Xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc Tatanol

Trước khi cho trẻ uống thuốc, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến chất lượng thuốc vì họ hiểu rằng thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, chỉ có thuốc đạt chất lượng hay không đạt chất lượng, không có thuốc chất lượng loại 1, loại 2. Ngoài việc quan sát hình thức bên ngoài của thuốc, phụ huynh lưu ý rất cẩn thận hạn dùng của thuốc.

Cách xem hạn sử dụng trên vỉ thuốc

Hạn dùng của thuốc là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng quy định. Nói cách khác hạn dùng của thuốc là thời hạn mà quá mốc đó, thuốc sẽ không được phép bán trên thị trường và cho bệnh nhân sử dụng.

Tùy loại thuốc mà hạn dùng có thể từ 2-5 năm. Hạn dùng là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không. Một thuốc có thể không còn đạt chất lượng khi vẫn còn hạn dùng nhưng một thuốc quá hạn thì chắc chắn không đủ chất lượng để lưu thông trên thị trường.

Hạn dùng của thuốc là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng

Theo quy định của Bộ y tế, hạn dùng được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm:

- Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ.

- Số chỉ năm là hai con số cuối của năm.

Kí kiệu:

NSX/SX/ Data of mfr: Ngày sản xuất

HSD/HD/Exp. Date: Hạn sử dụng

Lô SX: Số lô sản xuất

Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 30/08/2014, nghĩa là trong thời gian từ lúc phụ huynh mua thuốc đến ngày 29/8/2014, nếu thuốc được bảo quản đúng quy định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 30/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa. Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2014, nghĩa là từ ngày 01/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng.

Uống thuốc quá hạn dùng có sao không?

Dù trông vẻ bề ngoài thường không có sự thay đổi, thuốc quá hạn dùng hoặc mất tác dụng điều trị do giảm hoặc mất đi lượng hoạt chất cần thiết hoặc có thể gây độc vì hoạt chất của một số thuốc theo thời gian có thể chuyển sang một dạng mới, khác xa với dạng ban đầu và nếu dạng này có độc tính sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Một ví dụ đó là kháng sinh tetracyclin, khi thuốc này quá hạn sẽ gây hại cho thận.

Thuốc chưa hết hạn có nên sử dụng?

Phụ huynh không nên quá tin tưởng vào hạn dùng của thuốc vì hạn dùng bao giờ cũng đi đôi với điều kiện bảo quản như đã nói ở trên. Thuốc cần được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn thì các yếu tố về chất lượng được đảm bảo. Trong điều kiện bảo quản không đảm bảo sẽ gây bất lợi cho thuốc làm biến đổi thành phần của thuốc từ đó có thể sinh ra các độc tố sẽ gây hại cho người sử dụng, có nhiều trường hợp dù thuốc còn hạn sử dụng nhưng thuốc đã vô tác dụng. Các yếu tố bảo quản như ánh sáng, nhiệt độ, quá trình vận chuyển... là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, vậy nên cần tuân thủ các điều này để bảo quản thuốc theo đúng quy định.

Bảo quản thuốc không đúng qui định có thể làm thuốc bị biến chất không sử dụng được dù chưa đến ngày hết hạn như khi để thuốc ở nơi quá nóng, quá ẩm, ánh sáng chiếu trực tiếp,... Do đó thuốc mua về không dùng ngay thì nên để nơi có nhiệt độ mát, khô ráo, không bị ánh nắng chiếu vào, đối với thuốc cần bảo quản lạnh thì cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Đối với thuốc không phân liều, phải sử dụng nhiều lần như: thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, hay ở bệnh viên nhi, trẻ hay được cho dùng các loại thuốc dung dịch, hỗn dịch; các loại thuốc tiêm, phải dùng nhiều liều, nhiều lần mới hết một lọ thì còn có thêm một hạn dùng cho thuốc sau khi đã khui, đã pha.

Hạn sử dụng này thường tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là: 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, hoặc phải hủy ngay....vì lượng thuốc có thể giảm đi những điều mà người ta sợ nhất là vi trùng, nấm mốc làm hư lọ thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc người bệnh chưa hết bệnh này đã được “tặng” thêm bệnh khác.

Đối với những trường hợp bệnh mãn tính, cần điều trị một thời gian dài: 1 tháng, 2 tháng,..hay thuốc bổ chứa nhiều viên, thuốc mua dự trữ trong tủ thuốc gia đình thì nên mua thuốc có hạn sử dụng xa, tránh mua thuốc rất gần ngày hết hạn trừ những trường hợp đặc biệt như thuốc đang rất khó tìm trên thị trường tuy nhiên nên chắc chắn thuốc vẫn còn hạn dùng vào ngày cuối cùng điều trị.

