Kháng thể kháng tinh trùng là gì

Miễn dịch [MD] là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ. Ở cơ thể người, đáp ứng MD có thể chia làm hai loại MD không đặc hiệu và MD đặc hiệu. MD không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ sẵn có từ lúc sơ sinh, mang tính di truyền, vì MD không đặc hiệu nên không đòi hỏi phải tiếp xúc trước của cơ thể với vật lạ. MD đặc hiệu là trạng thái MD xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên và có phản ứng sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại chúng, ở MD này có 2 đặc điểm cơ bản là khả năng nhận dạng và trí nhớ đặc hiệu về kháng nguyên. Kháng thể kháng tinh trùng [KTKTT] là loại kháng thể đặc hiệu tinh trùng [TT]. Nó thuộc loại MD đặc hiệu. 

Sự hình thành KTKTT như thế nào? 

Bình thường TT trưởng thành chỉ xuất hiện ở nam giới và TT này là kháng nguyên đối với cơ thể. Trong tinh hoàn có hàng rào máu - tinh hoàn và phức hợp liên kết, bản chất của hàng rào máu - tinh hoàn là sự liên kết bền vững của các tế bào cơ và kiểu liên kết cầu tế bào giữa các tế bào steroid. Hàng rào này ngăn cản không cho TT và các sản phẩm thoái hóa của nó vào trong cơ thể, tách biệt môi trường ống dẫn tinh và máu, chúng biệt lập tiền TT và TT trưởng thành nằm phía ngoài hàng rào. Do đó, TT trưởng thành hoàn toàn cách biệt với hệ thống MD. Vì nguyên nhân nào đó gây thương tổn hàng rào máu - tinh hoàn, làm cho TT và các sản phẩm thoái hóa của nó xuất hiện trong máu sẽ khởi phát hệ thống MD sinh ra KTKTT. Tùy thuộc vào nơi các kháng thể được đặt, TT có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách. Khi các kháng thể được tìm thấy trên đuôi, TT có xu hướng được cố định hoặc có thể lại với nhau. Kháng thể đặt trên đầu ngăn chặn các TT tự động liên kết với trứng, do đó ngăn ngừa sự thụ tinh đang diễn ra. Trong một số trường hợp, chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ cũng có thể phát triển thành kháng thể để kháng TT của chồng. KTKTT có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách giảm khả năng vận động hoặc tăng số lượng TT không hoạt động, tác động đến sự xâm nhập của TT   qua dịch nhầy cổ tử cung, làm biến đổi tiềm năng và phản ứng cực đầu, can thiệp vào phản ứng giữa TT và noãn. Các nguyên nhân gây nên hình thành KTKTT: thắt ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh bẩm sinh hay mắc phải, sinh thiết tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn và nhiễm khuẩn đường sinh dục. 

Nguyên nhân vô sinh ở nam giới do KTKTT xảy ra như thế nào? 

KTKTT có thể tác động đến sinh sản bằng cách bất động TT hoặc kết dính TT. Khi giao hợp, TT sẽ nằm trong âm đạo mà không di chuyển vào buồng tử cung đến vòi trứng hay di chuyển rất ít, cũng như khả năng xâm nhập của TT qua màng pellucid của trứng để trở thành hợp tử cũng không xảy ra. Khi nồng độ KTKTT trong huyết tương của nam giới có hiệu giá cao thì hiện tượng vô sinh càng rõ ràng. Tỷ lệ vô sinh nam giới có KTKTT trùng 1   - 6%. 

Chẩn đoán xác dịnh KTKTT 

Chủ yếu dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu để xác định KTKTT là xét nghiệm MAR [Mixed antiglobulin reaction] theo cơ chế TT ngưng kết với hồng cầu cừu trong kháng huyết thanh do sự hiện diện của IgG và IgA, xét nghiệm IBT   [Immunobead Test] theo cơ chế phức hợp polyacrilamids gắn kháng thể người và kháng thể chống TT. Ngoài ra, để xác định tỷ lệ và hiệu giá kháng thể ngưng kết TT trong huyết thanh sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Franklin và Duckes. 

Xét nghiệm xác định KTKTT dùng trong các trường hợp: TT kết dính trong tinh dịch, TT chuyển động kém, số lượng TT thấp, vô sinh tiên phát và trước khi nối ống dẫn tinh. 

Điều trị KTKTT 

Điều trị vô sinh nam có KTKTT bằng nhiều biện pháp như: sử dụng chất ức chế miễn dịch, thụ thai bằng phương pháp bơm TT vào buồng tử cung với TT của người chồng, thụ thai trong ống nghiệm, thụ thai bằng cách tiêm TT vào bào tương của noãn. 

