Bài tập giảm đau xương mu cho bà bầu

Tuy không nguy hiểm, nhưng đau xương mu khi mang thai có thể làm mẹ khó chịu. Giải quyết sao với trường hợp bà bầu bị đau xương mu này? Tham khảo bí quyết sau nhé!

Tham khảo: Đau bụng khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai – Nguyên nhân vì đâu?

Giống như đau xương chậu khi mang thai, đau xương mu khi mang thai cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, đau xương mu khi mang thai sẽ xuất hiện vào những tháng gần cuối thai kỳ và “lặn mất tăm” sau khi sinh.

“Thủ phạm” chính chịu trách nhiệm cho những cơn đau xương mu thực ra là cục cưng trong bụng mẹ. Có cấu tạo liên kết nhau, xương mu, khớp háng và dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi em bé trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên kéo theo sự giãn ra của vùng xương chậu gây cảm giác đau ê ẩm vùng xương mu. Thai nhi càng lớn, áp lực lên xương mu, xương chậu càng nhiều. Vì vậy, mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau xương mu khi mang thai rõ rệt hơn về cuối thai kỳ. Đặc biệt là 2 tháng cuối thai kỳ, các cơn đau có thể liên tục diễn ra làm mẹ bầu mệt mỏi.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu như:

  • Đa thai và đa sản: nguyên nhân này đến từ việc mẹ đang mang trong mình hai, thậm chí là ba thiên thần nhỏ. Các mẹ đã sinh nhiều lần trước đó cũng có thể bị đau xương mu khi mang thai. Thông thường, khi mang thai lần thứ hai trở đi, cơ bụng của các mẹ có xu hướng mềm hơn, em bé ở vị trí thấp hơn nên khả năng bị đau xương mu cũng cao hơn. Tần suất và mức độ đau có thể tăng nhiều khi mẹ thường xuyên làm việc liên quan đến hoạt động thể lực.
  • Phù nề: trong thời gian thai kỳ, thể tích tuần hoàn trong cơ thể luôn tăng cao và nhau thai là nơi được tập trung cao để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, khu vực gần xương mu của mẹ phải hoạt động nhiều gây ra tình trạng phù nề, gây chèn ép và dẫn đến đau xương mu.
  • Biến đổi hormone: sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là cũng một nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu. Tác dụng của progesterone là hỗ trợ giãn nở các khớp xương. Khi mang thai, lượng progesterone trong máu của mẹ tăng lại tăng khá cao nên dẫn đến việc các khớp vùng xương chậu không được linh hoạt và xuất hiện hiện tượng đau xương mu.
  • Kích thước của em bé: Em bé trong bụng mẹ càng lớn, áp lực lên vùng dưới của mẹ càng cao và dẫn đến xương mu bị đau. Khả năng mẹ bị đau xương mu càng tăng cao khi thai nhi có cân nặng từ 4kg trở lên.
  • Sự vận động của thai nhi: những lúc bé đạp quá mạnh cũng có thể khiến xương mu của mẹ đau nhói
  • Tư thế của bé ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: để chuẩn bị cho việc chào đời, bé sẽ có xu hướng tiến dần về phía bên dưới âm đạo của mẹ. Vì vậy, xương mu của mẹ sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra hiện tượng bà bầu bị đau xương mu.

Tham khảo: Đau lưng khi mang thai

Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối thai kỳ

Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau chuyển thành những cơn co thắt tử cung mạnh kèm theo dịch âm đạo vào tuần 36-37, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu sắp sinh non.

Tham khảo: Dấu hiệu sinh non

Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, nhưng đau xương mu khi mang thai dẫn đến nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Những cách sau đây có thể giúp mẹ giảm bớt cơn đau phần nào, tham khảo thử mẹ nhé!

