Ai người áo vải cờ đào nhà Tây Sơn đó biết bao tự hào

LuatTreEm mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Kể về anh hùng chống ngoại xâm Quang Trung dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể về người anh hùng hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bạn đang xem: Kể về anh hùng chống ngoại xâm Quang Trung [hay nhất]

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn kể về người anh hùng chống ngoại xâm Quang Trung.

Gợi ý làm bài:

Là một học sinh, em đã được học, được nghe kể về nhiều người anh hùng dân tộc, như Trần Hưng Đạo, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi… Trong đó, người mà em ấn tượng và kính trọng nhất là vua Quang Trung [Nguyễn Huệ].

Người dân vẫn thường gọi ông bằng cái tên người anh hùng áo vải cờ đào. Bởi xuất thân của ông vốn chỉ là một người nông dân bình thường. Thế nhưng, nhờ vào trí tuệ và năng lực hơn người, ông đã thành công dẫn dắt đại quân Tây Sơn đi vào lịch sử. Vua Quang Trung thống nhất đất nước Đại Việt, dẹp bỏ sự phân chia đàng trong đàng ngoài. Ông đánh đuổi sạch bóng quân Thanh trên lãnh thổ nước ta. Khi hòa bình lập lại, ông quan tâm chăm lo việc nước, việc dân.

Vua Quang Trung [Nguyễn Huệ] mãi là người anh hùng cao cả nhất trong trái tim của em.

Với lịch sử hào hùng của dân tộc ta, chắc hẳn mọi người vẫn nhớ người anh hùng lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc đại phá Quân Thanh. Một cuộc chiến đấu đã đi sâu vào lịch sử nước ta.

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Sau đó, Vua Quang Trung đột ngột từ trần. Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

Đất nước ta, từ xưa đến nay đã sinh ra và nuôi dưỡng biết bao những người anh hùng vĩ đại. Đó là Trần Hưng Đạo, là Ngô Quyền, là Lê Lợi… Trong đó, em đặc biệt kính phục người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Vua Quang Trung là một người anh hùng xuất phát từ nhân dân – một người nông dân bình thường. Thế nhưng ông đặc biệt thông minh, dũng mãnh và có tài thao lược. Chính vì vậy, ông đã được tin tưởng giao cho việc thống lĩnh đại quân, trực tiếp ra sa trường. Ra trận, ông đánh đâu thắng đó, muôn dân tin phục. Bằng tài năng của mình, ông đã dẹp loạn, thống nhất đất nước, xóa bỏ tình trạng Đàng Trong – Đàng Ngoài khiến bao dân khốn khổ. Không dừng lại ở đó, ông đã hành quân thần tốc đánh đuổi toàn bộ quân Thanh trên lãnh thổ nước ta. Đánh cho chúng phải bỏ chạy tán loạn, khiếp sợ hãi hùng. Những chiến công hiển hách ấy thật khiến người ta phải kính phục. Sau khi đất nước thái bình, vua Quang Trung còn quan tâm đến đời sống của nhân dân, đưa ra những chính sách tiến bộ, phù hợp nhằm phát triển đất nước. Thật là một vị vua toàn tài.

Đến nay, đất nước ta đã trải qua rất nhiều biến động, với sự xuất hiện của rất nhiều những bậc anh tài. Như Quang Trung [Nguyễn Huệ] vẫn mãi là một ngôi sao sáng chói trong những trang sử hào hùng ấy của dân tộc.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục

Với trí dũng toàn tài, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ nam chinh bắc chiến, đánh đuổi quân Xiêm La ở phía Nam, đại phá quân Thanh ở phía Bắc, bảo vệ đất nước.

Quang Trung Nguyễn Huệ là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn và là anh hùng dân tộc được sử gia đánh giá cao và người đời kính trọng.

Ông là vị tướng thiên tài, từng dẫn quân đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài, bảo vệ đất nước trước cuộc tấn công của Xiêm La và nhà Thanh.

Sấm truyền ‘Tây khởi nghĩa, Bắc thu công’

Thuở nhỏ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ theo học cả văn lẫn võ với Trương Văn Hiến. Thấy 3 anh em trí dũng hơn người, ông khuyên họ khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp.

Năm 1771, lấy danh nghĩa phù trợ Nguyễn Phúc Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc dấy binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn ở Tây Sơn.

Thời đó, dân gian lưu truyền lời sấm truyền “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Vì thế, nhiều người tin tưởng việc anh em Tây Sơn dấy binh là đúng ý trời. Nhờ đó, nghĩa quân nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quần chúng, thu hút nhiều tướng tài như Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng.

Quang Trung đại phá quân Thanh. Tranh minh họa.

Tương truyền, một buổi sáng còn mờ sương, khi Nguyễn Huệ đưa đoàn quân đến đoạn đèo An Khê, hai con rắn đen tuyền, to lớn chắn ngang đường. Nghĩa quân bất ngờ, không dám bước tiếp.

Nguyễn Huệ thấy vậy, chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phụ trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi. Nếu sự nghiệp không thành, Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.

Ông vừa dứt lời, hai con rắn liền quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Lúc sau, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra ngậm thanh Ô Long đao, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ.

Ông kính cẩn nhận lấy rồi thề trước Xà thần sẽ dùng đao hành hiệp, cứu dân, bảo vệ dân tộc.

Trên thực tế, Ô Long đao gắn liền những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải từ những ngày đầu dựng nhà Tây Sơn đến trận chiến cuối cùng.

Nguyễn Huệ lần lượt dẫn quân đánh chiếm các huyện, đánh lui quân chúa Nguyễn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương tướng quân. Dưới triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiếp tục chứng tỏ tài năng quân sự, thao lược hơn người.