Chỉ định điều trị thường chỉ tiến hành ở bệnh nhân có mẫu tinh dịch mà trên 50% lượng TT bị ngưng kết vì kháng thể,   khi kết quả thử nghiệm sau giao hợp có số lượng TT ngưng kết bình thường thấp. 

Phương pháp ức chế MD dùng corticoid có thể làm giảm sản xuất kháng thể và sự kết dính giữa kháng thể - kháng nguyên. Trong y vănchưa có sự thống nhất về liều lượng, điều trị từng đợt hay kéo dài. Do đó, việc điều trị ức chế MD ở vô sinh nam có KTKTT phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Kết quả sau thụ thai sau điều trị 34%. 

Phương pháp bơm TT vào buồng tử cung [Intra uterine Insemination, IUI]. Trong tác động đến sinh sản của TT, thì sự kết hợp giữa TT với globulin MD có thể chỉ ức chế một bước chức năng xâm nhập qua chất nhầy, trong khi xâm nhập trứng vẫn tồn tại, thụ thai trong buồng tử cung sẽ là liệu pháp cần thiết. Thủ thuật có thể sử dụng TT người chồng đã rửa lọc TT [lọc rửa TT với mục đích loại bỏ kháng thể gắn lên màng TT]. Kỹ thuật bơm TT vào buồng tử cung gồm các bước: dùng thuốc kích thích noãn với clomiphen citrat kèm với pregnyl, theo dõi sự phát triển của nang noãn bằng siêu   âm và định lượng nội tiết E2 trong huyết thanh, tiêm HCG gây rụng trứng, bơm TT đã lọc rửa vào buồng tử cung. Theo dõi chăm sóc sau khi bơm TT vào buồng tử cung, dùng thuốc ức chế co bóp sau đó hỗ trợ hoàng thể bằng progesteron. Kiểm tra kết quả có thai sau 2 tuần bằng xét nghiệm định   lượng beta HCG và siêu âm tìm túi thai trong tử cung sau khi bơm TT vào buồng tử cung. 

Phương pháp thụ thai trong ống nghiệm [IVF] ở người chồng có TT kết hợp với globulin miễn dịch với kết quả có thai 27%. Ngày nay, với kỹ thuật tiêm TT vào bào tương của noãn [ICSI] bước đầu cho kết quả thụ thai và sinh sản cao hơn, kỹ thuật này cũng được chỉ định cho những nam giới vô sinh có kháng thể chống TT đã làm thụ thai trong ống nghiệm thất bại.

Tóm lại, KTKTT trong MD sinh sản nam giới có thể xác định trực tiếp KTKTT gắn trên màng TT liên quan chặt chẽ   với vô sinh nam có yếu tố KTKTT bằng cách đo được hiệu giá KTKTT trong huyết thanh và huyết tương tinh dịch. Hiệu giá càng cao thì khả năng vô sinh càng lớn. Việc điều trị vô sinh nam do KTKTT bằng các phương pháp IUI, IVF và ICSI đã mang lại nhiều kết quả cho người bệnh với niềm mong muốn có con ở những cặp vô sinh hiện nay mà nguyên nhân do TT mang kháng thể chống TT.

  BS. CKII. Tuê Thành
Theo Sức khỏe & đời sống

Sự tạo kháng thể kháng tinh trùng
Trong cấu trúc của tinh hoàn có một hàng rào bảo vệ máu – tinh hoàn, nó ngăn không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của chúng tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể để kích hoạt việc hình thành kháng thể kháng tinh trùng. Do đó, tinh trùng trưởng thành hoàn toàn tách biệt với hệ thống miễn dịch. 

Nếu hàng rào máu - tinh hoàn bị tổn thương sẽ dẫn tới việc tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó xuất hiện trong máu và khởi phát hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể kháng tinh trùng [ASA – Antisperm Antibody]. ASA thuộc loại miễn dịch đặc hiệu và là loại kháng thể đặc hiệu với tinh trùng, [tinh trùng là kháng nguyên đối với cơ thể]. ASA có thể tìm thấy trong hệ thống kháng thể và những nơi tiết dịch.

ASA ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới


Có hai cơ chế tác động vào tinh trùng:

  • ASA gắn với đuôi tinh trùng: Gây bất hoạt tinh trùng hoặc tinh trùng di động kém.
  • ASA gắn vào đầu tinh trùng: Làm che lấp thụ thể của tinh trùng để gắn với thụ thể của trứng do đó làm ngăn ngừa sự thụ tinh đang diễn ra.

