5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Trữ lượng dầu khí của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những con số và thông tin rõ hơn.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có đường bờ biển dài với đa dạng nguồn tài nhiên thiên nhiên. Một trong số đó là dầu khí, nguồn tài nguyên rất quan trọng hiện nay.

Trữ lượng dầu khí của Việt Nam

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng
Giàn khoan dầu Hải Dương

Tại Biển Đông

Năm 1966, theo Ủy ban Kinh tế của Liên Hiệp Quốc về châu Á và Viễn Đông, Biển Đông là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, với khoảng 3 đến 7 tỷ tấn dầu.

Các công ty dầu khí và giới chuyên gia của Trung Quốc đưa ra con số rất tiềm năng là khoảng 17 tỷ đến 50 tỷ tấn dầu.

Tuy nhiên, theo nhiều thông tin từ Mỹ thì trữ lượng dầu ở đây chỉ vào khoảng 1,5 tỷ tấn.

Trữ lượng dầu khí của Việt Nam tại thềm lục địa

Thềm lục địa Việt Nam rộng hơn 200 hải lý tùy địa hình.

Năm 2005, trong công trình do Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam biên soạn, tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của Việt Nam vào khoảng 4,3 triệu tấn.

Vào năm 2008 có đánh giá cho rằng tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa vào khái thác là 3.8 đến 4,2 tấn.

Năm 2010 có đánh giá tổng tiềm năng dầu khí khoảng hơn 9 tỷ mét khối.

Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA), trữ lượng xác minh vào khoảng 4,4 tỷ thùng dầu và 24,7 nghìn tỷ feet khối

Tại các bể trầm tích

Đến nay Việt Nam xác định được 8 bể trầm tích Đệ Tam trong phạm vi thềm lục địa. Gồm bể Sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây, Trường Sa và Mã Lai – Thổ Chu.

Bể Sông Hồng có thể đạt trữ lượng 1,1 tỷ mét khối quy dầu.

Bể Cửu Long có trữ lượng tiềm năng có thể thu hồi là 2,6 -3 triệu mét khối quy dầu.

Bể Nam Côn có khoảng 900 triệu mét khối quy dầu.

Bể Mã Lai Thổ Chu khoảng 350 triệu tấn quy dầu.

Bể Tư Chính – Vũng Mây có khoảng 800-900 triệu tấn quy dầu.

Riêng 2 bể Hoàng Sa và Trường Sa, EIA cũng thừa nhận rất khó ước tính chính xác về tiềm năng dầu khí khu vực này. Các con số đưa ra cũng chỉ mang tính phác họa.

Hoạt động khai thác dầu khí

Hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta đang được duy trì tại thềm lục địa phí Nam. Đó là các mỏ: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3.

Năm 1988, nước ta đạt mốc khai thác 1 triệu tấn dầu thô đầu. Năm 2001 đạt 100 triệu tấn.

Đến năm 2010, Việt Nam đã khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu.

Về hoạt động khai thác và thu gom khí, năm 1997 đạt 1 tỷ mét khối khí đầu tiên. Năm 2003 đạt 10 tỷ m3 và đến 2010 thì đạt tổng cộng 64 tỷ mét khối khí khai thác và thu gom.

Trong năm 2003, tổng sản lượng khai thác đạt 17.6 triệu tấn dầu và 3 tỷ mét khối khí. Đến 2009 thì con số tăng lên 16,3 triệu tấn dầu và 6 tỷ mét khối khí. Toàn bộ sản lượng trên đã đóng góp cho GDP xuất khẩu của Việt Nam lên tới 7 tỷ USD.

Nhờ vào trữ lượng dầu khí của Việt Nam cao, hoạt động khai thác dầu khí với mức tăng trưởng tốt, chúng ta đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao về kim ngạch xuất khẩu.

Mỏ khí mới phát hiện năm 2020

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng
Khai thác dầu khí ngoài Biển Đông

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới công bố vừa phát hiện thêm mỏ dầu khí có trữ lượng lớn.

Mỏ này nằm tại lô 114, thuộc bể sông Hồng ngoài khơi thềm lục địa phía Bắc Việt Nam.

Theo ước lượng ban đầu, mỏ Kèn Bầu có trữ lượng từ 7 đến 9 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên tại chỗ và khoảng từ 400 đến 500 triệu thùng.

Đây là tiền đề cực kỳ quan trọng cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò cũng như phát triển khai thác tiếp theo tại Lô 114 và các khu vực lân cận.

Sự kiên này góp phần phát triển mạnh mẽ công nghiệp điện khí tại miền Trung. Thành công này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

1/ Có 3 khu vực luôn dẫn đầu thế giới về tiêu dùng nội địa các sản phẩm dầu: châu Á, Bắc Mỹ, và châu Âu. Trong đó, châu Á sử dụng 29,434 tỷ tấn, bình quân 981 triệu tấn/năm; Khu vực Bắc Mỹ là 26,526 tỷ tấn, bình quân 884 triệu tấn/năm; Châu Âu là 19,051 tỷ tấn, bình quân 635 triệu tấn/năm.

