Bác sĩ huyền thương tiêu hóa bình định năm 2024

Bà Đào Thị C. [52 tuổi, Thái Bình] cải thiện bệnh viêm ruột sau 6 tháng phát hiện và điều trị, trước đó bệnh nhân bị bệnh viện khác chẩn đoán nhầm ung thư đại tràng.

Do không ăn được trong một thời gian dài khiến bà sụt 5kg. Khi thăm khám tại bệnh viện lớn, bà có biểu hiện thiếu máu, thể trạng suy kiệt nên được chỉ định chụp cắt lớp vi tính, nội soi đại tràng.

Ảnh minh họa.

Trên hình ảnh CT có khối sùi loét dày thành góc đại tràng, bác sĩ chẩn đoán 90% mắc ung thư trực tràng, chỉ định phẫu thuật cắt u.

Người bệnh mong muốn khẳng định lại kết quả chẩn đoán nên đã đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Bác sĩ Đào Trần Tiến, Phó trưởng Khoa Tiêu hóa cho biết, kết quả xét nghiệm máu của người bệnh cho thấy tình trạng thiếu máu nặng, chỉ số viêm tăng cao.

Do kết quả nội soi và chụp cắt lớp vi tính tại cơ sở khác nghĩ nhiều đến khối u nhưng hình ảnh ghi nhận không tương đồng với kết quả giải phẫu bệnh. Bác sĩ quyết định tiến hành nội soi lại nhằm khẳng định tính chất tổn thương.

Khi tiến hành nội soi, ở vị trí đại tràng ngang góc gan có khối sùi loét chiếm hoàn toàn chu vi của đại tràng, gây hẹp lòng đại tràng. Đây là lý do khiến người bệnh đau bụng và đi ngoài ra máu.

Quan sát kỹ tổn thương, bác sĩ thấy khối sùi loét lớn là tập hợp của rất nhiều các tổn thương nhỏ dạng giả u [tổn thương viêm có hình thái giống khối u]. Các vị trí khác dọc đại tràng như hồi tràng, đại tràng ngang cũng có một số khối tổn thương nhỏ có tính chất tương tự.

Khi tiến hành nội soi phóng đại, tổn thương cấu trúc vi mạch không điển hình của khối ung thư mà gợi ý giống tổn thương liên quan đến tình trạng viêm loét.

Bác sĩ sinh thiết nhiều mảnh tại vị trí khối nghi ngờ u, kết quả giải phẫu cho thấy khối tổn thương đại tràng không có tế bào ung thư bên trong, ngược lại có rất nhiều các tế bào viêm gợi ý các bệnh lý tổn thương do viêm ruột mạn tính thâm nhiễm tạo thành khối giả u. Người bệnh điều trị nội khoa thay vì phẫu thuật như chỉ định trước đó.

Các tổn thương viêm ruột tạo thành khối, được gọi là viêm ruột mạn tính, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nhất là các khối ung thư ở đại tràng hay tổn thương u hạt do lao, u lympho…

Bệnh viêm ruột mạn tính tiến triển thường có mối liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch của nhóm bệnh lý tự miễn.

Nếu không được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, bệnh có xu hướng tiến triển ngày càng nặng, tái phát nhiều đợt. Người bệnh cần được theo dõi, quản lý bệnh tốt để thuyên giảm triệu chứng và hạn chế tái phát.

Bệnh lý viêm ruột được chia làm 2 loại: Viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.

Bệnh có 3 thể: Thể nặng, thể nhẹ và thể trung bình. Trường hợp bệnh nhân Cài, bị viêm ruột ở mức độ trung bình, bệnh mới khởi phát trong khoảng 1 tháng nên ít nguy cơ gặp các biến chứng như thủng ruột, hẹp ruột, rò ruột.

Bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc điều hòa miễn dịch nhằm cải thiện triệu chứng. Trong quá trình điều trị, người bệnh được theo dõi các chỉ số lâm sàng, các biểu hiện triệu chứng qua xét nghiệm máu nhằm điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp phục hồi cơ thể, đảm bảo đáp ứng quá trình điều trị, đồng thời hạn chế đồ ăn liên quan đến các chất kích thích [caffeine, thực phẩm nhiều chất béo, cay nóng], quá nhiều chất xơ có thể làm nặng bệnh.

