Bác sĩ phạm ngọc thạch là người như thế nào năm 2024

Hà Nội (TTXVN 24/2/2023) Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trong những người gây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, một liệt sĩ hy sinh trên chiến trường, vị bộ trưởng đầu tiên đi B (chiến trường miền Nam thời kỳ chống đế quốc Mỹ)... Và với những người dân thường, ông là vị ân nhân đáng kính.

* Chiến sĩ kiên cường, giàu năng lực tổ chức và sáng tạo

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đánh giá: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một chiến sĩ kiên cường của sự nghiệp cách mạng, của Đảng và dân tộc; anh dũng, thông minh, giàu năng lực tổ chức và tính sáng tạo”.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một dòng họ có danh tiếng. Cha ông là nhà giáo Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian còn là học sinh, ông luôn là một học sinh giỏi, đứng đầu lớp, đỗ đầu các khoa thi.

Năm 1928, ông theo học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Hết năm thứ 4, ông sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp bác sĩ ở Paris năm 1934. Ông là hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội Nghiên cứu bệnh lao Pháp từ năm 1936.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tham gia cách mạng rất sớm. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đóng góp nhiều công sức trong việc xây dựng cơ sở cách mạng ở Sài Gòn. Ngoài việc hết lòng chữa bệnh cho các cán bộ của Đảng, ông còn tích cực tuyên truyền vận động cho Mặt trận Việt Minh. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trong những người tham gia tổ chức và lãnh đạo phong trào Thanh niên Tiền phong. Ông đã đóng góp công lớn cho Cách mạng Tháng Tám thắng lợi ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/1945-1/1946). Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ bùng nổ, ông hoạt động cùng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

Năm 1950, ông là Ủy viên Thường vụ và Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.

Năm 1954, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Đảng Đoàn (1954-1958)

Từ tháng 12/1958, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban y học thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; Viện trưởng Viện chống lao Trung ương.

Ngoài những trọng trách trong ngành y tế, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là đại biểu Quốc hội khoá 2 và khoá 3 và là Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam từ 1956-1961.

* Người gây dựng nền y học Việt Nam hiện đại

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một nhà khoa học của nhân dân, vì nhân dân, người có tài về khoa học quản lý - quản lý ngành y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, quản lý chuyên ngành lao và bệnh phổi.

Trong khoa học quản lý, điều quan trọng nhất là có đường lối, quan điểm đúng, có cách thức tiến hành phù hợp, có đội ngũ cán bộ đủ số lượng, chất lượng để có thể thực thi công việc, có mạng lưới rộng khắp ở mọi nơi, mọi tuyến. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã làm được điều đó cả về mặt lý luận cũng như về thực tiễn.

Ông đã xây dựng nên 5 phương châm nguyên tắc chỉ đạo, quản lý ngành: kết hợp chặt chẽ chính trị với chuyên môn, tư tưởng với tổ chức, phòng bệnh với chữa bệnh, y với dược, đông y với tây y; luôn luôn nêu cao phương châm phòng bệnh, coi phòng bệnh là chính trong công tác bảo vệ sức khỏe. Ông đã xây dựng được mạng lưới y tế từ trung ương tới xã, hợp tác xã, vấn đề quyết định nhất cho sự thành bại của khoa học quản lý, gây dựng và phát động rộng rãi các phong trào vệ sinh yêu nước, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, tiêm chủng có tính chất quần chúng, phong trào bảo vệ bà mẹ trẻ em, công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế... Có thể nói, trong khoa học quản lý ngành y tế ông đã có quan điểm, cách tiến hành rất khoa học, bài bản, đầy đủ, sáng tạo. Những điều ông đã làm đã đóng góp lớn cho khoa học quản lý ngành y tế không những giai đoạn đó mà cả sau này.

Ông cũng cho thành lập các viện, bệnh viện chǎm lo công tác bảo vệ sức khỏe cho nhiều chuyên ngành: Viện Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em, Viện Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng y học, Viện Nghiên cứu Đông y... có vai trò đầu ngành, các viện và bệnh viện này đã là điểm tựa, là nơi xuất phát cho những bước tiến về công tác chǎm sóc sức khỏe nhân dân trong các lĩnh vực này.

Mặc dù rất bận với công tác tổ chức và lãnh đạo, song bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vẫn không xao lãng chuyên môn. Vaccine B.C.G chết là công trình nghiên cứu độc đáo của một tập thể thầy thuốc chống lao ở Việt Nam, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chủ trì. Hàng chục triệu người được tiêm phòng bằng loại vaccine B.C.G chết, loại vaccine có thể bảo quản được lâu, không cần bảo quản trong điều kiện lạnh, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thuốc B.C.G chết được đưa đi phục vụ khắp mọi miền kể cả vùng sâu, vùng xa của đất nước. Hơn 60 Viện nghiên cứu ở 40 nước đã gửi thư xin bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tài liệu về B.C.G chết. Tạp chí Tubercle của Hội Nghiên cứu về bệnh phổi và bệnh lao ở nước Anh đăng bài giới thiệu công trình B.C.G chết và nhận xét: "Đối với các nước đang phát triển, phương pháp phòng và chống lao của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là phương pháp tốt nhất". Ông đã dành hơn ba năm và rất nhiều công sức cho công trình khoa học này.

