Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu biện pháp tu từ

Hướng dẫn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ QUEN THUỘC

So sánh:

So sánh tư từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.

Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc.

Bao giờ cũng công khai hai vế: Vế so sánh và vế được so sánh.

Có những dạng sau:

A như B

VD:

Cổ tay em trắng như ngà

Đôi mắt em liếc như dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

[Ca dao]

A bao nhiêu B bấy nhiêu

VD:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

[Ca dao]

A là B

VD:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nằng xuống dòng song lấp loáng.

[Tế Hanh]

A [giấu đi từ so sánh] B

VD:

Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng non nước

[Tố Hữu]

Ẩn dụ:

Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng.

Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm.

Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động, gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.

VD:

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

[Vũ Duy Thông]

Hoán dụ:

Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng.

Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không phô ra.

Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động; gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.

Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ.

Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

VD: Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quì gối.

[W.Goeth]

Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể

VD:

Một tay gây dựng cơ đồ

Bấy lâu bể Sở song Ngô tung hoành

[Nguyễn Du]

Quan hệ giữa cái đựng và vật đượcchứa đựng

VD:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chin nhớ mười mong một người.

[Nguyễn Bính]

Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật, hiện tượng và sự vật, hiện tượng

VD:

Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy

Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền

Em rất thật mà nắng thì hư ảo

Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

[Thu Bồn]

Nhân hóa:

Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của các đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa ngưởi và đối tượng không phải là người.

Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động; gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc.

Gồm hai dạng sau:

Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người.

VD:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiêng sầu

[Vũ Đình Liên]

Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện.

VD:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

[Ca dao]

Thậm xưng [Khoa trương, phóng đại, ngoa dụ]: Là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ,… của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả.

VD:

Thò tay mà ngắt ngọn ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.

[Ca dao]

Nói giảm [Nhã ngữ, Khinh từ]: là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân tình cảm.

VD:

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác Lê-nin thế giới người hiền

[Tố Hữu]

Các hình thức điệp:

Điệp phụ âm đầu: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

VD:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập nhưu là đất rung.

[Tố Hữu]

Điệp vần: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.

VD:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

[Lưu Trọng Lư]

Điệp thanh: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh đi
ệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

VD:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

[Xuân Diệu]

Điệp ngữ

Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.

Phân loại;

Điệp ngữ nối tiếp [từ được lặp lại nối tiếp]

VD:

Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hon ai

[Đoàn Thị Điểm]

Điệp ngữ cách quãng [từ được lặp lại có ngăn cách bởi các từ khác]

VD:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa!

[Trần Đăng Khoa]

Điệp cấu trúc: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối.

VD:

Anh trai cầm sung, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để đánh trận cuối

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

[Nguyễn Khoa Điềm]

Các biện pháp tu từ đã học

Luyện tập về các biện pháp tu từ

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Theo wikisecret.com

Môn Văn

Giải thích và bình luận hai câu ca dao sau đây: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Ông bà ta đã khuyên dạy và truyền lại những câu ca dao thấm nhuần triết lý ai ơi đừng bỏ ruộng hoang bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. Ruộng đất bao la, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng. Nhưng vàng không tự nhiên mà lấy được, chúng ta phải bỏ công chăm sóc, làm lụng thì mới mong có ngày nhận được quả ngọt xứng đáng.

Xưa nay, có làm thì mới có ăn chính là quy luật. Không ai tự nhiên đem của cải lại cho mình và tài sản dù có nhiều nhưng ngồi không ăn cũng hết. Như vậy, cuộc sống của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, siêng năng, chăm chỉ không thể không kể đến.Hãy tham khảo với onthihsg ngay bên dưới nhé.

