1kg trái cây sấy bao nhiêu calo?

Ngày Tết, các loại trái cây sấy khô thường có trong khay đựng bánh mứt của nhiều gia đình. Vậy người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy khô được không? Người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây sấy khô nhưng cần chọn loại trái cây có lượng đường thấp, ăn vừa đủ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mỗi ngày tiêu thụ thêm 250 calo từ trái cây sấy khô thì mỗi tháng có thể tăng 1kg cân nặng.

Trái cây sấy khô được sấy bằng máy hoặc phơi khô tự nhiên khiến chúng nhỏ lại, giàu năng lượng, giữ được lâu. Do đó, hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, đường fructose tự nhiên trong trái cây khô cao hơn so với trái cây tươi. 

Trái cây khô và trái cây tươi

Trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô có 100% carbohydrate, ở dạng đường fructose. Trong các loại trái cây này đều chứa nhiều chất xơ, người bệnh tiểu đường nếu ăn với khẩu phần vừa phải sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trái cây sấy khô đã mất gần hết hàm lượng vitamin C. [1]

Khi trái cây sấy khô mất nước thì lượng đường tự nhiên trong trái cây sẽ cô đặc. Trái cây sấy khô chứa lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất cao gấp 3,5 lần trái cây tươi nên một khẩu phần ăn có thể cung cấp một lượng lớn dưỡng chất tốt cho sức khỏe…  nên cần ăn ít để tránh đưa quá nhiều đường vào cơ thể. Trong 1 muỗng canh trái cây sấy khô như: nho khô, mận khô, quả sung, chà là… chứa khoảng 15g carbohydrate. Người bệnh tiểu đường có thể dùng 1 muỗng trái cây khô/ngày. 

Lợi ích sức khỏe của trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, sắt, vitamin A, vitamin B. Tùy loại trái cây, một khẩu phần trái cây sấy khô thường cung cấp hơn 9% lượng chất xơ mỗi ngày. Trái cây sấy khô có hương vị thơm ngon tốt cho sức khỏe nên có thể thay thế các loại kẹo ngọt, đồ ăn vặt đã qua chế biến. [2]

Người bệnh tiểu đường nếu ăn trái cây khô có chỉ số đường huyết thấp, ăn khoảng 2 – 3 miếng sẽ nhận được một lượng dinh dưỡng tốt, giải tỏa cảm giác thèm ngọt. 

Trái cây sấy khô cũng chứa hợp chất phenolic, các chất chống oxy hóa mạnh khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết ảnh hưởng đến sức khỏe. [3]

Người bệnh tiểu đường kiểm tra đường huyết thường xuyên để kiểm soát chế độ ăn phù hợp.

Người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy khô được không?

Người bệnh ăn lượng trái cây vừa phải để kiểm soát đường huyết, tránh nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Trái cây khô tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những điều cần lưu ý với người bệnh tiểu đường như: 

 1. Dinh dưỡng

Khi trái cây được sấy khô sẽ có những thay đổi thành phần như: mất nhiều nước so với trái cây tươi, vitamin cũng bị hao hụt nhiều trong quá trình chế biến, nhất là vitamin C. Lượng chất xơ trong trái cây khô được giữ lại hoàn toàn. Đường, một số loại khoáng chất cũng ít bị giảm sau khi sấy khô.

Người tiểu đường cần theo dõi lượng đường, calo hoặc carbs khi ăn trái cây sấy khô. Người bình thường có thể tiêu thụ từ 1,5 – 2 ly trái cây tươi/ngày hoặc ½ ly trái cây sấy nhưng người tiểu đường chỉ nên ăn cỡ nắm tay. Bởi một ly nho khô có 116 gram đường và lên đến 520 calo cao gấp 5 lần nho tươi, chỉ có 23g đường và 104 calo.

2. Tăng đường huyết

Các sản phẩm trái cây khô, trái cây qua chế biến khiến lượng nước mất đi, lượng đường được cô đặc làm hàm lượng đường tăng lên, ngoài ra các nhà sản xuất thực phẩm trái cây sấy khô còn cho thêm đường hoặc sirô vào trái cây trước khi sấy làm cho trái cây khô ngọt, hấp dẫn hơn. Điều này rất nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường do đó người bệnh nên chọn những sản phẩm trái cây sấy khô tự nhiên, không thêm đường.  

Ngoài ra, nhiều sản phẩm trái cây sấy khô còn bỏ thêm muối. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ dễ tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

3. Tăng nguy cơ béo phì

Trái cây sấy khô có hàm lượng calo cao hơn các loại trái cây tươi nên dù ăn lượng trái cây nhỏ nhưng vẫn làm cơ thể thừa calo, dẫn đến nguy cơ tăng cân cao.  Do đó, người bệnh tiểu đường nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng, các thông tin có liên quan ghi trên nhãn bao bì của sản phẩm trước khi sử dụng.