ASA làm khả năng xâm nhập của tinh trùng qua màng pellucid của trứng để trở thành hợp tử cũng không xảy ra. Khi nồng độ ASA trong huyết tương của nam giới có hiệu giá cao thì hiện tượng vô sinh càng rõ ràng. Vô sinh nam do ASA chiếm 1 - 6 % trường hợp vô sinh ở nam giới.
Chẩn đoán xác định kháng thể kháng thể kháng tinh trùng [ASA]
Để xác định kháng thể kháng tinh trùng, chủ yếu dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu:

  • Xét nghiệm MAR [Mixed antiglobulin reaction] theo cơ chế tinh trùng ngưng kết với hồng cầu cừu trong kháng huyết thanh do sự hiện diện của IgG và IgA. 
  • Xét nghiệm IBT [Immunobead Test] theo cơ chế phức hợp polyacrilamids gắn kháng thể người và kháng thể chống tinh trùng.

Ngoài ra, để xác định tỷ lệ và hiệu giá kháng thể ngưng kết tinh trùng trong huyết thanh còn sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Franklin và Duckes.
Những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn khác:
Kháng thể kháng tinh trùng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn hiện nay của các cặp vợ chồng như:

  • Tinh trùng yếu nhẹ về số lượng và chất lượng [tỉ lệ tinh trùng tiến tới: 12 - 20%]
  • Lạc nội mạc tử cung, bất thường chất nhầy cổ tử cung.
  • Rối loạn phóng noãn.
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân.

---------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Kháng thể kháng tinh trùng [KTKTT] là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn. Khi có KTKTT trong cơ thể, việc thụ thai tự nhiên rất khó xảy ra vì kháng thể sẽ ngăn chặn các tinh trùng thụ tinh với trứng, do đó ngăn ngừa sự thụ tinh đang diễn ra.

Miễn dịch là khả năng nhận ra và loại bỏ các “vật lạ” của cơ thể. Đáp ứng miễn dịch ở cơ thể người có thể chia làm 2 loại miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

– Miễn dịch không đặc hiệu: Là khả năng tự bảo vệ sẵn có ngay từ lúc sinh ra, mang tính di truyền. Và vì là miễn dịch không đặc hiệu nên không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với “vật lạ”.

– Miễn dịch đặc hiệu: Xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên và có phản ứng sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại chúng. Ở loại miễn dịch này có 2 đặc điểm cơ bản là khả năng nhận dạng và trí nhớ đặc hiệu về kháng nguyên.

Kháng thể kháng tinh trùng chính là loại kháng thể đặc hiệu tinh trùng và nó thuộc loại miễn dịch đặc hiệu.

Bình thường tinh trùng trưởng thành chỉ xuất hiện ở nam giới và là kháng nguyên đối với cơ thể. Trong tinh hoàn có hàng rào máu – tinh hoàn và phức hợp liên kết, bản chất của nó là sự liên kết bền vững của các tế bào cơ và kiểu liên kết cầu tế bào giữa các tế bào Sertoli. Hàng rào này ngăn cản không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của tinh trùng vào cơ thể, tách biệt môi trường ống dẫn tinh và máu, chúng sẽ biệt lập tiền tinh trùng và tinh trùng trưởng thành phía ngoài hàng rào. Do đó, tinh trùng trưởng thành sẽ hoàn toàn cách biệt với hệ thống miễn dịch.

Vì nguyên nhân nào đó gây thương tổn hàng rào máu – tinh hoàn, làm tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó xuất hiện trong máu từ đó khởi phát hệ thống miễn dịch sinh ra KTKTT. 

Các nguyên nhân chính gây nên hình thành kháng thể kháng tinh trùng bao gồm:

– Thắt ống dẫn tinh,

– Tắc ống dẫn tinh [bẩm sinh hay mắc phải]

– Sinh thiết tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn

– Nhiễm khuẩn đường sinh dục,…

Tùy thuộc vào nơi các kháng thể được hình thành, tinh trùng có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách. Nếu kháng thể được tìm thấy trên đuôi, tinh trùng có xu hướng được cố định hoặc dính lại với nhau. Kháng thể trên đầu sẽ ngăn chặn tinh trùng tự động liên kết với trứng, do đó ngăn ngừa sự thụ tinh đang diễn ra. Một số trường hợp, chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ cũng có thể hình thành kháng thể để kháng tinh trùng của người chồng.

KTKTT ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách giảm khả năng di động hoặc tăng số lượng tinh trùng không hoạt động, tác động đến việc tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung, làm biến đổi tiềm năng và phản ứng cực đầu, can thiệp vào phản ứng giữa tinh trùng và noãn. Ngoài ra, kháng thể kháng tinh trùng còn tác động đến sinh sản bằng cách làm bất động tinh trùng hoặc kết dính tinh trùng. Khi nồng độ KTKTT trong huyết tương của nam giới càng cao thì tỷ lệ vô sinh càng lớn. Vô sinh nam do KTKTT chiếm khoảng 1-6% số trường hợp vô sinh ở nam giới.

