Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt, Pháp bắt đầu củng cố lực lượng tại các thuộc địa. Phong trào chống Pháp ngày càng lan rộng từ Á sang Phi. Thấy việc giam hai cha con vua Thành Thái tại CapSaint Jacque không có lợi gì cho họ. Vì còn hai vua này thì phong trào chống Pháp sẽ có cơ sở hoạt động trở lại nên chính phủ Pháp chỉ thị cho toàn quyền Đông Dương đày hai vua sang Châu Phi.

Năm 1919, hai vị vua Việt Nam được đưa xuống tàu chở sang Réunion. Tại đây, lúc đầu chúng giam hai nhà vua ở hai hòn đảo riêng biệt, về sau mới cho sống tại Saint Denis. Tại đây vua Duy Tân sống với người vợ Mai Thị Vàng, con của người thầy cũ.

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi

Bà Mai Thị Vàng

Hai vợ chồng nhà vua sống những ngày lưu đày vô cùng cực khổ. Bà Vàng vì không hợp thủy thổ, điều kiện khí hậu ở đây nên đau yếu luôn, giữa vua Duy Tân và bà chưa có người con nào.

Năm 1921, thấy bà không chịu nổi khí hậu ở đây, nên vua Duy Tân cho bà về, mặc dầu về việt Nam bà vẫn sống như vậy chứ không chịu tái giá. Bà mất năm Canh Thân tại Kim Long - Huế. Sống một mình tại đây, vua Duy Tân làm đủ việc, ông luôn luôn hoạt động, không ngừng nghỉ tay chân, với bất kì công việc gì. Ngoài các công việc hàng ngày, ông còn hoạt động sang các lĩnh vực khác như học thêm âm nhạc, học đánh kiếm và nhất là trau dồi sinh ngữ, ông giao tiếp với những người dân bản xứ và ai ai cũng đều rất mến nhà vua.

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi

Vua Duy Tân khi 30 tuổi

Năm 1927, vua Duy Tân theo lời khuyên của vua cha, đã cưới bà Fernante Antier, một người thiếu nữ Pháp, rồi sau đó vua lại kết hôn thêm với bà Marx Ernestine. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quân Đức tấn công Pháp và chiếm Paris. De Gaulle sang Anh tổ chức kháng chiến. Vua Duy Tân ở Saint Denis tham gia vào phòng trào kháng chiến của tướng De Gaulle.

Năm 1945, ông và đơn vị được chuyển đến Pháp, với quân hàm chuẩn úy, đến tháng 9/1945, tướng De Gaulle tự tay kí sắc lệnh bổ nhiệm ông làm tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn Pháp với quân hàm thiếu tá. Ông được tướng De Gaulle hứa sẽ để ông về Việt Nam tham gia chính sự. Tại Pháp, ông thường xuyên gặp tướng De Gaulle và nêu lên nguyện vọng vủa mình. Thế rồi tháng 12 năm 1945 ông được cho nghỉ phép và trở về Saint Denis để thăm vua cha và gia đình.

Trên chuyến bay từ paris đến Saint Denis khi bay ngang qua địa phận xứ cộng hòa Bangui ở Trung Phi, tự nhiên máy bay của ông bốc cháy và rơi xuống đây. Vua Duy Tân đã tạm biệt cha mẹ, vợ con trong chuyến bay tử thần ấy. Cái chết của vua Duy Tân cho tới giờ vẫn là một bí ẩn, chưa có lời giải đáp, khiến cho chúng ta không khỏi bùi ngùi xót xa.

Sau khi rơi xuống Bangui, xác của vua Duy Tân được đem an táng trong 1 nghĩa trang công giáo, đó là nghĩa trang MBaiki. Được tin vua Duy Tân ngộ nạn, vua Thành Thái và gia đình vô cùng bàng hoàng, đau xót.

