẽ để giữ nhịp cho cả đội. Do vậy mà cần chọn tay đập phù hợp cho các đợt tấn công để có thể chuyền bóng. Chuyền 2 phải là người nhanh nhẹn, người có nhiều kinh nghiệm, có chiến thuật đúng đắn và có tốc độ cao trong việc di chuyển khắp mặt sân.

1.2. Libero

Libero hay còn gọi là vị trí chuyên gia phòng thủ. Những người nắm giữ vị trí này có nhiệm vụ sẽ đỡ bóng lần thứ nhất, cứu bóng, những bàn suýt thua cho toàn đội và bao gồm cả nhiệm vụ giao bóng. Libero thường là những người có được phản ứng trước tiên trên sân và có khả năng quan sát, nắm bắt tình huống tốt. Libero trong tiếng Anh thì có nghĩa là "tự do" và khi đảm nhiệm vai trò ở vị trí này, họ hoàn toàn có thể thay thế cho bất kì ai khác trên sân trong trận đấu. Tuy nhiên, từng trận thì họ chỉ có thể thay thế cho một vị trí duy nhất ở trong đội. VĐV Libero sẽ mặc trang phục khác màu hơn so với những thành viên còn lại trong đội.

1.3. Middle Blockers

Middle Blockers có nghĩa là "tay chắn giữa" hay còn có cách gọi khác đó là Middle Hitters [tiếng Việt là tay đập giữa]. Nắm giữ ở vị trí này, người VĐV có thể thực hiện các đợt tấn công rất bất ngờ khi đang ở gần vị trí chuyền 2. Ngoài ra, vị trí Middle Blockers còn có nhiệm vụ là phòng thủ, một cách vừa phải giúp ngăn chặn các đợt tấn công của đối thủ và tạo một hàng chắn kép tại phần biên. Thông thường thì một đội bóng chuyền chơi chuyên nghiệp có tầm 2 vị trí Middle Blockers.

1.4. Outside Hitters

Outside Hitters dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là tay đập ngoài, VĐV biên hay còn có tên gọi khác là chủ công. Đây là một trong các vị trí trong bóng chuyền rất quan trọng. Bởi lẽ, người đảm nhiệm vị trí này thường sẽ là tay đập chính trong đội và họ nhận gần như tất cả bóng từ phía chuyền 2. Những trái bắt bóng lần đầu không được tốt sẽ thường được chuyền cho Outside Hitter hơn là cho Middle hay cho Opposite Hitter. Thường thì sẽ có khoảng hai Outside Hitter ở mỗi đội trong trận đấu.

Vị trí Outside hitter

1.5. Opposite Hitters hay Right Side Hitters

Opposite Hitters dịch ra thì có nghĩa là tay đập biên bên phải [hay còn gọi là đối chuyền]. Họ có nhiệm vụ giữ phòng thủ ở khu vực ngay phần lưới. Họ sẽ phải tạo nên một hàng chắn thật tốt để chặn đứng những cú dứt điểm từ Outside Hitter đội đối phương và đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò như một chuyền 2 phụ.

Players

Setter

Setters orchestrate the attacks. They are the playmakers of the volleyball team and are analogous to point guards and quarterbacks[2]. Their responsibilities are to run the team's attacks and build up potential scoring opportunities for the team. They aim for the second touch and their main responsibility is to place the ball in the air for the attackers to send into the opponents' court for a point[3].

They play both front row and back row; therefore they need to be able to both block [defending] and serve [attacking][2]. They have to be able to operate with the spikers, manage the tempo of their team's side of the court, and choose the right attackers to set to[3]. Setters need to be able to make quick and skillful evaluations, good communication skills and tactical accuracy and must be quick enough to move around the court.

Middle Blockers

Middle Blockers are also known as Middle Hitters[3].

For defending, middle blockers are near the net in the middle of the court, between the two outside blockers. They are primarily responsible for blocks, meaning they must attempt to stop equally fast plays from their opponents and be able to quickly set up a double block at the sides of the court[3].

For attacking, middle blockers perform very fast attacks that usually take place near the setter[3]. They will usually hit quick sets or serve as decoys to confuse the opponents' blockers if their passes are good enough.

For a non-beginners play, every team will have two middle blockers[3].

Libero

Liberos are exclusively defensive positions. They are responsible for receiving an attack or serve and are usually the players on the court with the quickest reaction time and best passing skills. They also showcase impressive reading skills, meaning they can see/predict where the ball will go. A common misconception is that liberos are ambidextrous in life, when in fact they are usually only ambidextrous in volleyball. This gives them an edge when playing defense as they can receive hard to get balls from either side with equal success.Liberomeans 'free' inItalian because liberos have the ability to substitute for any other player on the court during each play[3]. However, they can't be switched in/out with the player about to serve or be switched in/out during a rally. Once a libero is switched out, they must remain off the court for a point before returning to the court which is accomplished if they are switching for someone after they are done the serving. They are meant to switch out with those with the weakest receiving skills, this usually leads them to switch with the middle blockers as they are often extremely tall and have trouble receiving [though this is not always the case].