Hai câu ca dao đã ghúp ta hiểu được ý nghĩa đẹp đẽ của lao động trong cuộc sống của con người. Câu ca dao thứ nhất khuyên người nông dân hãy chăm chỉ cày cấy, trồng trọt, đừng bỏ ruộng hoang. Bởi vì, mỗi tấc đất có giá trị như tấc vàng [“Bao nhiêu tấc đất,tấc vàng bấy nhiêu”]. Câu ca dao thứ hai cũng là lời nhắn gửi người nông dân hãy cần cù lao động. Bởi vì, công việc đi cấy đi cày hôm nay tuy vất vả, khó nhọc nhưng sẽ đem lại cuộc sống no đủ, sung túc cho ngày mai [“Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”].

Dưới đây sẽ giải thích cho bạn tấc đất tấc vàng nghĩa là gì ? hãy theo dõi nhé.

Câu ca dao trên hàm ý khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ ruộng đồng, bảo vệ nghề nông vì đó là một nghề căn bản.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

Khúc hoà ca lao động này và biết bao bài ca dao khác là tiếng nói của đại chúng đã hướng về đồng ruộng. Điều này thật dễ hiểu. Bởi vì nhân dân Việt Nam ta trên tám mươi phần trăm làm nghề nông. Mọi người từ xưa đến nay nối đời truyền tụng với nhau hai câu ca dao nổi tiếng sau đây:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Lời khuyên này của tác giả dân gian ngày xưa đối với hoàn cảnh của đất nước và của nhận dân chúng ta ngày nay có ý nghĩa như thế nào?

Hai câu ca dao trên, trước tiên, mở đầu bằng hai tiếng: Ai ơi! Ai là đại từ phiếm chỉ. Vì vậy, Ai ơi! đã bao hàm một sắc thái nội dung vừa tha thiết lại vừa có tính cách rộng rãi. Nói rộng rãi là vì lời kêu gọi của nhà thơ dân gian ở đây không chỉ nhắm vào chồng cày vợ cấy hay những ai mồ hôi thánh thót như mưa ruộng [ca dao] mà còn như nhắn nhủ đến tất cả toàn thể những ai đã từng bưng bát cơm đầy nghĩa là toàn dân trên đất nước ta không chừa một ai.

Câu thơ đầu sau hai tiếng ai ơi tiếp theo là đừng bỏ ruộng hoang. Tiếng đừng vừa bao hàm ý nghĩa can ngăn lại vừa có tính cách chí tình van vỉ. Tác giả van xin mọi người đừng vì một cớ gì hoặc sợ vất vả gian lao một sương hai nắng hoặc xem thường đời sống lam lũ của nghề nông tay lấm chân bùn mà vội “vồ vập” lấy một nghề mới ăn trắng mặt trơn đến đỗi ruộng đồng không cày xới gieo trồng chi nữa, nghĩa là phải bỏ ruộng hoang.

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Nêu câu thơ đầu là một lời can ngăn thì câu thơ sau lại là một lời hứa hẹn mở ra trước mắt mọi người một nguồn chứa chan hi vọng. Lời hứa hẹn này rất thực tế vì nhà thơ dân gian đã dựa trên đúc kết kinh nghiệm từ bao đời nay đã minh chứng. Lấy tấc đất so với tấc vàng nghĩa là lấy cái bình thường so sánh với cái quý hiếm, câu ca dao khẳng định mạnh mẽ một chân lí: đất quý như vàng. Nếu chịu khó chăm sóc, cày xới, trồng trọt thì số hoa lợi thu được sẽ nhiều vô sô kể và do đó mà mỗi tấc đất sẽ có giá trị như một tấc vàng vậy.

Câu ca dao trên hàm ý khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ ruộng đồng, bảo vệ nghề nông vì đó là một nghề căn bản.

Điều này là một sự thật không ai có thể chối cãi. Sự thật đó ngày xưa đúng, ngày nay vẫn đúng. Đất thật quý báu, đất là nơi dựng nhà, dựng cửa. Đất cũng là ruộng đồng nương rẫy để cày cấy gieo trồng làm ra bông trái, hoa màu, lúa gạo… Đất để phát triển nông nghiệp đem lại sự ấm no chung cho dân tộc. Đặc biệt, đối với nước ta, cho đến nay, nền công nghiệp mới chỉ ở trong thời kì ban đầu, chưa thể nào nuôi sống được toàn dân như ở các nước tiên tiến khác. Vì vậy, nếu dân ta lại xem thường nông nghiệp, không chịu nỗ lực sản xuất, bỏ mặc ruộng hoang, đất cằn thì chắc chắn sẽ lâm vào cảnh thiếu đói.

Từ một nền nông nghiệp đi lên, đôi với nước ta, đất đai đúng là một tài sản vô giá, có bàn tay khối óc con người tác động vào chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… vườn tược ruộng đồng đó  trở nên màu mỡ trù phú thêm lên và sẽ hoá thành bờ xôi ruộng mật tấc đất tấc vàng. Cộng vào đó là chính sách khai hoang, lấn biển, giao đất, giao rừng, mở mang thêm vùng kinh tế mới của Đảng và chính phủ hiện nay đã tạo ra một bước phát triển mới cho nông nghiệp nước ta. Từ đó, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân càng ngày trở nên no ấm dư dả. Thêm vào nữa là cuộc cách mạng xanh, với nhiều giống lúa mới được phổ biến đưa vào sản xuất cho năng suất cao, kháng sâu bệnh… cũng là những nhân tố chủ yếu làm cho tấc đất thực sự là tấc vàng. Hiện nay ở đoạn đổi mới của đất nước, trong sự phát triển kinh tế thị trường, nông nghiệp nước ta đang trở thành nền sản xuất hàng hóa. Với hơn hai triệu tấn gạo xuất khẩu hàng năm, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ ba trong các nước xuất khẩu gạo trên thê giới. Cả vấn đề lương thực nuôi sông toàn dân, nước ta cũng đã giải quyết được. Trong tình huống này hơn ai hết, chúng ta càn thấm thìa hơn ý nghĩa của hai câu ca dao trên.

Trong khi chờ đợi xây dựng một nền công nghiệp hiện đại có cơ sở đủ để đảm bảo nuôi sống được toàn dân, thanh niên trí thức Việt Nam chúng ta hiện nay hãy hăng hái trở về với đồng ruộng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ ngày nào trong kháng chiến:

Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí Nhà nông là chiến sĩ…

Các bạn hãy đem tất cả sáng kiến của mình góp vào với sự cần cù của bà con nông dân để nỗ lực sản xuất, khai khẩn đất hoang, đổi mới phương tiện sản xuất giúp cho công việc đồng án của bà con ta ngày một đỡ vất vả và thu hoạch được nhiều hoa lợi hơn. Hãy nhìn vào gương một số nước trên thế giới. Chẳng hạn nước Nhật Bản. Họ có ít ruộng đất, đã vậy đất đai của họ lại không màu mỡ vì lẫn nhiều cát sỏi. Thế nhưng nhờ óc sáng kiến, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, ruộng đất ở đây đã trở nên phì nhiêu, thu hoạch tăng lên rất nhiều lần. Những bằng chứng cụ thể đó đáng cho chúng ta suy ngẫm.

Tóm lại, hai câu ca dao:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

chính là lời kêu gọi mọi người không riêng gì anh đi cày, chị đi cấy mà kể cả thanh niên, sinh viên, những người trí thức hây trở về với đồng ruộng, vì đây chính là nguồn sống của dân tộc. Hai câu trên cũng đã khẳng định giá trị của đất tấc đất, tấc vàng để nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng bảo vệ đất đai, vườn tược, ruộng đồng của mình và chăm bón, vun xới cho được màu mỡ, tươi tốt.

Sau chiến tranh, đất đai nước ta đã bị tàn phá nặng nề, hơn lúc nào hết, mỗi công dân phải có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ vườn tược ruộng đồng của mình để góp phần vào việc nuôi sông chính mình và nuôi sống toàn dân. Chúng ta phải biết đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là giang sơn gấm vóc của Tổ quốc.​​​​​

Video liên quan

Chủ Đề