Xử lý nước sông nuôi cá

Nội dung bài viết

  • 1 Tại sao phải xử lý nước máy khi nuôi cá cảnh?
  • 2 Các thành phần gây ảnh hưởng đến việc nuôi cá cảnh bằng nước máy
  • 3 Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh
    • 3.1 1. Cách khử clo trong nước máy
    • 3.2 2. Cách loại bỏ các chất rắn trong nước khi đưa vào bể cá
    • 3.3 3. Loại bỏ vi khuẩn và vi trùng
  • 4 Một số lưu ý khi sử dụng nước máy để nuôi cá cảnh

Rất nhiều nguồn nước có thể dùng để nuôi cá cảnh như: nước sông, suối, ao, hồ, nước giếng, nước máy… Hiện nay, nước máy được dùng phổ biến để sử dụng nuôi cá cảnh, tuy nhiên nó một nguồn nước lý tưởng cho cá cảnh nuôi. Bởi nó nhiễm nhiều tạp chất rắn, tạp chất tan trong nước và nhiều độc tố hóa học…. Cần biết cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh trước khi bơm vào bể nuôi. Làm như vậy, cá của bạn sẽ ít bị nhiễm bệnh. Bể nuôi cũng sạch sẽ về vi khuẩn, rêu – tảo – nấm gây hại hơn.

Tại sao phải xử lý nước máy khi nuôi cá cảnh?

Cá cảnh là dòng động vật rất nhạy cảm với môi trường nước. Cá sống được là nhờ nước, nếu dùng trực tiếp nước máy nuôi cá cảnh mà không qua xử lý thì cá hay bị yếu, bệnh và chết. Vậy nguyên nhân cá hay bị chết là do đâu?

Trong nước máy có rất nhiều Clo dùng để khử trùng nguồn nước, nếu không khử hết Clo trong nước máy thì cá dễ bị ngộ độc, tỉ lệ chết lên đến 95%

Nuôi cá cảnh bằng nước máy có sống được không? Câu trả lời là có nếu xử lý khử hết Clo trong nước máy. Clo gây ngộ độc hô hấp cho cá, khiến cá không lấy được oxy trong nước và tử vong.

Nguồn nước máy về cơ bản đã được xử lý sạch sẽ. Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh chính là xử lý khử Clo [Chlorin], Flouride … trong nước máy để nuôi cá cảnh.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách thay nước hồ cá

Các thành phần gây ảnh hưởng đến việc nuôi cá cảnh bằng nước máy

Có nhiều thành phần từ môi trường nước ảnh hướng đến sự sinh trưởng và phát triển của  cá cảnh. Đối với nguồn nước máy, 4 thành phần sau ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá cảnh đó là:

Nồng độ Clo [ Chlorin] tồn dư trong nước máy:

Nồng độ Flouride có trong nước máy

Hai chất trên được sử dụng để khử trùng trong nước máy, thật may mắn là hai loại trên rất dễ bốc hơi. Chỉ cần sục khí hoặc hấng nước máy ra thùng, xô, chậu … thì tồn dư của 2 chất Clo, Flo … bốc hơi hết chỉ sau 24 – 32h

pH của nước máy: Các cảnh sống tốt trong môi trường nước trung tính, tức là pH phù hợp cho sự phát triển tốt nhất của cá là 7 – 8. Có thể kiểm tra pH của nước máy một cách dễ dàng bằng: giấy quỳ tím, bút đo pH. Hầu hết, các loại nước máy pH đều trung tính, vì vậy được dùng để nuôi cá cảnh khá tốt

Nhiệt độ nguồn nước: Các loại cá cảnh khác nhau, phù hợp với nhiệt độ nước khác nhau. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ của nước tốt nhất cho các loại cá cảnh sống là 20 – 270C. Có thể đo nhiệt độ nguồn nước bằng nhiệt kế, bút đo nhiệt độ …

Nhiệt độ của nước máy phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh, chính vì vậy vào mùa đông trời lạnh, các bạn nên chú ý nhiệt độ nước nuôi cá cảnh nhé. Nếu lạnh quá có thể thiết kế đèn sưởi, nâng nhiệt độ lên phù hợp cho cá phát triển.