2/ Bắt đầu từ 1992, châu Á đã vượt qua châu Âu về tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ và ngày càng bỏ xa châu Âu về khoảng cách. Đến 2004 - 2005 châu Á đã vượt cả khu vực Bắc Mỹ và từ đó đến nay luôn dẫn đầu thế giới về tiêu dùng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

3/ Khu vực châu Âu đã giảm mức tiêu dùng từ bình quân trên 600 triệu tấn/năm (trước 2011) xuống còn bình quân dưới 600 triệu tấn/năm (kể từ 2011).

4/ Các khu vực còn lại (Mỹ La tinh, SNG, châu Phi, Trung cận đông, châu Đại dương) có mức tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ tương đối ổn định.

Các quốc gia đứng đầu về tiêu dùng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ trong 30 năm qua được tổng hợp trong bảng sau (các quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ):

Quốc gia

Tổng tiêu dùng 30 năm, triệu tấn

Tiêu dùng bình quân, triệu tấn/năm

Tiêu dùng năm 2019, triệu tấn

Mỹ

23711

790

760

Trung Quốc

9976

333

617

Nhật

6107

204

151

Nga

4059

135

136

Ấn Độ

3835

128

224

Đức

3369

112

96

Canada

2812

94

101

Brazil

2700

90

102

Hàn Quốc

2618

87

102

Ả Rập Xê Út

2131

71

106

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Tiêu dùng sản phẩm dầu mỏ của 10 nước đứng đầu thế giới.


Cân bằng thương mại về sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Trong 30 năm qua, cân bằng thương mại quốc tế về các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ của các nước có nhiều biến động:

1/ Có 13 nước đứng đầu thế giới có khối lượng nhập khẩu ít hơn khối lượng xuất khẩu, tức khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu có giá trị âm (-) trong các bảng và đồ thị sau. Trong đó, có 3 quốc gia là Nga, Ả Rập Xê Út, và Cô Oét luôn đứng đầu. Tiếp đến là 10 nước được xếp lần lượt như sau: Mỹ, Angieri, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Iran, Ý, Na Uy, Anh, và các Tiểu vương quốc Ả Rập.

2/ Có 11 nước đứng cuối cùng của thế giới có khối lượng nhập khẩu lớn hơn khối lượng xuất khẩu, tức khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu có giá trị dương (+) trong các bảng và đồ thị sau. Trong đó có 5 nước và vùng lãnh thổ đứng cuối bảng, tính từ dưới lên là Nhật, Đức, Mexico, Hongkong, Pháp. Cụ thể xem bảng và đồ thị sau (cân bằng thương mại sản phẩm dầu mỏ của các nước):

Quốc gia và vùng lãnh thổ

Khối lượng nhập khẩu trừ đi (-) khối lượng xuất khẩu

Tổng cộng 30 năm, tr.tấn

Bình quân, tr.tấn/năm

Nga

-2493.9

-83.1

Ả rập xê út

-1593.7

-53.1

Cô oét

-866.5

-28.9

Mỹ

-612.2

-20.4

Angieri

-537.8

-17.9

Hà Lan

-505.9

-16.9

Ấn Độ

-385.4

-12.8

Hàn Quốc

-349.1

-11.6

Iran

-310.3

-10.3

Ý

-194.0

-6.5

Na Uy

-173.3

-5.8

Anh

-128.4

-4.3

UAE

-106.5

-3.5

Irak

76.8

2.6

Nigieria

230.8

7.7

Thổ

235.7

7.9

Úc

255.7

8.5

Indonesia

268.0

8.9

Brazil

271.8

9.1

Pháp

412.3

13.7

Hongkong

424.2

14.1

Mexico

472.3

15.7

Đức

610.8

20.4

Nhật

1084.0

36.1

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Các quốc gia đứng đầu thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, triệu tấn.


5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng cuối thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, triệu tấn.


Các đồ thị trên cho thấy:

1/ Nga là quốc gia luôn đứng đầu thế giới về khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, với mức bình quân hàng năm khoảng 83 triệu tấn, tiếp đến là Ả Rập Xê Út - 53 triệu tấn, và Cô Oét - 29 triệu tấn.

2/ Na Uy cũng luôn duy trì được khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, nhưng ở mức thấp, trung bình khoảng 5,8 triệu tấn/năm.

3/ Mỹ trước 2008 (ngoại trừ năm 1995 có xuất khoảng 1,68 triệu tấn), chủ yếu là quốc gia nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, nhưng, bắt đầu từ năm 2008, Mỹ trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ với mức độ gia tăng hàng năm rất nhanh và đến 2019 đã vượt Nga về cán cân “nhập khẩu - xuất khẩu”.

