Yêu cầu bằng cấp giáo viên tiếng Anh

Bạn đang băn khoăn không biết giáo viên tiểu học có bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng anh không? Giáo viên tiếng Anh tiểu học cần B1 hay B2? Những cơ hội việc làm tốt khi sở hữu trong tay những chứng chỉ ngoại ngữ này đối với giáo viên là gì? Gáo viên cần chứng chỉ tiếng Anh nào?

Giáo viên tiếng anh tiểu học cần B1 hay B2?

Giáo viên tiếng anh cần chứng chỉ gì? Dưới đây là những quy định về chuẩn tiếng anh của giáo viên tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông như sau:

Quy định chuẩn giáo viên tiếng anh tiểu học

Theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trình độ ngoại ngữ với từng hạng giáo viên cấp 1 như sau:

Khung năng lực đánh cho giáo viên tiếng anh tiểu học
Hạng giáo viênVị trí giảng dạyYêu cầu trình độ ngoại ngữ
Giáo viên tiểu học hạng IIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A2 [bậc 2]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữA2 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên tiểu học hạng IIIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A2 [bậc 2]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữA2 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên tiểu học hạng IVGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A1 [bậc 1]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữA1 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]

Quy định chuẩn giáo viên tiếng anh trung học cơ sở

Theo Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trình độ ngoại ngữ với từng hạng giáo viên cấp 2 như sau:

Hạng giáo viênVị trí giảng dạyYêu cầu trình độ ngoại ngữ
Giáo viên THCS hạng IGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • B1 [bậc 3]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữB1 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên THCS hạng IIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A2 [bậc 2]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữA2 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên THCS hạng IIIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A1 [bậc 1]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Giáo viên dạy ngoại ngữA1 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]

Quy định chuẩn giáo viên tiếng anh trung học phổ thông

Theo Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì giáo viên phải có chứng chỉ tiếng Anh trình độ ngoại ngữ với từng hạng giáo viên cấp 3.

Hạng giáo viênVị trí giảng dạyYêu cầu trình độ ngoại ngữ
Giáo viên THPT hạng IGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • B1 [bậc 3]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Giáo viên dạy ngoại ngữB1 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên THPT hạng IIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A2 [bậc 3]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Giáo viên dạy ngoại ngữA2 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]
Giáo viên THPT hạng IIIGiáo viên không dạy ngoại ngữ
  • A2 [bậc 2]
  • Chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Giáo viên dạy ngoại ngữA2 [yêu cầu với ngoại ngữ thứ 2]

Điều kiện thi công chức giáo viên tiếng anh tiểu học

Theo quy định tại công văn số 1240/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/2/2013 về việc hướng dẫn tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh dạy tiểu học, theo đó điều kiện đăng ký dự tuyển giáo viên tiếng Anh tiểu học bao gồm:

  • Có đủ năng lực ngôn ngữ bậc 4 đối với những người tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành Tiếng Anh, bậc 5 đối với những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ 2020;
  • Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Tiếng Anh tiểu học do cơ sở đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định cấp;
  • Đảm bảo về năng lực ngôn ngữ và năng lực sư phạm để giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập: Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Do vậy, bên chế giáo viên tiểu học bắt buộc phải đạt trình độ ngoại ngữ theo như quy định ở trên. Chính vì lẽ đó, mà các bạn cần tham khảo để lựa chọn thi các chứng chỉ giáo viên tiếng Anh để hợp nhất các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ thi của mình.

Giáo viên tiểu học có bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng anh không?

Chứng chỉ tiếng Anh B1 được cấp ở đâu mới được công nhận?

Tính đến thời điểm hiện tại có hơn 20 trường được Bộ giáo dục và Đào tạo quy định được phép cấp chứng chỉ tiếng Anh B2, B1 …thuận lợi cho các học viên có nhu cầu thi đánh giá năng lực ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn, trong đó có các giáo viên tiểu học là một trong những đối tượng bắt buộc có các chứng chỉ tiếng Anh, tin học theo quy định. Xem danh sách các trường được cấp chứng chỉ B1

Nếu bạn là giáo viên tiểu học cần chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên [thuộc đối tượng cần chứng chỉ tiếng anh B1] theo quy định thì nên có kế hoạch ôn luyện để thuận lợi hơn cho công việc. Edulife là đơn vị uy tín với hàng ngàn học viên là các giáo viên tiểu học đến dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

Theo đánh giá của các học viên sau khi tham dự học tại đây là chất lượng, bám sát chương trình thi. Edulife cam kết luôn đặt chất lượng học viên lên hàng đầu. Bạn sẽ được cung cấp tài liệu học một cách đầy đủ. Hình thức học có thể lựa chọn tại trung tâm hoặc online thông qua phần mềm zoom phù hợp với mọi đối tượng.

Thông tin chi tiết về khóa ôn thi B1 tại Edulife các bạn có thể xem thêm tại đây.

Hy vọng với bài viết này các bậc giáo viên tiếng Anh tiểu học cần B1 hay B2 các bạn có thể có câu trả lời chuẩn nhất. Hãy lựa chọn cho mình những trung tâm, những trường học để thi với bằng tiếng Anh chuẩn theo quy định. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Edulife sẽ có nhân viên tư vấn trực tiếp hỗ trợ:

Văn phòng tuyển sinh Edulife

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096 999 8170

Website: edulife.com.vn

Hiện nay đứng trước nhu cầu hội nhập kinh tế ngày càng cao thì nhu cầu học tiếng anh lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, không ít những trung tâm dạy tiếng anh được mở ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Vậy điều kiện để đi dạy tiếng anh tại trung tâm? Muốn dạy tiếng anh tại trung tâm cần những loại chứng chỉ gì?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới vấn đề: Điều kiện để đi dạy tiếng anh tại trung tâm?