Sau 6 tháng điều trị tích cực, người bệnh không còn triệu chứng đau bụng, đi ngoài bình thường, và đã tăng 4 kg. Qua hình ảnh nội soi tái khám, các tổn thương ở đại tràng đã liền, đoạn hẹp thu nhỏ diện tích, bề mặt niêm mạc không chảy máu. Người bệnh tiếp tục được theo dõi và điều trị để đạt được sự lui bệnh hoàn toàn.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo, với những người trên 50 tuổi, có triệu chứng nghi ngờ như đau bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu… cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, nội soi tầm soát, sàng lọc, xác định chẩn đoán tổn thương ung thư, viêm loét gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có 1 đề tài cấp nhà nước do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh chủ trì, triển khai thành công 2 kỹ thuật gồm: Phẫu thuật laser điều trị hội chứng truyền máu song thai và Hội chứng dải xơ buồng ối với kết quả điều trị tương đương với thế giới.

Bác sĩ Thương tư vấn cho sản phụ.

Bác sĩ Thương tư vấn cho sản phụ.

Với đề tài này chúng tôi đã công bố được 14 bài báo trên các tạp chí uy tín trong đó có 4 bài báo quốc tế, 10 bài báo trong nước. Đề tài đã được nghiệm thu xuất sắc năm 2021 và nhận được Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, Trung tâm can thiệp bào thai vẫn tiếp nối nền móng ban đầu và thực hiện nhiều kỹ thuật can thiệp bào thai: Phẫu thuật laser quang đông điều trị hội chứng truyền máu; Phẫu thuật laser quang đông điều trị hội chứng dải xơ buồng ối, truyền ối điều trị thiếu ối, sinh thiết gai rau…

Sau gần 4 năm cùng với Ban lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Đơn vị Can thiệp bào thai triển khai thành công kỹ thuật can thiệp bào thai - kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực sản khoa, Tiến sĩ Phan Thị Huyền Thương lại được lãnh đạo bệnh viện tín nhiệm tiếp tục quay trở lại Pháp học thêm những kỹ thuật mới nhất.

Cuối năm 2022, sau khoảng 3 tháng trở về, với định hướng phát triển và chỉ đạo của Ban lãnh đạo bệnh viện, Tiến sĩ Huyền Thương và các đồng nghiệp đã chuẩn bị hành trang tốt nhất cho việc can thiệp những bệnh lý mới của bào thai.

Lần này, Thương và đồng nghiệp bước lên một nấc thang cao hơn trong kỹ thuật can thiệp bào thai. Đầu tiên là kỹ thuật truyền máu cho thai thiếu máu.

Thương chia sẻ, khi trong bụng mẹ, nếu bào thai bị thiếu máu sẽ có nguy cơ tổn thương não, ảnh hưởng đến phát triển tinh thần, trí tuệ. Đặc biệt, khi trẻ thiếu máu sẽ có nguy cơ gây thai lưu cao. Bởi vậy, sau kỹ thuật truyền ối và can thiệp hội chứng truyền máu song thai, các bác sĩ lần này sẽ phải thực hiện kỹ thuật truyền máu qua dây rốn của cháu bé để hạn chế thấp nhất tổn thương cho bộ não của trẻ.

Một trong những kỹ thuật khó nhất mà bác sĩ Thương cũng vừa được "chuyển giao" từ các giáo sư đầu ngành tại Pháp là can thiệp cho bệnh nhi bị thoát vị hoành bẩm sinh. Cơ hoành có vị trí ngăn cách tầng ngực và tầng bụng. Khi trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh, toàn bộ cơ quan nội tạng ở tầng bụng sẽ bị đẩy lên, khi đó sẽ chèn ép vào phổi thai nhi.

“Thai nhi bị thoát vị hoành bẩm sinh có thể gây ra tình trạng thiểu sản phổi khá nặng. May mắn tôi cùng các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được Giáo sư Yves Ville, chuyên gia hàng đầu thế giới về can thiệp bào thai, người thầy và người bạn của bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn và đào tạo chuyển giao kỹ thuật đặt bóng vào khí quản, cải thiện tình trạng thiểu sản phổi của em bé. Kỹ thuật này rất khó vì phải đưa dụng cụ qua bụng, qua cơ tử cung, qua miệng em bé vào trong họng và tìm vào đúng khí quản rồi bơm bóng bít lòng khí quản của bào thai”, bác sĩ Thương bày tỏ.

Chủ Đề