Riêng đối với việc nhập khẩu, phân phối thuốc viện trơ tới tay người tiêu dùng thì có quy định rõ:

- Thuốc viện trợ khẩn cấp, hạn dùng còn tối thiểu là 6 tháng khi về đến Việt Nam.

- Những trường hợp khác hạn dùng tối thiểu phải còn 1 năm.

- Thuốc có hạn dùng ít hơn hai năm thì phải còn ít nhất 1/3 hạn dùng khi về đến Việt Nam.

Như vậy đối với người tiêu dùng không phải lúc nào chúng ta cũng nói không với thuốc cận “đát” vì những thuốc quá đắt tiền, thuốc cấp cứu, thuốc dùng chống dịch chúng ta vẫn nên sử dụng nếu thuốc còn đảm bảo chất lượng và chưa quá “đát”.

Xem thêm:

  • Nguy hiểm tiềm tàng đến từ mỹ phẩm hết hạn sử dụng
  • Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?

Thuốc Tatanol là thuốc OTC dùng giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa. Giảm đau tạm thời trong điều trị các cơn đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do hành kinh, đau răng, đau nửa đầu.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Tatanol

Dạng trình bày

Thuốc Tatanol được bào chế dưới dạng: Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Thuốc Tatanol được đóng gói ở dạng: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Phân loai thuốc

Thuốc Tatanol là thuốc OTC– thuốc không kê đơn

Số đăng ký

Thuốc Tatanol có số đăng ký: VD-25397-16

Thời hạn sử dụng

Thuốc Tatanol có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Tatanol được sản xuất ở: Công ty cổ phần Pymepharco

166 – 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hoà, Phú Yên Việt Nam

Thành phần của thuốc Tatanol

Công dụng của thuốc Tatanol trong việc điều trị bệnh

Thuốc Tatanol là thuốc OTC dùng giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa. Giảm đau tạm thời trong điều trị các cơn đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do hành kinh, đau răng, đau nửa đầu.

Cách dùng thuốc Tatanol

Thuốc Tatanol dùng đường uống

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tatanol

Liều dùng thuốc Tatanol

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày, khoảng cách các liều dùng cách nhau ít nhất 4 giờ. Không được dùng quá 8 viên/ngày.

Trẻ em > 6 tuổi:

  • 1 viên/lần x 1 lần/ngày. Không được dùng quá 4 viên /ngày.

Suy thận:

  • Ở trẻ em:  < 10 ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 8 giờ/lần.
  • Người lớn: < 10 – 50 ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 6 giờ/lần. < 10 ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 8 giờ/lần.

Suy gan: Dùng thận trọng, dùng liều thấp. Tránh dùng kéo dài.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân mẫn cảm với acetaminophen hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy gan nặng.

Thận trọng khi dùng thuốc Tatanol

  • Phải thận trọng khi dùng acetaminophen cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người bị suy gan.
  • Phải dùng acetaminophen thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể  không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của acetaminophen, nên tránh và hạn chế uống rượu.

Tác dụng phụ của thuốc Tatanol

  • Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với acetaminophen và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng rẽ, acetaminophen đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp, 1/1000< ADR< 1/100

  • Da: Ban.
  • Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.
  • Huyết học: Loạn tạo máu [giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu], thiếu máu.
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. `

Hiếm gặp, ADR< 1/1000

  • Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính, phản ứng quá mẫn.

Tương tác với thuốc Tatanol

  • Uống dài ngày liều cao acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên acetaminophen được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thê làm tăng nguy cơ acetaminophen gây độc cho gan.
  • Thuốc chống co giật [gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin] gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại với gan.
  • Phối hợp với các thuốc có độc tính trên gan làm tăng nguy cơ độc trên gan.
  • Cần lưu ý khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồngthời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của acetaminophen dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với thai nhi. Do đó, chỉ nên dùng acetaminophen ở người mang thai khi thật cần.
  • Thời kỳ cho con bú: Nghiên cứu ở người mẹ dùng acetaminophen sau khi đẻ cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

Sử dụng thuốc lúc lái xe và xử lý máy móc

  • Thuốc không gây ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc.

Cách xử lý khi quá liều

  • Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều acetaminophen. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương.

Cách xử lý khi quên liều

  • Thông tin về biểu hiện quên liều dùng thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Tatanol

  • Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc

Điều kiện bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ không quá 30°C.

Thời gian bảo quản

  • 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua thuốc Tatanol Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Video liên quan

Chủ Đề