Hát hay không bằng hay hát là gì

Từ “hay” đầu tiên trong câu: ”Hát hay không bằng hay hát.” thuộc từ loại gì?

Giọng hát giải trí

Ninh Dương Lan Ngọc là cái tên không còn xa lạ trong làng giải trí Việt. Thành công của bộ phim Cua lại vợ bầu khiến năm 2019 trở thành “năm của Ninh Dương Lan Ngọc”. Không chỉ phim Cua lại vợ bầu đoạt doanh thu 200 tỷ đồng, các game show, chương trình cô tham gia như Running Man cũng nhận được tình cảm của khán giả. Cô cho biết, thời gian qua cô bận rộn với lịch quay phim, chương trình, sự kiện, nhưng vẫn tập trung học nhảy và luyện thanh để chuẩn bị ra mắt MV Gái già muốn lấy chồng. Đây là một thông tin khá bất ngờ đối với khán giả, bởi trước đó, Ninh Dương Lan Ngọc từng không ít lần “phát hit” bằng giọng ca thảm họa của mình.

Ra mắt MV Gái già muốn lấy chồng, Lan Ngọc tiết lộ cô sẽ thực hiện nhiều màn nhảy sexy. Nói đến yếu tố vũ đạo, Lan Ngọc đã chứng tỏ được khả năng qua chương trình Bước nhảy hoàn vũ, dẫu vậy, giọng hát của cô thì vẫn là dấu hỏi lớn với khán giả.

Đánh giá một cách khách quan, lựa chọn an toàn và thông minh của nữ diễn viên tạo nên tổng thể MV ổn về phần nghe lẫn nhìn. Giọng hát đương nhiên vẫn còn nhạt nhòa, không nổi trội nhưng đủ làm hài lòng những khán giả vốn không kỳ vọng nhiều về một diễn viên đi hát. Chưa kể, Gái già muốn lấy chồng là bản nhạc phim, nhằm mở đường cho kế hoạch quảng bá phim Gái già lắm chiêu phần 2 do cô đảm nhận vai chính. Điểm trừ của ca khúc chính là phần ca từ. Trong đó, câu hát “Em ơi, em có đang đói không? Nếu mà em đang đói thì em ăn chị đi” bị đánh giá là thô và phản cảm.

Một số ý kiến cho rằng MV dễ thương và hài hước nhưng bài hát quá nhạt, không biết có nên gọi là bài hát không nữa. Nhìn chung, thông tin Ninh Dương Lan Ngọc làm ca sĩ khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán, không ít người nhận định cô sẽ là “thảm họa mới của thị trường giải trí”.

Không ít khán giả nhận định Lan Ngọc sẽ là “thảm họa mới của thị trường giải trí”.

Không có gì ngoài... điều kiện

Có lẽ đây là thực tiễn trong làng Vpop. Không cần đào tạo bài bản, chỉ cần có tiềm lực kinh tế và công nghệ lăng xê, rất nhiều người dù không có giọng hát vẫn nghiễm nhiên trở thành ca sĩ. Công bằng mà nói, ngành giải trí Việt chưa thực sự phát triển như nhiều nước trong khu vực, nhưng cũng đủ tạo ánh hào quang lấp lánh và thu hút những người có chút thanh - sắc chạy theo. Với xu thế phát triển của ngành truyền thông, cùng sự ra đời của hàng loạt chương trình giải trí lớn nhỏ, việc trở thành người của showbiz bây giờ cũng không khó.

Câu chuyện người mẫu, hotgirl đi hát đã có từ những năm trước, ví như Hà Anh, Tâm Tít cũng từng tràn đầy nhiệt huyết để đi theo con đường ca hát như Miu Lê và Chi Pu hiện nay, nhưng cuối cùng họ đều lặng lẽ bỏ cuộc. Vì nhiều lý do, trong đó có quy luật “đào thải” của showbiz.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều chương trình gameshow giải trí, giống như các “lò sản xuất tài năng cấp tốc”, mỗi năm làng nhạc Việt đón thêm hàng trăm gương mặt mới. Ai ai cũng được ca ngợi là tài năng, nhưng sự thực không phải những ai bước ra từ cuộc thi - kể cả có giải thưởng - cũng được khán giả “nhớ mặt, gọi tên”. Và để tồn tại được trong thế giới showbiz, không ít người đã mượn những chiêu như “lột xác”, “thay đổi hình ảnh” để gây sự chú ý của khán giả. Ngoài việc chi tiền thay đổi ngoại hình, gu thời trang gợi cảm, các nghệ sĩ này còn không tiếc tiền để sản xuất các MV phát hành trên mạng xã hội.

