Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải tình trạng táo bón. Tuy không hẳn là vấn đề nguy hiểm, nhưng táo bón lại gây nhiều bất tiện, khó chịu cho thai phụ, khiến quá trình mang thai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy nếu gặp phải táo bón, sử dụng thuốc làm mềm phân có an toàn với phụ nữ đang mang thai hay không?

Thói quen nhịn đi vệ sinh là một trong số những nguyên nhân gây ra táo bón

Táo bón trong khi mang thai được định nghĩa là đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Táo bón mang lại cảm giác rất bất tiện và khó chịu.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ xuất hiện rất nhiều biến đổi khác nhau, và do vậy táo bón cũng có nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên khi mang thai khiến các cơ [bao gồm cả ruột] thư giãn. Và giảm nhu động ruột cũng đồng nghĩa quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn.
  • Tử cung phát triển to dần lên, chèn ép khu vực xung quanh, bao gồm cả chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
  • Phụ nữ mang thai có thể bị ốm nghén, nôn nhiều khiến cơ thể mất nước, gây táo bón.
  • Phụ nữ mang thai rất dễ ít vận động, đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, dẫn đến táo bón.
  • Rất nhiều phụ nữ mang thai bổ sung sắt, tuy nhiên, thu nạp quá nhiều sắt sẽ gây táo bón.
  • Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
  • Đái tháo đường thai kì, nhược giáp,... là những bệnh lý có thể dẫn đến táo bón ở phụ nữ đang mang thai.
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh đó việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu và tiêu hóa kịp thời cũng dẫn đến táo bón.

Các thuốc làm mềm phân thường được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm cho phân mềm, từ đó dễ thải ra ngoài hơn. Thành phần của thuốc làm mềm phân được cơ thể hấp thu cực kì ít, do đó thuốc làm mềm phân được coi là vô hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Uống nhiều nước: uống nhiều nước, bao gồm cả nước hoa quả, có thể giúp hạn chế táo bón

Tình trạng táo bón khi mang thai có thể hạn chế được bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước: uống nhiều nước, bao gồm cả nước hoa quả, có thể giúp hạn chế táo bón.
  • Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: chọn các loại thức ăn giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Nếu các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này thường nhẹ và an toàn cho mẹ bầu. Bác sĩ có thể cho thuốc mạnh hơn nếu những thuốc nhẹ không hiệu quả.

Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp giảm táo bón bằng cách làm tăng nhu động ruột hoặc làm mềm phân. Chúng chứa các chất giúp thai phụ dễ đi tiêu và thường xuyên hơn. Các thuốc nhuận tràng được bào chế ở dạng viên nang, viên nén, thực phẩm và dạng lỏng để uống hoặc dạng bơm, viên đạn dùng qua đường hậu môn.

Nếu các biện pháp tự nhiên chữa táo bón ở phụ nữ mang thai không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này thường nhẹ và an toàn cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ có thể cho thuốc mạnh hơn nếu những thuốc nhẹ không hiệu quả.

Các loại thuốc nhuận tràng cho bà bầu bị táo bón mà bác sĩ thường kê toa như:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Thuốc nhuận tràng tạo khối còn được gọi là chất bổ sung chất xơ, hoạt động tương tự như chất xơ trong chế độ ăn uống. Thuốc giúp giữ lại nước trong phân, giúp cho sự đi tiêu dễ dàng. Thuốc có tác dụng trong khoảng 12–24 giờ và không có khả năng gây ra bất kỳ tác hại nào cho thai nhi vì chúng không đi vào máu.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Chúng làm cho nước và chất béo thâm nhập vào phân, do đó thúc đẩy phân di chuyển nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc này thường có hiệu quả trong 12–72 giờ, giúp điều trị táo bón hiệu quả.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Loại thuốc nhuận tràng này làm mềm phân bằng cách rút dịch từ các mô xung quanh vào đường tiêu hóa. Thuốc thường mất khoảng 30 phút đến 6 giờ mới có hiệu quả.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Loại thuốc này kích thích niêm mạc thành ruột để tăng nhu động ruột. Thời gian tác dụng của thuốc khá nhanh, trong vòng 6–12 giờ. Thuốc không gây rủi ro cho thai nhi vì lượng hấp thu vào máu rất ít.

Bà bầu bị táo bón có thể sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ

Giống như các loại thuốc khác, thuốc nhuận tràng chữa táo bón khi mang thai cũng có một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc nhuận tràng thai phụ dùng. Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc nhuận tràng gồm:

  • Đau thắt bụng.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Mất nước, nước tiểu sậm màu.
  • Mê sảng.

Trong trường hợp bà bầu bị táo bón uống thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau đây:

  • Giảm hấp thu dinh dưỡng và các loại thuốc khác vào máu vì thuốc nhuận tràng làm tăng lượng thức ăn qua đường ruột.
  • Nồng độ muối magie trong máu thấp hơn.