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi

Lăng mộ của Vua Duy Tân

Năm 1985, hài cốt của vua Duy Tân được đưa về Việt Nam và an tang bên cạnh mộ của vua cha tại An Lăng - Huế. Buổi lễ an táng được chính quyền Huế tổ chức rất trọng thể. Thế là sau 66 năm biệt xứ, ngày nay vị vua yêu nước này đã được trở về quê hương trong sự nuối tiếc của nhân dân.

(Theo “Nhà Nguyễn chín chúa – mười ba Vua”)

TPO - Ông là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, lên ngôi khi mới 7 tuổi, ông là con của vua Thành Thái và bị thực dân Pháp bắt đày sang châu Phi.

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi
Phóng to
Mệ" Bảo Hiền, cháu nội vua Thành Thái đang dẫn đầu đám rước sang dâng hương lên mộ vua trong lễ giỗ

Một câu chuyện về chuyến lưu đày này đã được hoàng tử Vĩnh Giu kể lại lúc còn sống: "Hồi đó chính quyền đảo (Réunion) tổ chức đua ngựa. Tất cả có tám nài, nhưng dòng tộc vua An Nam có đến ba nài là Vĩnh Chương, Vĩnh Khôi và Vĩnh San (Duy Tân), còn lại là người Pháp. Sau lệnh xuất phát cả ba nài VN đều dẫn đầu và giành hết giải thưởng. Ngồi cạnh thị trưởng Saint Dennis tôi nghe rõ mồn một câu vua cha Thành Thái nói với ông ta: "VN đã thắng Pháp rồi!". Đã vậy anh Duy Tân từ mình ngựa nhảy xuống còn nói thêm với cha Thành Thái, nhưng cốt để cho ngài thị trưởng nghe: "Không phải riêng gì gia đình ta, mà là cả dân tộc VN đã thắng Pháp!". Thị trưởng nghe xong giận tím người".

Vua Thành Thái - Giấy rách giữ lề

Theo lời ông Vĩnh Giu, khi sang đến đảo, chính quyền Pháp bố trí gia đình hai cựu hoàng là Thành Thái và Duy Tân mỗi gia đình một biệt thự cùng các khoản phí sinh hoạt khác, nhưng với hai điều kiện: không được tự tiện ra sân bay, bến cảng và tất cả vật dụng trong nhà nếu hư hỏng phải báo cáo với toàn quyền để thay mới. Thượng hoàng Thành Thái không chấp nhận điều kiện trên nên chỉ ở trong hai năm, sau đó ông đưa gia đình ra ở tại một ngôi nhà gỗ rộng lớn ở bên ngoài.

Hoàng tử út Vĩnh Cầu thì cho biết nhà vua trong mọi hành động của mình đều bất hợp tác với Pháp. "Chú tôi (một cách gọi bố của người Huế - NV) không thích người Pháp nên ông không cho chúng tôi đi học trường Pháp, không cho giao thiệp với trẻ em Pháp, buồn lắm. Chúng tôi tự học chữ, đến lớp học nghề thợ nề, thợ mộc, thợ máy, chỉ chơi với người Tàu, người Chà Và, người bản xứ".

Cựu hoàng còn đề ra một số nguyên tắc bắt buộc gia đình phải tuân theo như: dịp lễ, tết phải mặc quốc phục, phải hành xử và noi theo một số phong tục của người Việt, và nhất là phải giữ gìn tiếng nói dân tộc.

Các vị hoàng tử cũng cho biết khoản trợ cấp lưu đày cho vua rất ít ỏi, nhưng cựu hoàng Thành Thái không bao giờ yêu cầu tăng thêm trợ cấp. Gia đình do đó sống rất chật vật, thậm chí vua từng lâm vào cảnh bị đòi tiền nhà, chủ đến đòi nợ...