Gần đây, câu chuyện lùm xùm trong chương trình Sao đại chiến và vấn đề hát hay - hát dở một lần nữa được đề cập. Trong chương trình này, nhà sản xuất Dương Cầm khẳng định rằng Miu Lê hát quá yếu, không thể công nhận là ca sĩ. Đáp lại Dương Cầm, Miu Lê gay gắt nói rằng dẫu đàn anh có không xem cô là ca sĩ đi nữa thì cũng chẳng quan trọng. Bởi Miu Lê hoạt động nghệ thuật nhiều năm nay và đã được khán giả yêu mến, còn Dương Cầm khi gõ google tìm kiếm thì chỉ hiện ra thông tin về đàn piano!

Tạm gác lại màn “cà khịa” trên. Khán giả đủ tinh tế để nhận định Miu Lê cũng giống như Chi Pu, họ đều trải qua một giai đoạn khán giả quan tâm đến họ bằng thứ âm nhạc bắt tai, dễ nghe, dễ thuộc. Nhưng nếu muốn đi đường dài, Miu Lê - Chi Pu vẫn cần phải rèn luyện, trau dồi bản thân nhiều hơn.

Suy cho cùng, ca sĩ là phải có giọng hát, chiêu trò không thể giúp họ tỏa sáng mãi, nhất là trong giai đoạn mà thị hiếu của khán giả thay đổi qua từng ngày. Đàm Vĩnh Hưng hay Hồ Ngọc Hà từng nhiều lần bị chê bai thậm tệ vì giọng hát. Nhưng họ vẫn nổi đình nổi đám và vươn đến vị trí khó ai thay thế được. Có được điều này, là vì họ đã trải qua quá trình rèn luyện bản thân khốc liệt. Nếu cứ dậm chân tại chỗ hay tự mãn về bản thân, thì những chiêu trò câu khách cũng chẳng thể khiến khán giả trầm trồ.


Có thể cho rằng câu nói này hình thành trên cơ sở lý luận “kim tự tháp” mà người ta đã áp dụng cho mọi mô hình phát triển từ thấp đến nâng cao. Nghĩa là có mặt bằng rộng mới xây nên đỉnh cao - tức là phải phát triển tính phong trào, nghiệp dư rộng rãi mới có thể tạo nên một tầm cao chuyên nghiệp. Điều này hoàn toàn logic về mặt phát triển.

Bạn đang xem: Hát hay không bằng hay hát



Tuy nhiên, khi nó đã trở thành một thứ triết lý mà không phải là sách lược của một quy trình phát triển thì đỉnh cao chuyên nghiệp sẽ có nguy cơ bị bào mòn và đánh đồng cùng nghiệp dư, phong trào. Hãy nhớ, cũng có câu cửa miệng khác nhắc nhở: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nghĩa là khi hướng đến chuyên nghiệp rồi thì không cần số lượng “tài tử” mà cần thiểu số tinh hoa.

Chúng ta đang chứng kiến một nền âm nhạc Việt Nam hôm nay ráo riết đánh động và phát triển tính nghiệp dư mà không chú trọng gì đến kích thích sự nâng tầm lên đỉnh của chuyên nghiệp. Cho nên, triết lý “hay hát” ở đây vô tình đã giữ chân âm nhạc Việt Nam thỏa mãn trong cái đồng bằng phong trào và nghiệp dư bao la mà cơ hồ như không thấy những hình bóng hùng vĩ của cao nguyên chuyên nghiệp đâu cả!

Thêm The X-Factor [Nhân tố bí ẩn] nhập cảnh Việt Nam cho thấy triết lý nêu trên đang càng ngày được ưa chuộng. Sau Idol rồi The Voice, giờ lại thêm The X-Factor, bên cạnh những mặt hàng quốc nội lâu đời như: Tiếng hát truyền hình, Sao Mai, Sao Mai - Điểm hẹn… Mở tivi trong giờ vàng là thấy thi... hát! Âm nhạc Việt đang thành một phòng hát karaoke vĩ đại, hay nói đúng hơn Việt Nam đang ở trong một âm quyển karaoke!