Với kinh nghiệm lâm sàng phong phú, với kiến thức chuyên ngành sâu rộng, ông còn nghiên cứu về nhiều dạng bệnh phổi chưa ai nói tới ở nước ta như: nấm phổi, ký sinh trùng phổi, giãn phế quản khô chảy máu, nhiễm bụi than, bụi silích... Cả một chương bệnh lý mới về các bệnh đường hô hấp ở người Việt Nam được mở ra với các công trình tiên phong của ông. Kết hợp đông tây y trong công tác chữa bệnh, ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu dùng filatov tiêm vùng huyệt phổi kết hợp với các thuốc chống lao để điều trị bệnh lao. Nhiều phương pháp do ông đề xướng ngày nay không còn được áp dụng nữa, nhưng trong những năm khó khăn ấy, rất nhiều người bệnh đã được ông cùng các đồng nghiệp của ông chữa khỏi bằng các phương pháp đó.

Một đóng góp khoa học rất lớn khác của ông là đã đề ra và tổ chức thực hiện ở nước ta việc phát hiện lao trong điều tra dịch tễ lao bằng đờm ngay từ nǎm 1956, một vấn đề khoa học đi trước thời đại mấy chục nǎm khi Tổ chức Y tế Thế giới còn đang chủ trương phát hiện lao bằng chụp huỳnh quang rất tốn kém và ít hiệu quả. Vấn đề này đã được trình bày tại Hội nghị quốc tế chống lao ở New Delhi 1957. Hàng chục nǎm sau Hiệp hội Chống Lao Quốc tế đã thấy rõ giá trị của phương pháp này, phương pháp mà ngày nay Tổ chức Y tế Thế giới coi là quan trọng nhất, đặc hiệu nhất trong việc điều tra phát hiện lao.

Không kể những bài nghiên cứu đǎng trong các tạp chí chuyên môn nước ngoài từ những nǎm 1937-1938, chỉ tính trong vòng 10 nǎm từ 1957 khi ông làm Viện trưởng Viện Chống Lao, ông đã công bố hơn 60 công trình nghiên cứu, bài báo khoa học đǎng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước hoặc được trình bày tại các hội nghị quốc tế. Nhiều công trình đã được đánh giá cao, được trao đổi rộng rãi và giới thiệu lại trên các tạp chí khoa học nước ngoài.

Lịch sử ngành y nước ta ghi nhận những đóng góp to lớn của vị Bộ trưởng-Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch trong sự nghiệp nhân đạo cao cả ấy.

Tháng 7/1958, tại Đại hội liên hoan Anh hùng, chiến sĩ thi đua công-nông-binh lần thứ II, ông đã được tuyên dương Anh hùng Lao động.

Ngày 7/11/1968, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mãi mãi nằm xuống giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ sau một cơn sốt rét ác tính. Khi ấy ông là Bộ trưởng Bộ Y tế đang vào nghiên cứu và chỉ đạo công tác y tế ở chiến trường miền Nam.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về khoa học y dược cho cụm công trình: 34 công trình khoa học về phòng chống bệnh lao ở Việt Nam; về 5 nguyên tắc của ngành y tế nhân dân; về xây dựng mạng lưới y tế cơ sở-y tế nông thôn (sau năm 1945)./.

Tại sao Phạm Ngọc Thạch chết?

Do sức khỏe kém, cộng với lao lực, ngày 7 tháng 11 nǎm 1968, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời do viêm phúc mạc mật và bị sốt rét ác tính. Lễ tang của ông được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội, đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc điếu văn tại lễ truy điệu.

Phạm Ngọc Thạch sinh ra ở đâu?

7 tháng 5, 1909, Quy Nhơn, Việt NamPhạm Ngọc Thạch / Ngày/nơi sinhnull

Ngày 27 8 1945 BS Phạm Ngọc Thạch đã đảm nhiệm chức vụ gì?

Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ ...

Phạm Ngọc Thạch thuộc phường gì?

Phố Phạm Ngọc Thạch bắt đầu từ Đê La Thành đến ngã ba Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng, chạy giữa hai khu nhà tập thể Kim Liên - Trung Tự. Cũng là ranh giới của hai phường này thuộc quận Đống Đa.