Xe đạp điện có phải là xe gắn máy

Thưc hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân tỉnh trong việc triển khai thực hiện công tác quản lý xe máy điện. Ngày 27/6/2016, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 1318/SGTVT-QLVTPL&NL nhằm giúp người dân trên địa bàn tỉnh tránh nhầm lẫn giữa xe máy điện và xe đạp điện. Theo đó:

1. Xe đạp điện: Theo QCVN 68:2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện” bản sửa đổi 1:2015, phần giải thích từ ngữ đã định nghĩa như sau:

- Xe đạp điện - Electric bicydes hoặc E-bike [sau đây gọi là Xe]: là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất [khi vận hành bằng động cơ điện] không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân [bao gồm cả ắc quy] không lớn hơn 40 kg.

- Xe vận hành bằng động cơ điện: là loại xe vận hành được bằng động cơ điện mà không cần sử dụng cơ cấu đạp chân.

- Xe trợ lực điện: là loại xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện. Khi dừng đạp chân thì động cơ điện cũng dừng hoạt động.

2. Xe máy điện: Theo QCVN 14:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy” được ban hành theo Thông tư 67/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015, phần giải thích từ ngữ đã định nghĩa như sau:

“Xe gắn máy: Phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3, nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW”

Như vậy, Xe máy điện là xe gắn máy có hai hoặc ba bánh, dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h và không bao gồm những phương tiện được định nghĩa là xe đạp điện như tại QCVN 68:2013/BGTVT.

Xe máy điện thuộc đối tượng phải đăng ký, quản lý còn Xe đạp điện không thuộc đối tượng đăng ký, quản lý.

Cổng TTĐT

Trong thời kỳ xã hội phát triển, hội nhập quốc tế ngày nay ở nước ta, phương tiện tham gia giao thông khá đa dạng như: xe máy, ô tô, tàu điện...nhưng phương tiện phổ biến nhất trong những năm gần đây đó là xe đạp điện, xe máy điện. Đây là phương tiện có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều lứa tuổi [nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh] phổ biến ở các thành phố và phương tiện này cũng gây ra không ít những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tuy nhiên, để xử lý những trường hợp gây tai nạn giao thông lại gặp rất nhiều khó khăn. Vậy hiểu như thế nào là xe máy điện, phân biệt nó với xe đạp điện như thế nào; người điều khiển có bắt buộc phải có giấy phép lái xe hay không là một câu hỏi cần phân biệt và căn cứ xử lý về hình sự đối với người điều khiển phương tiện này khi gây tai nạn.

Theo quy định tại khoản 18 và 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.

Như vậy, theo quy định trên xe máy điện và xe đạp điện là hai loại xe khác nhau. Trong đó, xe máy điện là một loại xe cơ giới còn xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ. Ngoài ra, căn cứ điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“d] Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 KW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ] Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e khoản này;

e] Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện]”.

Theo đó, xe đạp điện và xe máy điện được hiểu như sau:

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 KW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Xe máy điện là phương tiện cơ giới, khi hết điện, không thể đạp pê-đan cho nó chạy được như xe đạp điện.

Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện]”. Xe đạp điện có cơ cấu trợ lực bằng bàn đạp chân khi hết điện.

Ngày 22/10/2015, Bộ Công an ban hành Thông tư số 54/2015/TT-BCA quy định xe máy điện sẽ phải đăng ký như một chiếc xe máy bình thường, trong khi xe đạp điện thì chưa cần đăng ký sở hữu. Như vậy hệ thống văn bản pháp luật quy định loại phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện hiện nay đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, một trong số những quy định này đang bị bỏ ngỏnhư việc đăng ký, cấp giấy phép lái xe…, khiến tình trạng xe máy điện, xe đạp điện lưu thông vi phạm tràn lan trên đường và khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông, chưa kể việc xử lý về hình sự đối với người điều khiển phương tiện này chủ yếu là ở lứa tuổi học sinh [dưới 16 tuổi - chưa đủ tuổi chịu TNHS về hành vi này], gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng./.

Phạm Hữu Cường- Phòng 3, VKSND tỉnh Bắc Giang

Ngày nay, khái niệm xe máy điện đã không còn xa lạ gì với đa số người dân tại Việt Nam bởi đây là một phương tiện giao thông rất phổ biến trên cả nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

 

1. Khái niệm xe máy điện

Chúng ta có thể đưa ra khái niệm xe máy điện dựa trên điều 3, nghị định 171/2013/NĐ-CP [Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014]. Theo đó, xe máy điện là những xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50Km/h.

2. Xe máy điện khác gì với xe đạp điện

Dựa trên khái niệm xe máy điện ở trên thì chúng ta có thể đưa ra một số điểm khác biệt của nó với xe đạp điện, đó là:

+ Về hình thức bên ngoài

Xe máy điện không có bàn đạp hỗ trợ như xe đạp điện.

Mặt đồng hồ của xe máy điện phức tạp và hiển thị được nhiều thông số hơn của xe đạp điện.

Xe máy điện chỉ có một yên liền trong khi xe đạp điện thường có 2 yên tách rời.

Xe đạp điện thường có giỏ xe ở đằng trước còn xe máy điện không có giỏ và có cốp ở dưới yên để người dùng có thể để các đồ dùng cần thiết.

Xe máy điện có đèn xi nhan ở cả phía trước và phía sau trong khi xe đạp điện thường là không có. Đèn pha của xe máy điện có thể chiếu được ở 2 chế độ là gần và xa, còn xe đạp điện thì chỉ có một chế độ mà thôi.

Xe máy điện thì có phần khung sườn lòi ra ngoài ít bởi thường nó được bao bọc bằng lớp nhựa bảo vệ, còn xe đạp điện thì có phần khung sườn lòi ra lên tới hơn 50%.

 

+ Về động cơ

Xe máy điện là những xe điện có công suất động cơ lớn hơn 350W còn xe đạp điện thì ngược lại có công suất bé hơn 350W.

+ Về phanh xe                                                                 

Xe máy điện sử dụng cả phanh cơ và phanh đĩa trong khi xe đạp điện chỉ sử dụng phanh cơ mà thôi.

+ Về loại ắc quy sử dụng

Xe máy điện sử dụng loại ắc quy loại lớn 12V- 20A/ 1 cục trong khi xe đạp điện sử dụng ắc quy loại nhỏ 12V-12A/ 1 cục. Bình ắc quy tối thiểu của xe máy điện là 48V-20A, còn tối đa của xe đạp điện là 48V- 12A.

+ Về trọng lượng

Các xe máy điện thường có trọng lượng lớn hơn 50kg, trong khi đó trọng lượng xe đạp điện bé hơn 50kg.

 

+ Về quãng đường và tốc độ di chuyển tối đa

Với mỗi lần sạc xe máy điện có thể đi được quãng đường trên 60km với tốc độ lớn hơn 40Km/h còn xe đạp điện chỉ đi được quãng đường bé hơn 60km và tốc độ chỉ khoảng 25-40km mà thôi.

+ Về tải trọng

Các xe máy điện có trọng tải lớn hơn xe đạp điện. Nó có tải trọng lớn hơn 120kg và con số này đối với xe đạp điện là bé hơn 120kg.

+ Về các chức năng

Xe máy điện thường có chức năng báo chống trộm còn rất ít xe đạp điện có tính năng này.

Trên đây là khái niệm xe máy điện và một số điểm khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện. Với bài viết này hi vọng bạn đã hiểu rõ về 2 loại xe này và có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất cho mình. Hãy đến với thế giới xe điện để được tư vấn và chọn được chiếc xe ưng ý nhất.

Video liên quan

Chủ Đề