Năm 1785, ông dẫn quân chặn đánh quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, lệnh quân sĩ giả vờ thua, nhử địch vào trận mai phục, tiêu diệt gần hết hai vạn quân địch. Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”.

Sau đó, ông lại dẫn quân ra bắc, đánh tan chính quyền chúa Trịnh, trao trả quyền chính cho vua Lê. Tuy nhiên, ông mới là người thực sự nắm quyền.

Ít lâu sau khi Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ dẫn theo công chúa Ngọc Hân về Nam. Ông trở thành Bắc Bình Vương, cai quản từ Thuận Hóa đến đèo Hải Vân.

Mâu thuẫn giữa ông và Nguyễn Nhạc ngày càng lớn. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh ngóc đầu trở lại ở miền Nam. Nguyễn Huệ chưa kịp dẫn quân bình loạn thì lại nghe tin Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh.

Trước tình thế hai đầu thụ địch, ông quyết định tiến quân thần tốc, nhanh chóng đánh đuổi quân Thanh.

Ngày 25/11 năm Mậu Thân [22/12/1788], Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Quân Bắc Bình Vương tiến công thần tốc, ngày 30 tháng Chạp đã đánh diệt đồn Gián Khẩu rồi nhanh chóng dụ hàng đồn Hà Hồi.

Sáng mồng 5, ông ra lệnh tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh tháo chạy. Như vậy, chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.

Sở dĩ quân Tây Sơn có thể đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh trong thời gian ngắn một phần ở tài dùng binh và khả năng động viên quân sĩ đồng lòng của Nguyễn Huệ.

Tương truyền, trước khi xuất chinh, tại lễ lên ngôi ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế động viên quân sĩ.

Sau khi làm lễ, vua sai mang đến cái mâm, bên trên đặt các đồng tiền, phủ vải điều rồi nói với quân sĩ: “Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

Sự thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là sấp.

Sau đó, ông lại nâng cao sĩ khí quân lính bằng bài Hịch ra trận hào hùng:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho chúng chích luân bất phản

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ

Vị vua sáng suốt, bình dị

Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. Ông sắp đặt lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước.

Ngày nay, tượng đài Quang Trung được đặt tại nhiều nơi trên cả nước. Ảnh tư liệu.

Đặc biệt, để phát triển quốc gia, Nguyễn Huệ rất chú trọng việc thu hút nhân tài. Ông ban Chiếu cầu hiền, hy vọng người tài đứng ra phò vua giúp nước.

Trước thái độ trọng dụng hiền tài của vua Quang Trung, nhiều cựu thần nhà Lê như Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng đã ra giúp nhà Tây Sơn.

Ý cầu hiền của nhà vua thể hiện rõ trong việc ông nhiều lần mời Nguyễn Thiếp ra làm quan. Sau nhiều lần từ chối, cảm phục trước đức độ nhà vua áo vải cờ đào, La Sơn Phu Tử nhận lời mời, xuống núi giúp vua.

Là vị tướng Nam chinh Bắc chiến, sau này là vua một nước nhưng trong cuộc sống đời thường, vua Quang Trung lại rất bình dị. Dân gian lưu truyền khá nhiều giai thoại đối đáp, cho thấy ông là người thông minh, sắc sảo.

Ngay cả khi không vừa lòng với người dưới, ông vẫn bình tĩnh nhắc nhở một cách tế nhị nhưng vô cùng thấm thía.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, sau khi Tây Sơn chiếm Phú Xuân, Nguyễn Hữu Chỉnh nóng lòng muốn Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà để ông ta có cơ hội báo thù riêng.

Chỉnh nói: “Người tài Bắc Hà chỉ có một Chỉnh này thôi. Nay tôi đã đi rồi, ấy là cái nước rỗng không, xin ngài chớ nghi ngại”.

Nguyễn Huệ mới đùa rằng: “Không nghi ngại người nào khác, chẳng hóa ra chỉ có ông là đáng nghi ngại thôi ư?”.

Vua đối đáp nhẹ nhàng nhưng thực chất là nhắc khéo Nguyễn Hữu Chỉnh chớ kiêu căng, tự phụ.

Giai thoại Thăng Long cũng kể khi Nguyễn Huệ ra Bắc đánh Trịnh, quân lính đánh vào Văn Miếu, làm đổ một số bia tiến sĩ. Sau khi Quang Trung đại thắng quân Thanh, người dân quanh đó nhờ các nhà nho làm đơn, đề đạt nguyện vọng khôi phục di tích nhưng chỉ gọi vua là ngài.

Quang Trung phê: “Ta không trách các nông phu. Ta chỉ gớm các thầy nho. Cả gan, to mật, dám kêu vua bằng ngài”.

Vua cũng tỏ ý cho dựng lại di tích. Sự kiện này giúp nhà vua gần hơn với dân chúng. Sự giản dị, bình dân ấy là điểm hiếm có ở bậc vua chúa.

Không chỉ có tài cầm quân, sáng suốt về mặt chính trị, vua Quang Trung còn biết nhìn xa trông rộng. Khi vua Lê Hiển Tông qua đời, Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân muốn lập Duy Cận lên ngôi.

Tuy nhiên, dưới sức ép của nhà Lê, ông phải đồng ý để Lê Duy Kỳ kế thừa ngôi báu. Sau này, Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, chứng minh Nguyễn Huệ đã có cái nhìn đúng đắn khi không muốn ông này lên ngôi.

Học giả Trần Trọng Kim đánh giá: "Vua Quang Trung nhà Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học.

Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiệp thì thật khác thường".

Video liên quan

Chủ Đề