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng chữa táo bón khi mang thai, mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không cải thiện tình trạng táo bón thì mới nên sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, nên ưu tiên nhóm thuốc nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu; hạn chế sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân.
  • Chống chỉ định dùng thuốc nhuận tràng kích thích do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
  • Trong quá trình uống thuốc nhuận tràng, bạn nên kết hợp uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc và tránh bị táo bón ngược.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Một vấn đề khó tránh mà gần như mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải đó là táo bón khi mang thai. Vậy điều này có ảnh hưởng và giải quyết như thế nào để mẹ bầu mang thai một cách thoải mái nhất. Hôm nay chúng ta cùng POH giải quyết những vấn đề mà mẹ đang thắc mắc nhé.

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Nhiều chị em phụ nữ có thắc mắc rằng táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không? thế nhưng đáp án thì là không hoàn toàn.

Táo bón có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh, chứ không phải là biểu hiện duy nhất của mang thai. Để xác định mình có mang thai hay không, mẹ nên dựa vào những yếu tố cơ bản khác.

Bà bầu bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mang thai hormone thay đổi khiến cho việc đào thải chất cặn bã ra ngoài bị ảnh hưởng. Khi thai càng lớn thì tử cung càng bị chèn ép, áp lực lên khung xương chậu... nên gây ra tình trạng táo bón cho mẹ bầu.

Phụ nữ mệt mỏi, lười vận động và chế độ ăn uống ít nước, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khác là do các viên uống sắt và canxi làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Táo bón khi mang thai gây đau bụng

Bà bầu bị táo bón có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Việc táo bón làm thiếu hụt dinh dưỡng do chất thải đọng lại làm đầy bụng khó chịu khiến mẹ không muốn ăn. Việc táo bón khiến mẹ phải dùng cật lực khi đi vệ sinh sẽ khiến dễ sảy thai hơn.

Những chất độc bị tích tụ lâu trong ruột sẽ hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể khiến ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Cách khắc phục táo bón cho bà bầu đầu tiên mà khi bị táo bón mà bà bầu nghĩ đến là uống thuốc.

Thế nhưng việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải vô cùng cẩn thận, không được dùng thuốc nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vậy bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Bà bầu thường được bác sĩ kê các loại thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Thường là các thuốc nhuận tràng cơ học hay nhuận tràng thẩm thấu.

Hạn chế sử dụng các thuốc nhuận tràng làm mềm phân, nhuận tràng làm trơn. Chống chỉ định với các thuốc nhuận tràng kích thích.

Thực ra các bác sĩ cũng không khuyến khích bà bầu dùng thuốc khi táo bón. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể khiến bà bầu khỏi ít ngày rồi tiếp tục bị lại rồi dùng thuốc.

Tốt nhất là hãy thay đổi lối sống cho phù hợp với chế độ lành mạnh và ăn uống tích cực, nhất là khi dùng thuốc rồi nếu không muốn bị táo bón lại. Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt?

Thuốc thụt là loại thuốc dùng để thụt hậu môn, thuốc nhận tràng ở dạng gel và dung dịch. Thuốc sẽ có sẵn đầu chuyên dụng để bơm sâu vào đại tràng để bôi trơn hậu môn, khiến đại tràng co thắt và đẩy phân ra ngoài.

Người táo bón thường dùng thuốc thụt và được xem là cứu cánh. Thế nhưng với bà bầu hoàn toàn khác. Khi mang thai không nên sử dụng thuốc thụt, nhất là khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ mà đã sử dụng thì vô cùng nguy hiểm.

Đây là loại thuốc có chứa một số chất độc hại gây nguy hiểm cho thai nhi. Việc tự ý sử dụng chúng sẽ khiến tăng nguy cơ sảy thai, thai dị tật… Thậm chí chúng sẽ khiến mất phản xạ rặn, niêm mạc hậu môn tổn thương hay chảy máu nếu lạm dụng.

Cách chữa táo bón dân gian cho bà bầu

Thực phẩm giàu chất xơ cho mẹ bầu điều trị táo bón

Đây cũng là cách khắc phục táo bón cho bà bầu mà nhiều mẹ rỉ tai nhau. Mẹ bầu có thể áp dụng chúng một cách dễ dàng:

Mướp

Chúng chứa nhiều axit amin để điều hòa cơ thể, hoạt động trao đổi chất, lưu thông máu, cả làm mát và chống táo bón hiệu quả… Mẹ có thể chế biến đồ ăn bình thường với mướp để chống táo bón

Vừng đen

Ưu điểm của vừng đen chính là giải độc, làm mát và thanh lọc cơ thể. Đây cũng là loại thực phẩm được khuyến khích để mẹ bầu giảm táo bón, trĩ hay cả suy thận. Món chè vừng đen ngon lành chắc chắn sẽ khiến mẹ yêu thích.

Cam

Chứa nhiều vitamin và chất xơ. Cam giúp mẹ bầu đẹp da, bổ sung nước, giảm mệt mỏi, cải thiện quá trình hấp thụ và giảm chứng bệnh táo bón.

Ngoài ra, mẹ nên uống đầy đủ nước hàng ngày, có thể sử dụng rau bina, chuối chín, thầu dầu, đu đủ chín, nước mận hay đào nhân…

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Video liên quan

Chủ Đề