1 giai đoạn 2 túi hồ sơ là gì

08:20 26/04/22

Phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ là việc các nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính nhưng được bỏ vào 02 túi hồ sơ riêng biệt và việc mở hồ sơ được tiến hành hai lần. Vậy phương thức này sẽ được áp dụng trong trường hợp nào? Quy trình đấu thầu ra sao? Và hồ sơ dự thầu bao gồm những loại giấy tờ nào? Đọc bài viết dưới đây để được giải đáp các vấn đề trên.

1. Trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu 2013, các trường hợp áp dụng phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ bao gồm:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Trong đó:

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

2. Quy trình đấu thầu chi tiết

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình đấu thầu hci tiết gốm các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Lựa chọn danh sách ngắn [nếu cần thiết]: nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu;

- Lập hồ sơ mời thầu;

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Mời thầu:

+ Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn; hoặc

+ Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu:

+ Được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu; hoặc

+ Bên mời thầu mở hồ sơ trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu.

Bước 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

- Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Bước 4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu, bao gồm:

- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt:

+ Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính.

+ Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở hồ sơ xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính của mình;

- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Xếp hạng nhà thầu.

Bước 5. Thương thảo hợp đồng.

Bước 6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

3. Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

- Thỏa thuận liên danh [nếu có],

- Giấy ủy quyền ký đơn dự thầu [nếu có];

- Bảo đảm dự thầu;

- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ;

- Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm;

- Đề xuất về kỹ thuật;

- Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

Hồ sơ đề xuất vê tài chính

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết;

- Bảng phân tích đơn giá chi tiết [nếu có];

- Các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính.

Lưu ý: Tùy thuộc loại gói thầu là cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn hay gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà các biểu mẫu của hồ sơ dự thầu sẽ được quy định khác nhau, cụ thể:

- Hồ sơ dự thầu xây lắp: xem chi tiết tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT;

- Hồ sơ dự thầu mua sắm hàng hóa: xem chi tiết tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT;

- Hồ sơ dự thầu tư vấn: xem chi tiết tại Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT;

- Hồ sơ dự thầu phi tư vấn: xem chi tiết tại Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT

Trên đây là quy định về Hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý:

Luật Đấu thầu 2013;

Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT;

Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT;

Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT;

Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT.

Ánh Hồng

129

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng đối với các gói thầu quy mô nhỏ [theo quy định tại Điều 63 của Nghị định 63/CP có quy định rõ gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng]; như vậy, đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng và gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng sẽ phải áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Đấu thầu rộng rãi [Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự], đấu thầu hạn chế [Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu] đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

Trường hợp 2: Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Quy định chung về phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ:

1. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

.

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp nêu tại Điều 29 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 sau đây:

- Đấu thầu rộng rãi [là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự], đấu thầu hạn chế [áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu] đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Theo đó, nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Khi nào áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ [Ảnh minh họa]
 

Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như sau:

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Lựa chọn danh sách ngắn [nếu cần thiết];
  • Lập hồ sơ mời thầu;

  • Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

  • Mời thầu;
  • Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

  • Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  • Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

  • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  • Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

  • Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:

  • Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
  • Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

  • Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

  • Xếp hạng nhà thầu.

5. Thương thảo hợp đồng.

6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Trên đây là một số quy định sơ bộ về việc áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề