1 Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Phong cách Hồ Chí Minh củaLê Anh Trà

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Ánh trăng của nguyễn Duy

I- Gợi ý

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minhlà một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giảndị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách Hồ Chí Minh và vănhóa Việt Nam, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

  1. Tác phẩm:

Mặcdù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưngphong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trongđời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồđạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

  1. Tóm tắt:

Viếtvề phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách HồChí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyềnthống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Đểlàm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ,với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cáchmạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinhhoạt hằng ngày của Bác.

Phong cách Hồ Chí Minh củaLê Anh Trà

II Giá trị tác phẩm

Trongbài thơ Người đi tìm hình của nước,Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành BaLê

Một viên gạch hồng, Bác chống lạicả một mùa băng giá

Đólà những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nướcgian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lậpgiữa một viên gạch hồng giản dị vớicả một mùa đông băng giá đã phần nàonói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đãtrở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã conngười đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suốireo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóngNgười.

[ViệtBắc Tố Hữu]

Cònnhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng nhưtình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tácphẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủcuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.

Vớimột hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sứcthuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kếthợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại đểlàm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.

Cáchgợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sựthống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầytruân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới Kếtluận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: Có thể nói ít có vị lãnhtụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giớisâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nềnvăn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay. Đó là những căn cứ xác đángđể lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.

Ngaysau đó, tác giả lập luận: Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốctế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người,để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất ViệtNam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại...

Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằmlàm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố dântộc và nhân loại, truyền thống và hiệnđại luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tốkia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong mộtphong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượtlên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tìnhcảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinhthần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủnhững phẩm chất đó.

Đểcủng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chitiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôidép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằngngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhicũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứngsống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàmchán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dàidòng.

Trongphần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nốigiữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống giản dị và thanh đạm củaBác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm các vị hiền triết của non sông đất Việt:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Đâycũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánhkhông thật tương đồng [Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trongkhi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài] nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luậncó chiều sâu: Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vịdanh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm chokhác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần,một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao chotâm hồn và thể xác.

Bàivăn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thếgiới.

Tags: Phong cách Hồ Chí Minh

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh-Lê Anh Trà

Bài viết liên quan

  • Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Bài viết cùng chuyên mục

  • Soạn bài: Tôi và chúng ta

  • Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn

  • Soạn bài: Bắc Sơn

  • Soạn bài: Kiểm ra phần tiếng việt

  • Soạn bài: Con chó Bấc

  • Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp [tiếp theo]

  • Soạn bài: Bố của Xi-Mông

  • Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng

Video liên quan

Chủ Đề