Bài ca chính thức của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là gì

Trân trọng giới thiệu đến các bạn thanh niên CA KHÚC CHÍNH THỨC CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHIỆM KỲ VIII [2019 – 2024]

Những ngày này, khắp mọi nẻo đường, con phố đang rộn ràng hướng tới 90 năm ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 tháng 3. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài ca chính thức của Đoàn là bài gì bạn nhé.

Bài ca chính thức của Đoàn là bài gì?

Bài hát chính thức của Đoàn còn được gọi là Đoàn ca. Bài hát này có tên gọi là Thanh niên làm theo lời Bác của nhạc sĩ Hoàng Hòa.

>> Tìm hiểu thêm: Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả bài hát Thanh niên làm theo lời Bác

Lịch sử ra đời bài hát chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Năm 1953, trong một lần đi chiến dịch Đông Khê, Bác Hồ có tới thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường, Bác đã căn dặn rằng: "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên". Bài thơ này đã được đăng trên báo Cứu quốc và nhanh chóng được nhạc sĩ Hoàng Hòa [lúc bấy giờ còn công tác trong vùng địch ở Thái Bình] phổ nhạc.

Tháng 7 năm 1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này được phổ biến cho các đại biểu và ngay lập tức được mọi người yêu thích rồi nhanh chóng lan truyền qua nhiều thế hệ thanh niên.

Sau này, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 [ngày 15 đến 18 tháng 10 năm 1992], bài hát Thanh niên làm theo lời Bác đã chính thức trở thành bài hát truyền thống của Đoàn [hay còn gọi là Đoàn ca].

Lời bài hát Đoàn ca đã thể hiện được tinh thần quyết tâm, không ngại khó, không ngại khổ của thanh niên Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cũng luôn đoàn kết, hiệp đồng, học tập và noi theo tấm gương, lời căn dặn của Bác để vượt mọi khó khăn, thử thách, góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được tên bài hát, ca khúc chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

>> Tham khảo thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: bài ca chính thức của đoàn, 26/3, ngày thành lập đoàn

Mục lục bài viết

  • 1. Sơ lược về lịch sử Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
  • 2. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của hội
  • 3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
  • 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
  • 5. Thành viên tập thể của Hội là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên tập thể?
  • 6. Nhiệm vụ của Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp

1. Sơ lược về lịch sử Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào của dân tộc, thanh niên Việt Nam bao giờ cũng là những người đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 27 tháng 9 năm 1945, tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã chỉ thị phải lập ramột mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Theo đó, ngày 27 tháng 3 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 38 về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể thao.

Tháng 6 năm1946 Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời, sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam - là một tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Cuối năm 1946 Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới.

Tháng 2 năm 1950, Liên đoàn thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I tại căn cứ địa Việt Bắc trong khói lửa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các đại biểu từ khắp các vùng miền của Tổ quốc đã về dự. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịchHồ Chí Minh kính yêu cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự.Tại Đại hội các đại biểu đã bầu bácNguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.

Ngày 08/10/1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động mặt trận thống nhất thanh niên tổ chức Đại hội toàn quốc thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ Itại Nhà hát lớn – Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam với tên gọi chung là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minhvà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự.Ngày 15 tháng 10 hằng năm được lấylàm ngày truyền thống của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

2. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động của hội

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội,Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoạt động với mục đích nhằmđoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc hoạt động của Hội,Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam đượctổ chức và hoạt độngtheo Điều lệ Hội, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộnghoàxã hội chủ nghĩaViệt Nam,phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận. Hội hoạt độngtheo các nguyên tắc sau: Tự nguyện, tự quản;Hiệp thương dân chủ; Đoàn kết tôn trọng lẫn nhau; Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.

Phạm vi hoạt động của Hội,Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước và đoàn kết, tập hợp rộng rãi thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Hội làthành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên tập thể giữ vai trò nòng cốt chính trị trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước hữu quan theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội

Cơ cấu tổ chức Hội, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được tổ chức ở 04 cấp gồm: Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà tương đương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhvà tương đương; Xã, phường, thị trấnvà tương đương;

Việc thành lập, giải thể các tổ chức Hội ở các cấpphải tuân thủ pháp luật hiện hành.

Chức năng của Hội, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có chức năng chính là:

- Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội,Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Khuyến khích và tổ chức cho hội viên và thanh niên tham gia một cách tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện khác.