4/ Ấn Độ từ năm 2001 đến nay cũng luôn tăng được khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Tương tự, Hàn Quốc (từ năm 1997); Iran (từ năm 1993); Ý (từ năm 1998); Các Tiểu vương quốc Ả Rập (từ năm 1999).

5/ Anh (ngược lại với Mỹ), trước 2013 luôn là quốc gia có khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ, từ 2013 đến nay đã trở thành quốc gia phải nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ.

6/ Nhật là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào việc nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ của Nhật luôn ở mức cao, bình quân khoảng 36 triệu tấn/năm. Tiếp đến là các nền kinh tế khác như: Đức (20), Mexico (15,7), Hongkong (14,1), Pháp (13,7), Brazil (9,1), Indonesia (8,9), Úc (8,5) v.v...

Chi phí khai thác dầu mỏ

Chi phí khai thác dầu (U$/thùng) ở từng khu vực trên thế giới thường phụ thuộc chủ yếu trước hết vào điều kiện tự nhiên, vì vậy rất khác nhau giữa các khu vực, nhưng luôn có mức ổn định tương đối.

Trong đó, chi phí khai thác bình quân tính cho mỗi thùng dầu ở Ả Rập Xê Út có mức thấp nhất, khoảng 4 $/thùng; tiếp đến là Iran - 5; Lybia - 7; Angieri và Nga - 8; Mexico và Venezuela - 9; Nigieria - 11; Na Uy (biển Bắc) - 17; Mỹ (dầu đá phiến) - 35. Cụ thể xem đồ thị sau:

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

So sánh chi phí khai thác dầu mỏ trên thế giới.


Giá bán dầu mỏ

Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng và Cục Thống kê Lao động Mỹ, sự biến động của giá dầu thô nhập khẩu ($/thùng) bình quân theo năm trong vòng 50 năm qua được trình bày trong đồ thị sau:

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Biến động trong 50 năm qua của giá dầu thô nhập khẩu tính bình quân theo năm ($/thùng).


Biến động của giá dầu Brent (giao ngay) tính bình quân theo tháng được tổng hợp trong đồ thị sau:

5 tỷ tấn dầu bằng bao nhiêu thùng

Biến động trong 30 năm ngần đây của giá dầu Brent (giao ngay) bình quân theo tháng ($/thùng). (Nguồn: Energy Information Administration and Bureau of Labor Statistics)


Trong đồ thị trên, giá dầu danh nghĩa được qui theo giá đồng đô la sử dụng trong CPI-U (chỉ số hàng tiêu dùng thành thị).

Nếu tính từ năm 1968 đến nay, trong hơn 50 năm qua, các đồ thị trên cho thấy:

1/ Mặc dù chi phí khai thác tương đối ổn định ở từng khu vực, nhưng giá dầu thô xuất khẩu vẫn luôn biến động ở mức cao và luôn phụ thuộc vào các điều kiện địa - chính trị toàn cầu.

2/ Giá dầu nhập khẩu thực tế tính bình quân theo năm là 54,63 $/thùng (cao nhất là 117,65 $/thùng, thấp nhất là 19,1 $/thùng); còn giá dầu nhập khẩu danh nghĩa bình quân là 33,42 $/thùng (cao nhất - 102,58 $/thùng, thấp nhất-  2,8 $/thùng).

3/ Trong thời gian vừa qua, khi xẩy ra nạn dịch COVID-19, giá dầu dự trữ (trong kho/trên phương tiện) đã giảm kỷ lục tới mức dưới 0 $/thùng./.

1 thùng dầu bao nhiêu tấn?

Thùng (barrel) là đơn vị đo thể tích của hệ đo lường Anh, hệ đo lường Mỹ, thường được dùng để đo các chất lỏng như dầu thô, bia.... Cứ 7 thùng là 1 tấn dầu thô; 1 thùng tương đương với 158,9873 lít.

1 thùng dầu trên thế giới là bao nhiêu lít?

Dầu thô được khai thác và cho vào thùng, mỗi thùng chứa khoảng 158,9 lít. Dầu sau đó trải qua quá trình tinh chế, tách thành các thành phần khác nhau rồi làm ra sản phẩm được chúng ta sử dụng. Sau quá trình phân tách, mỗi thùng dầu thô sản xuất được khoảng 75,7 lít xăng, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

1 thùng bao nhiêu gallon?

Trên thế giới đã xác định đơn vị Thùng (barrel - bbl) là đơn vị chuẩn quốc tế. Một thùng dầu chứa tương đương 42 gallon Mỹ, hoặc 35 gallon Anh.

Trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam là bao nhiêu?

Danh sách trữ lượng dầu.