4. Trái cây sấy khô có thể chứa chất độc hại

Trái cây khô nếu chứa chất độc hại SO2 – sulfur dioxide [Sulphur dioxide là chất khí có mùi khó chịu được tạo ra từ than hoặc dầu đốt] là chất dùng để khử trùng, tẩy trắng hoặc bảo quản thực phẩm. Do đó một số cơ sở sản xuất dùng chất này để duy trì màu sắc tự nhiên, hương vị trái cây ít bị thay đổi, tăng thời hạn sử dụng. Chất này gây cho người sử dụng các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, thậm chí dị ứng với sulfur dioxide có thể dẫn đến tử vong. 

Các sản phẩm trái cây sấy khô nếu chứa chất tạo ngọt sẽ gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Nếu sử dụng vượt quá mức quy định cho phép sẽ gây bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc nhiều tác hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Trái cây khô nào tốt cho người tiểu đường?

Một số loại trái cây khô có chỉ số đường huyết thấp sẽ không làm tăng lượng đường huyết nếu ăn ở mức vừa phải cỡ nắm tay.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn 2 – 3 loại trái cây khô/ngày để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm trái cây khô vào chế độ ăn uống để được hướng dẫn sử dụng phù hợp cho từng tình trạng bệnh. [4]

Nên lựa chọn trái cây sấy khô có nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra thành phần, hạn sử dụng để tránh chọn nhầm thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách ăn trái cây khô đúng cách cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần duy trì lượng đường trong máu ổn định nên việc lựa chọn thực phẩm khi ăn uống rất quan trọng. Sau đây là cách ăn trái cây khô phù hợp, người bệnh cần lưu ý!

1. Hàm lượng đường

Trái cây sấy khô bị mất nước nên lượng đường tự nhiên cao hơn so với trái cây tươi, trái cây sấy khô chứa nhiều chất xơ nên một khẩu phần ăn thường không làm tăng lượng đường trong máu như tinh bột trong nhiều thực phẩm khác.

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bao bì sản phẩm không nên chọn trái cây sấy khô có thêm đường trong quá trình chế biến vì dễ gây tăng lượng đường trong máu. [5]

2. Kích thước khẩu phần ăn

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, một khẩu phần trái cây sấy khô [nho, chà là, trái sung] chứa khoảng 15 gam carbohydrate/1 muỗng canh. Trái mơ có lượng đường thấp hơn với chỉ số GI [30 – 32] nên khẩu phần ăn có thể lớn hơn một chút [tương đương khoảng ¼ ly trái mơ sấy khô chứa 18 gam carbohydrate]. Nếu người bệnh tiểu đường đang kiểm soát lượng carb và duy trì ở mức 45 – 60 gam carb mỗi bữa, thì có thể ăn một ít trái cây sấy khô.

3. Carbohydrate, chỉ số đường huyết

Nhiều loại thực phẩm khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa nhanh khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Tuy nhiên, trái cây được tiêu hóa chậm hơn nên ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có chỉ số đường huyết thấp hơn.

Chỉ số đường huyết trong các loại thực phẩm cao nếu có chỉ số GI từ 70 trở lên, GI trung bình [56 – 69], GI thấp [từ 55 trở xuống]. Đa số các loại trái cây sấy khô nằm trong khoảng GI thấp đến trung bình. Dưới đây là một số loại trái cây sấy khô người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn như: [6]

Loại trái cây sấy khôChỉ số đường huyết [GI]Nho54 – 66Mơ30 – 32Mận29Trái sung61Chà là42

BVĐK Tâm Anh có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường có các bác sĩ, nhân viên y tế nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, điều trị bệnh Nội tiết – Đái tháo đường. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường còn thường xuyên cập nhật các phác đồ hiện đại trong tư vấn chăm sóc sức khỏe, điều trị hiệu quả để giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, góp phần duy trì cuộc sống tốt hơn.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Bài viết trên đã lý giải được lý do người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy khô được không? Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy khô nhưng cần ăn với liều lượng vừa phải, chọn trái cây phù hợp để không làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn trong dịp Tết.

500g hoa quả sấy khô bao nhiêu calo?

Về mặt năng lượng, 100g trái cây sấy khô chứa trung bình khoảng 250 calo và 15 g protein, giàu năng lượng hơn trái cây tươi.

Trái cây sấy Vinamit bao nhiêu calo?

Nếu 100g mít tươi chứa 95 calo thì sau khi được chế biến thành mít sấy, lượng calo tăng lên đến 3 lần, lúc này mít sấy chứa tận 282 Kcal.

1kg mít sấy bao nhiêu calo?

Mít sấy là một trong những loại chế phẩm phổ biến nhất từ mít tươi. Để ra được thành phẩm 100g mít sấy khô cần khoảng 300g mít tươi nguyên liệu. Chính vì vậy mà trong mít sấy sẽ cao hơn gấp 2.5 lần lượng calories so với mít tươi, cụ thể là 100g mít sấy tương đương với 280 calo.

Mận sấy bao nhiêu calo?

Mận sấy dẻo: 355 calo/100g. Mận sấy khô: 240,4 calo/100g.

Chủ Đề