Người Việt phải chăng tự hào vì tiếng nói của mình có 6 thanh ngữ điệu gần như 7 nốt trầm bổng của thang âm Tây phương, mà người ngoại quốc vẫn thường nhận xét “nói như hát”? Cho nên, chúng ta có vẻ tự tin rằng nói còn như hát, huống gì hát thì phải là hạng… siêu hát!? Tuy nhiên, cũng có những nhà âm nhạc nước ngoài nhận xét: Người Việt hát như… nói! [dĩ nhiên không phải ám chỉ đến đọc Rap!]. Vì nói chỉ so với nói, còn khi hát phải so với hát. Thanh ngữ điệu không có độ cao chính xác, còn thang âm thì chính xác như toán học với những đơn vị đo chi li. Đó là chưa nói đến cấu tạo của thanh quản người Việt có tính yếu hơn so với một số nước.

Xem thêm: Cách Đăng Ký Email, Lập Email Bằng Điện Thoại Android, Cách Tạo Tài Khoản Gmail Trên Android

TT - Ðêm 23-3, vòng chung kết đầu tiên cuộc thi Tiếng hát mãi xanh [thể loại nhạc trữ tình lãng mạn] sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20g30 trên HTV7. Chín thí sinh tuổi ông, bà, cha, mẹ... đang bước vào tập luyện.

Trẻ lại cùng Tiếng hát mãi xanhTiếng hát mãi xanh thách thức tuổi tácXem clip những giọng hát mãi xanh xuất sắc

Phóng to

Nụ cười là điều không thể thiếu với cụ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh [75 tuổi] suốt những buổi tập - Ảnh: Minh Trang

Ðón khách bằng nụ cười giòn tan, cụ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh - 75 tuổi, thí sinh cao tuổi nhất vào chung kết Tiếng hát mãi xanh năm nay - nửa đùa nửa thật: "Không biết chừng à, năm nay thi Tiếng hát mãi xanh, năm sau thi Bước nhảy hoàn vũ à!". Rồi bà cụ lại cười sảng khoái, "đính chính": "Ðùa thôi, thi để biết mình vẫn còn khỏe".

Đại gia đình Tiếng hát mãi xanh!

Mỗi đêm trong bốn đêm chung kết mang một phong cách âm nhạc khác nhau: đêm nhạc trữ tình lãng mạn [tối 23-3], đêm nhạc truyền thống cách mạng [30-3], đêm thể hiện mình [6-4] và đêm chung kết cuối cùng [20-4].

Ba đêm chung kết đầu sẽ diễn ra tại nhà hát truyền hình HTV, riêng đêm chung kết cuối cùng được tổ chức tại nhà hát Hòa Bình.

Đặc biệt tối 13-4 sẽ có đêm gala giao lưu giữa các thí sinh năm nay và các thí sinh đoạt giải năm 2011 tại Trung tâm hội nghị White Palace.

Trong suốt buổi trò chuyện, nụ cười là thứ không lúc nào cụ bà 75 tuổi này quên "mang theo". Bà kể giọng đầy tự hào: "Gia đình có mười người con, mà ai cũng đam mê văn nghệ. Mình từ bé đã "ra vào" thường xuyên đài phát thanh hát trên sóng radio, rồi tập nhảy, tập đàn. Coi mập mập vậy chứ từ tango, slow, cha cha cha... điệu nào cũng nhảy được hết. Bởi vậy bữa rồi mình vừa hát vừa nhảy tango, ai cũng reo hò quá trời".

Trong căn nhà tinh tươm của cụ, hai vật được treo trang trọng trên tường là một cây guitar và một cây violin nhỏ, cụ thì thầm: "Của cháu ngoại đó, con bé cũng đang học chơi đàn. Hôm trước, thằng cháu ở xa cũng gọi điện về hỏi bà cố hát giờ nào để con mở... Internet lên xem, con khoe với bạn con!".

Vui khi vào đến chung kết là một chuyện, đối với cụ Thanh cuộc thi còn là cơ hội để gặp gỡ bạn bè "đồng trang lứa", để mỗi lần trước ngày tập lại í ới gọi cho nhau, nhắc nhau đi... sớm sớm một tí, lên đó còn "tám" cho vui. Ngày tập đầu tiên cho đêm chung kết, ngoài những thí sinh vào chung kết năm nay còn có các thí sinh đoạt giải năm ngoái đến cổ vũ.