Liberos only play in the back row and are often the pillar of the defense. If a team is struggling with receiving, they will often try to find a way to change their formation in order to give the libero more court to cover or direct the ball to the libero to improve their chances of receiving the ball well. They have to wear a contrasting color compared with the rest of the team since the switch they make is considered anillegal substitution for other positions. For a libero, height doesn'tmatter since they aren't allowed to block, spike, or participate in mid-air combat as spikers can. This allows shorter players with strong passing and defensive skills to excel in the position and play an important role in the team's success[3]. Due to the rules, they can't become captain either, though liberos often have the qualities of a captain. A libero can pass a ball to a spiker, but he or she must follow specific rules; otherwise, it's a penalty. The rule that is addressed most in the anime is the rule stating a libero can't make an overhand toss to a spiker if they step overthe ten-foot line [in the anime liberos get around this by jumping over the line and tossing before they land].

Wing Spiker

Wing Spikers are the players who carry the serve receive responsibility along with the libero. They are usually the ones who attack with the ball, which the setter sets to the antenna at either the left or right side of the court, and usually scores the most points in the game. Spikers play both the front row and the back row.

Wing spikers are generally divided into two types:

  • Left-Wing Spikers, also known as Left-side Hitters or Outside Hitters, attack from near the left antenna. The outside hitter is usually the most consistent hitter on the team and gets the most sets. Inaccurate first passes usually result in a set to the outside hitter rather than the middle or opposite. Since most sets to the outside are high, the outside hitter may take a longer approach, always starting from outside the court sideline. For a non-beginners play, there are again two outside hitters on every team in every match.
  • Right-Wing Spikers, also known as Right-side Hitters or Opposite Hitters, carry the defensive workload for a volleyball team in the front row. Their primary responsibilities are to put up a well-formed block against the opponents' outside hitters and serve as a backup setter. Sets to the opposite usually go to the right side of the antennae[3]. There are two types of Opposite Hitters that teams generally use; in ordinary high school formations, the Opposite Position is given to Defensive Specialists with an overall balance play, while in professional formations, the Opposite Position is given to spikers with an overall immense Offensive capabilities, they tend to not receive or block, just attack.

Câu chuyện về “đôi bạn cùng tiến”

Haikyuu!xoay quanh câu chuyện về Hinata Shouyou, một nam sinh trung học vô cùng đam mê bóng chuyền, nhưng chỉ cao 1m62 và các kỹ năng khác gần như chỉ là một số không tròn trĩnh. Song hành với Hinata là Kageyama Tobio, một chuyền hai nổi tiếng trong khu vực và được mệnh danh là “Ông vua sân đấu”. Kageyama và Hinata vốn dĩ không hề hợp nhau, tuy nhiên, bằng một cách nào đó họ lại là một bộ đôi vô cùng ăn ý khi thi đấu.

Nhìn chung,Haikyuu!có một motif nhân vật chính tương đối phổ biến trong thể loại anime nói chung. Phim xoay quanh hành trình phát triển về kỹ năng lẫn sự thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bộ đôi nhân vật chính tại trường trung học Karasuno, ngôi trường bị chế nhạo với cái tên “Phế vương” trong môn bóng chuyền.

Cả Hinata và Kageyama đều có những vấn đề riêng của mình khi gia nhập đội bóng. Hinata được thiên phú cho phản xạ nhanh nhạy và khả năng bật cao không tưởng, tuy nhiên, cậu vô cùng vụng về ở những khả năng khác và cậu chỉ mong muốn được đập bóng. Cậu đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể cải thiện và ăn khớp với đồng đội-và cũng là đối thủ trong tiềm thức Kageyama.

Vài đường nét về truyện haikyuu



Tác giả

Haikyuu được vẽ vì người sáng tác Haruibỏ ra Furudate, hiện giờ đang thao tác làm việc cho doanh nghiệp Shueisha - một hãng kiến tạo sách cùng video game lừng danh của nước Nhật thành lập và hoạt động từ thời điểm năm 1925.

Bạn đang xem: Người khổng lồ tí hon haikyuu là ai

quý khách vẫn xem: Người lớn tưởng bé dại haikyuu là ai

Quá trình sáng sủa tác

Quá trình chế tác truyện kéo dài mang lại hiện nay đã hơn 8 năm Tính từ lúc 2012 khi cmùi hương truyện trước tiên được đăng bên trên Weekly Shonen Jump. Đây là 1 hành trình dài với thiệt mếm mộ khi người sáng tác sẽ thao tác ko ngừng ngủ để mang lại mang lại những hiểu trả yêu mến một tinh thần thể dục thể thao hoàn hảo nhất, niềm tin thượng võ và sự trân quý những quan hệ vào cuộc sống thường ngày.

Video liên quan

Chủ Đề