1. Cách khử clo trong nước máy

Trong nước máy, điều ai cũng quan tâm nhất là mùi clo và flo khử khuẩn. Có thể những chất rắn kia dễ dàng lọc bởi màng lọc. Nhưng clo và flo thì lại không làm thế được.

Có rất nhiều cách để bạn khử clo hay flo đơn giản gồm:

  • Trữ nước máy vào một thùng – chậu hoặc bể không. Phơi nắng trong vài ba ngày.
  • Dùng chất khử clo chuyên dụng [có loại bột, có loại nước].
  • Nếu đã nuôi cá rồi có thể dùng viên C sủi để xục bỏ clo ra khỏi nước. Cách này không làm mất đi lượng ô xy nhưng hay khiến cá bị ngợp. Chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết với liều lượng vừa phải.

2. Cách loại bỏ các chất rắn trong nước khi đưa vào bể cá

Bạn có thể sử dụng các loại lọc bể hoặc làm lọc tràn cho nước trước khi đưa vào bể. Bởi các loại chất rắn không hòa tan trong nước sẽ có kích thước lớn hơn. Chúng ta dễ sử dụng các loại lọc thô để giữ chúng lại trước khi đưa nước vào bể cá âm tường. [Bể âm tường thường khó thay đổi nguồn nước hơn các loại bể khác].

3. Loại bỏ vi khuẩn và vi trùng

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh cho yếu tố diệt khuẩn. Bạn nên sử dụng một số loại thuốc diệt khuẩn hoặc đèn chiếu tia UV diệt khuẩn trong nước.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là lọc nước đầu vào. Khi nước sạch sẽ khiến vi khuẩn – vi trùng ít có cơ hội sinh sôi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe của cá để ngăn ngừa sớm những con cá bị bệnh. Tránh lây lan ra nước và các con cá khác.

Một số lưu ý khi sử dụng nước máy để nuôi cá cảnh

  • Bắt buộc phải khử Clo trước khi lấy nước nuôi cá cảnh: nếu không tỉ lệ chết của cá lên đến 95% rồi đấy
  • Không thay toàn bộ nước nuôi cá cảnh: Sau một thời gian nuôi cá, nên thay nước trong bể cá và chỉ thay 20 – 30% lượng nước có trong bể cá. Nước lấy vào nếu là nước máy cũng phải xử lý khử Clo trước khi sử dụng nhé
  • Cấy men vi sinh vào bể cá cảnh: Sau khi lấy nước vào nuôi hoặc thay nước, bạn nên mời gọi vi sinh vào bể cá cảnh. Vi sinh vật hữu hiệu sẽ giúp bể cá nhà bạn xử lý nước bể nuôi, giúp cá phát triển khỏe mạnh và làm nước bể cá trong vắt trông rất đẹp và sang trọng.
  • Dùng xiphong hút các chất cặn bã ra ngoài: Định kỳ 2 – 3 ngày dùng xi phông hút hết các chất thải ở dưới đáy bể cá bỏ ra ngoài. Nếu vệ sinh tốt, cá luôn khỏe mạnh và không bao giờ bị chết.

  • Lấy nước vào cho qua hệ thống lọc:khi khử clo trong nước máy xong, nên cho nước máy vào bể cá qua hệ thống lọc, như vậy sẽ đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu vào hơn cho bể cá.
  • Chọn đúng loại thức ăn tốt cho cá cảnh: thức ăn kém thường tan ra nước và cá cảnh không ăn được, đồng thời gây ô nhiễm nước bể cá cảnh [ nước bể cá bị đục – xanh – rêu – vàng…]
  • Định kỳ xử lý nước bể cá: định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý nước bể cá cảnh, giúp bể cá luôn trong, xanh, sạch, đẹp

Qua bài viết này, các bạn đang nuôi cá cảnh có thể lựa chọn được Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách thay nước hồ cá

Cách xử lý nước hồ cá bị xanh

Cách xử lý nước hồ cá bị đục

Đăng nhập

Chủ Đề