Phương pháp chẩn đoán kháng thể kháng tinh trùng

Để xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng, các nhân viên y tế sẽ yêu cầu mẫu tinh dịch của người chồng và dịch nhầy cổ tử cung ở người vợ. Xét nghiệm xác định KTKTT áp dụng trong một số trường hợp như: tinh trùng kết dính trong tinh dịch, số lượng tinh trùng thấp. tinh trùng chuyển động kém,…

Phương pháp chẩn đoán kháng thể kháng tinh trùng chủ yếu dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu như:

– Xét nghiệm MAR [Mixed Antiglobulin Reaction]

– Xét nghiệm IBT [Immunobead Test]

– Xét nghiệm Franklin & Duckes

Chỉ định điều trị kháng thể kháng tinh trùng chỉ tiến hành ở bệnh nhân có mẫu tinh dịch mà trên 50% lượng tinh trùng bị ngưng kết vì kháng thể, khi kết quả thử nghiệm sau giao hợp có số lượng tinh trùng ngưng kết bình thường thấp. Điều trị vô sinh nam có kháng thế kháng tinh trùng bằng nhiều phương pháp như: sử dụng chất ức chế miễn dịch, bơm tinh trùng vào buồng tử cung [IUI], thụ tinh trong ống nghiệm [IVF],…

Dùng corticoid có thể làm giảm sản xuất kháng thể và sự kết dính giữa kháng thể – kháng nguyên. Hiện chưa có sự thống nhất về liều lượng, thời gian điều trị của phương pháp này. Do đó, điều trị ức chế miễn dịch ở vô sinh nam có kháng thể kháng tinh trùng phải có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Kết quả sau thụ thai sau điều trị vào khoảng 34%.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung [IUI] là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, trong đó bác sĩ sẽ dùng một ống thông nhỏ để đưa tinh trùng đã được lọc rửa, chọn lọc qua cổ tử cung và bơm trực tiếp vào buồng tử cung. Nguyên tắc cơ bản của IUI là làm giảm các tác động bất lợi của môi trường âm đạo và chất nhầy cổ tử cung lên tinh trùng; đồng thời đặt tinh trùng ở vị trí gần trứng nhất để tăng cơ hội thụ thai. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp có kháng thể kháng tinh trùng xuất hiện trong chất nhầy tử cung của người vợ.

Tìm hiểu thêm phương pháp bơm tinh trùng tại Trung tâm IVF Hồng Ngọc: tại đây

Thụ tinh trong ống nghệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp với nhau trong ống nghiệm thay vì trong vòi tử cung của người phụ nữ. Nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra, sẽ tạo thành phôi, sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung. Phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi như trong thụ thai tự nhiên. Ở Việt Nam, kỹ thuật này lần đầu tiên thành công vào năm 1998.

Hiện nay có hai kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chính là: IVF cổ điển và IVF/ICSI trong đó kỹ thuật IVF/ICSI thường đem lại hiệu quả cao hơn.

* Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng [intra cytoplasmic sperm injection – ICSI]

ICSI là kỹ thuật dùng hệ thống vi thao tác xử lý tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương của noãn để tạo phôi nhằm tăng khả năng thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Kỹ thuật ICSI được báo cáo thành công lần đầu tiên vào năm 1992. Nhờ ICSI phôi được tạo ra chỉ từ duy nhất 1 trứng và 1 tinh trùng, do đó kỹ thuật này có thể áp dụng cho những trường hợp thiểu năng tinh trùng nặng, tinh trùng được lấy từ mào tinh hoặc tinh hoàn, để tăng tỉ lệ thụ tinh, đảm bảo khả năng có phôi trong một chu kỳ hỗ trợ sinh sản.

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF tuy là phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả nhất nhưng không phải ai cũng có kết quả thụ thai ngay từ lần thưc hiện đầu tiên. Tỷ lệ thành công của IVF sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân vô sinh, tuổi tác của người vợ, quá trình điều trị trước đó, chuyên môn của bác sĩ thực hiện và chất lượng của bệnh viện… Hiện nay, trên thế giới, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công là khoảng 40-45%, tại Việt Nam là khoảng 35-40%. Tỷ lệ này ngày càng giảm nếu người vợ lớn tuổi. Nếu người vợ trên 35 tuổi thì tỷ lệ thành công giảm nhiều và sẽ càng thấp nếu người vợ trên 40 tuổi.

Tìm hiểu thêm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm IVF Hồng Ngọc tại đây.

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục tin tức: //ivfhongngoc.com/tin-tuc/

Liên hệ Trung tâm IVF Hồng Ngọc nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề vô sinh hiếm muộn.

Video liên quan

Chủ Đề