Để nuôi sống cả gia đình đến hơn 20 người, nhà vua đứng ra mở tiệm may yên ngựa. Sản phẩm của vua vừa đẹp, vừa bền, lại rẻ được rất nhiều khách hàng bản xứ và người Tây tìm mua. Ông Trần Tiễn Dương, cháu của đại thần Trần Tiễn Thành trong lần được gặp cựu hoàng tại Réunion sau Thế chiến II, kể lại lời vua Thành Thái rằng: "(Người) Tây cứ hỏi tau yên ngựa ngài làm bằng chi mà tốt như ri? Thì mở ra là biết ngay mà hắn không dám mở, cứ hỏi hoài, dễ ghét!".

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi
Phóng to
Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi
Lễ giỗ lần thứ 54 của vua Thành Thái được Nguyễn Phước tộc tổ chức tại An Lăng - Huế hôm 24-3-2008

Người thủ từ An Lăng (lăng ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân tại Huế) hiện là "mệ" Nguyễn Phước Bảo Hiền - cháu nội vua Thành Thái. Ông kể về giai đoạn vua Thành Thái vừa hồi hương: "Sau 31 năm bị lưu đày, năm 1947, nhờ sự vận động của vợ chồng bà công chúa thứ 16 là Lương Nhàn và ông luật sư Vương Quang Nhường, Ngài được về nước và sống tại Vũng Tàu, tôi nhiều lần từ Huế vào thăm và ở lại cùng Ngài.

Một lần, Quốc trưởng Bảo Đại cùng một vị tướng Pháp và phái đoàn Việt Nam cộng hòa, tổng cộng khoảng 40 người đến thăm. Bảo Đại lúc ấy tặng quà và rất nhiều tiền cho đức bác, nhưng Ngài chỉ chấp nhận nhận quà, còn tiền thì từ chối thẳng thừng. Ngài nói đại ý: "Đây không phải là tiền của cháu mà là tiền của nhà nước, cũng tức là tiền của dân, cháu cầm về mà dùng vào những việc có lợi cho dân!".

Đến năm 1953 Ngài mới được phép về Huế, tôi theo Ngài trong suốt một tháng trời, Ngài đi thăm rất nhiều bà con, các vị tiền bối và con cháu của những vị công thần của triều đình Huế ngày xưa. Vào lại miền Nam không lâu sau, vào ngày 24-3-1954, Ngài qua đời và được quốc trưởng và con cháu dòng tộc đưa về táng tại đây (An Lăng - gần lăng mộ vua Dục Đức)".

Vua Duy Tân - Loại bỏ tạp chất trong nước

Với vua Duy Tân, từ sau khi người vợ Mai Thị Vàng không chịu được thủy thổ nơi đất khách xin về nước, cựu hoàng lao vào học hành và hoạt động nhằm tìm cách thoát khỏi hòn đảo lưu đày hòng mong về nước "lo cho dân, canh tân xứ sở, giành lại độc lập".

Tại hòn đảo tù đày này, cuộc sống của Duy Tân cũng vất vả chẳng kém vua cha. Theo lời kể của người "vợ đầm" Fernande Antier: "Không biết nấu ăn, với số tiền trợ cấp hàng tháng gửi từ VN sang không cho phép cựu hoàng nhờ người giúp việc. Gia đình tôi nấu cơm tháng cho học sinh, cựu hoàng đến dùng và từ đó chúng tôi quen nhau".

Ba vị vua nào của nhà Nguyễn bị bắt đày sang châu Phi
Phóng to
Mộ vua Duy Tân tại An Lăng. Di hài của cựu hoàng Duy Tân được đưa về cải táng tại Huế vào ngày 6-4-1987. Ảnh: THÁI LỘC

Cựu hoàng Duy Tân rất chịu khó học hành, ông theo học Pháp ngữ, Anh ngữ, học nghề và mở cửa hiệu thiết kế vô tuyến điện để mưu sinh. Cựu hoàng cũng viết văn bằng Pháp ngữ, và được đánh giá ở trình độ rất cao, như nhận xét của tác giả E.P Thébault trong cuốn Số mạng bi thảm của một hoàng đếAn Nam: "Vua Duy Tân am tường hoàn toàn ngôn ngữ Pháp và Ngài để lại cho chúng ta những bức thư có lối hành văn rất thanh nhã". Nữ nhà báo Pháp Revest viết: "Ngài tháo ráp một máy vô tuyến điện cũng dễ dàng như đọc một bài diễn văn, với một ngôn ngữ tuyệt hảo".