Khái niệm trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các loại hình: Công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn, căn cứ quy định tại Thông tư số 21/2018/TT-BGDDT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thông tư này cũng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, hoạt động, sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể và tên gọi của Trung tâm; Tổ chức, bộ máy và nhân sự; Hoạt động của Trung tâm: Chương trình, tài liệu dạy học, tuyển sinh, hoạt động dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá, liên kết đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế; về giáo viên, học viên theo học tại Trung tâm: Vị trí và tiêu chuẩn của giáo viên, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, của học viên; về tài chính và tài sản, quản lý, sử dụng tài sản, nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm…

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở GDDT chủ trì phối hợp với các sở,ban, ngành liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức, hoạt động của các Trung tâm; và UBND cấp huyện phối hợp với sở GDDT thực hiện hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức, hoạt động của các Trung tâm.

Sở GDDT sẽ quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn, chủ trì phối hơp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn; kịp thời chấn chỉnh, xử lý khi có vi phạm. Công khai danh sách các Trung tâm trang thông tin điện tử của Sở; định kỳ tổng hợp đánh giá hoạt động các Trung tâm để báo cáo; đồng thời chỉ đạo phòng GDDT quản lý, kiểm tra việc tổ chức, hoạt động của Trung tâm trên địa bàn.

Điều kiện để đi dạy tiếng anh tại trung tâm?

Căn cứ Thông tư số 21/2018/TT-BGDDT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Do đó, theo Thông tư này là bỏ quy định giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học phải không quá 65 tuổi.

Như vậy, giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học cần đáp ứng các tiêu chuẩn như:

+ Có thân nhân tốt.

+ Có năng lực quản lý.

+ Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 03 đối với Giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

+ Tốt nghiệp Đại học tin học hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đối với Giám đốc trung tâm tin học.

+ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Giám đốc trung tâm là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chứac, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nhiệm kỳ của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là 05 năm.

Điều kiện để đi dạy tiếng anh tại trung tâm cần đáp ứng các điều kiện sau

– Đối với Giáo viên là người Việt Nam đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng Cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên.

+ Có bằng Cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ [đối với từng ngoại ngữ cụ thể]: Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

– Giáo viên là người nước ngoài đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng Cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên.

+ Có bằng Cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

+ Có bằng Cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 05 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Bên cạnh những quy định đó, Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: Tổ chức bộ máy, nhân sự; hoạt động dạy học; giáo viên, học viện; tài chính, tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Quy chế áp dụng với các trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngoại ngữ; trung tâm tin học và tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Đối với Chính chỉ Tesol

Ở Việt Nam, chứng chỉ Tesol là bắt buộc với giáo viên tiếng Anh. Vì vậy, nếu muốn làm giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm, trường học thì chắc chắn phải có Chứng chỉ Tesol. Có thể nói đây sẽ là một bước tiến lớn trong việc phổ cập Tiếng Anh tại Việt Nam. Thay vì những phong cách dạy truyền thống, cứng nhắc thì giờ đây các lớp học sẽ trở nên thú vị và sôi nổi hơn.

+ Chứng chỉ Tesol là gì?

Chứng chỉ Tesol [Teaching English to Speakers of Other Languages] là một chứng chỉ quốc tế về kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh. Khi đạt được chứng chỉ này sẽ được công nhận là có kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp. Khi có trong tay chứng chỉ này, bạn sẽ có khả năng dạy Tiếng Anh tại đất nước mà Tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó là lý do mà chứng chỉ này rất quan trọng đối với một giáo viên tiếng Anh.

+ Điều kiện để tham gia học Chứng chỉ Tesol:

Tốt nghiệp Đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành tiếng Anh [đối với việc tốt nghiệp chuyên ngành khác thì bắt buộc ielts phải 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương]. Đối với những trường học không nằm trong hai đối tượng trên đó là làm bài kiểm tra đầu vào đạt tối thiểu 6.0 ielts.

Do đó, trước khi học chứng chỉ Tesol thì cần phải có nền tảng tiếng anh khá trở lên.

+ Nội dung khó học Tesol:

Có rất nhiều các trung tâm dạy Tesol với nội dung cũng như thời gian học khác nhau. Thời gian học có những lớp chỉ 06 tuần nhưng cũng có những khóa lại kéo dài đến 06 tháng. Vì thế, sẽ có những sự khác nhau trong cách phân bổ lịch trình dạy và chương trình học cụ thể. Nhưng nhìn chung một khóa học Tesol cần đảm bảo những nội dung sa:

Kỹ thuật về phát âm.

Kỹ thuật dạy từ vựng.

Kỹ thuật dạy các kỹ năng tiếp nhận: Đọc – Nghe.

Kỹ thuật dạy các kỹ năng phản đối: Nói – Viết.

Thực hành tất cả các khóa học Tesol đều phải đảm bảo dạy đủ các kỹ thuật này.

Bên cạnh đó, đều phải có các buổi thực hành cho từng kỹ thuật. Đối với một số trung tâm thì trong các buổi dạy kỹ thuật sẽ lồng ghép thực hành luôn vì vậy mà thời gian khóa học được rút ngắn.

Như vậy, Điều kiện để đi dạy tiếng anh tại trung tâm phải đảm bảo được các yếu tố cụ thể như chứng tôi đã phân tích trong bài nêu trên. Do nhu cầu hiện nay tương đối lớn đối với việc học Tiếng Anh nên sự xuất hiện của những trung tâm tiếng Anh là một việc cần thiết, tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện nhất định tổ chức tới các hoạt động.

Video liên quan

Chủ Đề