Lặn lội từ Bình Dương lên, sau những cái nắm tay thật chặt của bà Trần Thị Kim Loan [giải nhất bảng 1 năm ngoái] là lời chúc "Cố lên nhé mọi người!" thật ấm áp! Ngồi... gà gật ở một góc, thí sinh Trần Thị Kim Thoa [53 tuổi] - người được tám thí sinh còn lại "bình chọn" là Ý Lan của cuộc thi bởi chất giọng cao vút, mượt mà - cho biết: "Mới đón xe từ Nha Trang vào sáng sớm nay. Hơi mệt thật nhưng cố được, vui là chính".

Cũng ít có cuộc thi nào mà từ ban nhạc đến cô giáo thanh nhạc, điều tiết chương trình lại... dễ thương đến vậy. Thí sinh cứ việc hát sai tông, quên lời rồi sẽ chầm chậm chỉnh sửa. Người chờ đợi cũng chẳng thấy phiền lòng, thậm chí còn nhẩm hát theo. Chẳng thế mà thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Mỹ [37 tuổi] đã "kết luận" một câu... trúng phóc: "Nhìn chúng mình cứ như đại gia đình ấy nhỉ!".

Hơn cả đam mê

13g30 ngày 20-3, nắng gay gắt, chở mẹ trên chiếc xe máy đi từ Bình Lợi [Q.Bình Thạnh] đến Ðài truyền hình TP.HCM, tập luyện cho đêm thi chung kết đầu tiên, chị Thúy - con gái thứ ba của cụ Thanh - phân trần: "Phải đi với cụ chứ, cụ lớn tuổi rồi, lỡ đang tập có đau mỏi, khát nước gì còn có người tiếp nước". Mà đâu phải chỉ một ngày, bỏ cả công việc, chị theo mẹ từ những ngày đầu, cũng chính chị là người "lén" đăng ký cho mẹ đến với cuộc thi, rồi chở mẹ đi thử đồ, lấy quần áo, rồi lại đi tập... Cũng mấy hôm trước đến nhà, thấy chị đang hì hụi nấu nước giá cho mẹ uống để đỡ đau xoang mũi. Nhiều người đùa bảo chị "ra dáng" bầu sô quá, đi đâu cũng tay xách nách mang giấy tờ, kịch bản, đĩa nhạc, chốc chốc lại nhắc mẹ xem lại kịch bản để khỏi quên thứ tự lên diễn, nhắc mẹ xức dầu để thông mũi mà hát, bà cụ bị viêm xoang đã khỏi đâu!".

Ngồi bên cạnh, thí sinh Nguyễn Thị Nguyệt [66 tuổi] cũng không ngừng nhắn tin gọi điện cho người thân dặn dò "Mở truyền hình lên nha, kênh nào... không nhớ, mà cứ mở đi, sắp chiếu Ðồng hành cùng cuộc thi rồi đó, có má đó!" rồi tủm tỉm cười khoe: "Phải nhắc chứ, bà con họ hàng ai cũng hỏi để mở xem, vui quá chừng". Cụ ông Dương Văn Vá, 68 tuổi, thì lại... huy động được cả câu lạc bộ người cao tuổi xóm mình cùng xem và cổ vũ.

"Chả là mình là chủ tịch câu lạc bộ người cao tuổi trong xóm mà, mọi người cứ hỏi suốt!" - ông cụ cười khà khà, lâu lâu lại quay sang "phàn nàn" với các thí sinh khác: "Có 14 vé mời, không đủ đâu, ước gì ban tổ chức cho mình thêm".

Nhiều hơn cả đam mê, chính sự lạc quan, yêu đời là "đặc sản" mà những "tiếng hát mãi xanh" đã mang đến cho cuộc thi lần này. Và hơn cả giải thưởng, chính tình cảm gia đình nồng ấm, sự quan tâm, động viên, săn sóc nhau... đã tiếp thêm tinh thần để các thí sinh - những người đã ở cái tuổi lên chức ông, bà, bố, mẹ... cất "tiếng hát xanh".

MINH TRANG

Audio_Docbao

Video liên quan

Chủ Đề