Năm 1936, cựu hoàng Duy Tân gửi thư cho chính phủ Pháp đề nghị được sang sống ở Pháp nhưng không được trả lời. Đến 1942, cựu hoàng tham gia phái kháng chiến Pháp chống phát xít của tướng De Gaulle bằng tài năng sử dụng vô tuyến, và đã gia nhập quân đội Pháp khi Réunion thay đổi chính quyền sang tay của tướng De Gaulle.

Tác giả Hoàng Trọng Thược, trong Hồ sơ Duy Tân, cho biết "vị nguyên thủ nước Pháp (De Gaulle) đã quyết định đặt Ngài vào lại ngôi vị hoàng đế ở Việt Nam" tại cuộc tiếp chính thức cựu hoàng lần đầu tiên hôm 14-12-1945.

"Tôi đã được biết một cách chắc chắn nước Pháp và Chính phủ Pháp đã thừa nhận quyền của chúng ta được độc lập và chỉ chờ cơ hội thuận tiện là tuyên bố quyền đó" - cựu hoàng đã ghi lại trong một quyển ghi chép. Điều này được chứng minh qua trang hồi ký của De Gaulle: "Để đạt những cứu cánh có thể hữu ích, tôi để ngỏ một dự tính bí mật. Đó là việc cung cấp cho cựu hoàng đế Duy Tân phương tiện để tái xuất hiện, nếu người kế vị và thân thích của ngài là Bảo Đại tỏ ra không theo kịp thời cuộc".

"Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương không cho phép tôi để ngỏ cửa cho bất cứ một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân VN ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thúc đẩy họ dựng lên một nước xứng danh là quốc gia".

Trích đoạn cuối Di chúc chính trị của Vĩnh San - Duy Tân, đăng trên nhật báo Combat của Pháp ngày 16-7-1947.

Ngày 25-12-1945, trên đường từ Paris về Réunion, máy bay chở cựu hoàng Duy Tân đâm vào núi và ông tử nạn trên bầu trời Trung Phi, và được an táng tại M'BaiKi - Cộng hòa Centrafricaine.

Chính quyền Pháp đương thời cho dù đã mở hai cuộc điều tra và kết luận không có dấu hiệu đây là một cuộc mưu sát, nhưng đến nay vụ tai nạn vẫn còn là nghi vấn lịch sử chưa có lời giải đáp.

Cũng đã có rất nhiều hoài nghi về tính thuyết phục trong việc cựu hoàng Duy Tân bắt tay với chính quyền De Gaulle với mong muốn đòi độc lập thống nhất nước nhà. Tuy nhiên nhìn lại cuộc đời tranh đấu của cựu hoàng Duy Tân, chúng ta không thể không nhớ đến câu chuyện từ thời ông còn trị vì, trong một lần đi nghỉ mát tại cửa Tùng (Quảng Trị): Ông hỏi: Tay bẩn lấy nước mà rửa, thế nước bẩn lấy chi mà rửa? Rồi ấu chúa tự trả lời: Nước bẩn thì phải loại bỏ tất cả những chất bẩn trong nước ra ngoài.

Lý tưởng ấy theo ông suốt trọn cuộc đời.

Năm 1956, cùng với hai vị vua cách mạng Hàm Nghi và Thành Thái, vua Duy Tân được thiết án thờ tại Thế Tổ miếu - hoàng thành Huế. Ngày 6-4-1987, di hài cựu hoàng Duy Tân được đưa về cải táng tại An Lăng - TP Huế.

THÁI LỘC