- Tổ chức các hoạt động thiết thực nhằmgóp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên vàthanh niên.

- Thực hiện đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội để cùng chăm lo vàbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội.

- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc vàdân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của thanh niên.

- Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng ĐoànThanh niên cộng sảnHồ Chí Minh.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Nhiệm vụ của Hội viên, khi gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt nam, hội viên có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, chấp hành nghiêm chỉnhĐiều lệ Hội và tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tích cực tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, vận động, giúp đỡ và giới thiệu thanh niên vào Hội.

Thứ hai là phải có trách nhiệm bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của tổ chức Hội.

Thứ ba, tích cực học tập, rèn luyện, vươn lên lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thứ tư, thực hiện việc xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; gương mẫu chấp hành pháp luật; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Quyền của Hội viên, Hội viện Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có các quyền sau:

- Hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được quyền tham gia vàocác hoạt động của Hội.

- Có quyền giới thiệu đại biểu của mình vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.

- Được đề xuất, tham gia thảo luận, tham gia biểu quyết và giám sát công việc của Hội.

- Được đề nghị Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Được rút tên khỏi Hội khi hội viên không có điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong tổ chức Hội.

5. Thành viên tập thể của Hội là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên tập thể?

Thành viên tập thể của Hội, hiểu đơn giản đó là những tổ chứctán thành Điều lệ Hội và được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội xét công nhận là thành viên tập thể của Hội.

Thành viên tập thể của Hội bao gồm:

- ĐoànThanh niên cộng sảnHồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Trí thức khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.

- Các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích khác; các đội hình thanh niên xung phong; các tổ chức thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động công tác ở nước ngoài tuân thủ theopháp luật nước sở tại vànướcCộng hoàxã hội chủ nghĩaViệt Nam tán thành Điều lệ Hội và có nguyện vọng gia nhập hội.

Nhiệm vụ của các thành viên tập thể của Hội:

- Mọi thành viên của Hội bao gồm hội viên là cá nhân hay thành viên tập thể đều có nhiệm vụ thực hiện Điều lệ Hội và các quyết định, các chương trình hoạt động đã thống nhất.

- Thành viên tập thể có trách nhiệmtổ chức và đôn đốc hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện nhiệm vụ hội viên.

- Thực hiện các nghĩa vụ đóng góp tài chính, ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Hội.

Quyền của các thành viên tập thể Hội:

- Các thành viên tập thể có quyền tham gia thảo luận, đề nghị các vấn đề về hoạt động của Uỷ ban Hội các cấp.

- Được quyền giới thiệu đại diện của mình vào Uỷ ban Hội các cấp.

- Được yêu cầu Hội tổ chức phối hợp hoạt động với thành viên khác theo sáng kiến của mình vì mục tiêu chung.

6. Nhiệm vụ của Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp

Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam các cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của cấp đó, do Uỷ ban Hội cấp đó triệu tập.Đại hội hoặcHội nghị đại biểu từ cấp xãtrởlên được tổ chức 5 năm một lần.Thành phần đại biểu dự Đại hội/Hội nghị đại biểu bao gồm: Uỷ viên Uỷ ban Hội đương nhiệm cùng cấp; đại biểu do tổ chức Hội cấp dưới, các tổ chức thành viên tập thể hiệp thươngcử; các cá nhân tiêu biểu hoặc các cá nhân đại diện cho các ngành, lĩnh vực do các cơ quan, đơn vị hiệp thương giới thiệu và đại biểu chỉ định.

Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất là tiến hànhthảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Uỷ ban Hội cùng cấp.

Thứ hai là quyết định các chủ trương, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Thứ ba làhiệp thương cử ra Uỷ ban Hội và Ban Kiểm tra cùng cấp. [Hiệp thương là sự bàn bạc, thảo luận giữa các cơ quan, tổ chức về một vấn đề cụ thể nào đó trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, lấy ý kiến của đa số để đi đến kết quả thống nhất.]

Thứtư là tiến hành thảo luận, đóng góp vào các văn kiện và hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp trên [nếu có].

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua Email :Tư vấn pháp luật qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Nguồn tham khảo:

- Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI và

- Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1176/QĐ-BNV ngày 14 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Trân trọng ./.

Video liên quan

Chủ Đề