  • Tập thể dục cho bà bầu đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Không chỉ giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả, nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục còn giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn.
  • Đeo đai bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương mu, nhờ vậy giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lệ thuộc vào đai đeo.
  • Giữ tư thế đúng khi mang thai: Mẹ bầu nên hạn chế đứng quá nhiều khi mang thai. Khi đứng, mẹ bầu nên cố gắng thả lỏng hai vai, chân mở nhỏ hơn vai. Khi ngồi, mẹ nên ngồi tựa lưng vào ghế, đồng thời kê thêm gối tựa lưng. Khi nằm, mẹ nên nằm nghiêng  để ; lưu lượng tuần hoàn nuôi thai nhi được đầy đủ cũng như khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tạm biệt những đôi cao gót: Khả năng giữ thăng bằng của phụ nữ mang thai thường kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, mẹ bầu thường được khuyến cáo nên tránh xa những đôi giày cao gót để hạn chế nguy cơ té ngã. Hơn nữa, khi mang giày cao, mẹ cũng vô tình tạo áp lực lên phần dưới cơ thể và có thể làm những cơn đau xương mu khi mang thai thêm trầm trọng.
  • Hạn chế vận động: khi mang thai, mẹ không nên tập luyện với cường độ cao hay chơi các môn thể thao đòi hỏi thể lực nhiều. Mẹ nên nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức và dừng ngay các hoạt động khi thấy xương mu bị đau.

Hạn chế “kết thân” với những đôi giày cao gót trong suốt thời gian mang thai, mẹ nhé!

Hy vọng với những cách trên đây sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng đau xương mu khi mang thai. Với những trường hợp quá đau, bà mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mang thai tại chuyên mụcChăm sóc trong thai kỳ tại website Huggies.com.vn.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Đau xương mu khi mang thai tháng cuối thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, hai bên háng…Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người lúc ngủ. Cơn đau cũng tăng dần vào […]

Đau xương mu khi mang thai tháng cuối thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, hai bên háng…Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người lúc ngủ. Cơn đau cũng tăng dần vào ban đêm nên khiến nhiều bà mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Đau xương mu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Ở một mức độ nhất định, các cơn đau vùng xương mu không gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà chỉ khiến chị em có cảm giác khó chịu và mệt mỏi, khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt thường ngày. Đau xương mu là một triệu chứng bình thường mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng sẽ gặp một đến vài lần trong đời nên không cần quá lo lắng nhé! Nhưng đối những mẹ bầu bị thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm vùng chậu thì cơn đau sẽ khiến cho mẹ mệt mỏi rất nhiều nên tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.

Một điều các mẹ cần lưu ý là khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo vào trước tuần 37 thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu của nguy cơ sinh non. Còn nếu các cơn đau này xuất hiện từ tuần 37 trở đi thì có thể bé yêu của mẹ đã muốn chào đời rồi đấy.

2. Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau xương mu:

      • Khi bị đau, mẹ nên dừng công việc lại và nằm nghỉ tại chỗ, tới khi hết đau mới tiếp tục làm việc
      • Nếu đau quá, mẹ có thể sử dụng biện pháp chườm nóng
      • Massage vùng eo, lưng, hai bên hông để giảm đau.
      • Tập thể dục thường xuyên

Để vùng xương chậu, xương mu luôn khỏe khoắn, dẻo dai, linh hoạt và chịu được áp lực lớn, hàng ngày mẹ nên tập thể dục đều đặn. Bộ môn thể dục đơn giản nhất là đi bộ khoảng 30 – 60 phút vào buổi tối, sau bữa ăn tối khoảng 1 – 2 tiếng. Hoặc mẹ có thể tham gia một khóa bơi lội hay đăng kí một lớp yoga cho bà bầu.

Đai hỗ trợ giúp giảm áp lực từ trọng lượng của thai nhi lên khung xương chậu từ đó giúp giảm đau xương mu

Một cách khá hiệu quả khác là đeo đai bụng bầu. Khi đeo đai, áp lực của vùng bụng lên xương chậu, xương mu sẽ bị giảm; từ đó hạn chế các cơn đau. Nhưng mẹ không nên quá lệ thuộc vào nó. Đeo đai bụng bầu trong thời gian dài có thể khiến các cơ, xương vùng lưng, hông, bụng trở lên thụ động và gây ra cho mẹ vấn đề trương lực sau sinh.

Một vấn đề quan trọng nữa là mẹ cần tập đúng các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm khi mang thai. Điều này nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng có rất nhiều mẹ bầu làm sai tư thế:

Mẹ chỉ nên dùng những loại giày dép đế bằng thấp, độ ma sát tốt; tuyệt đối không đi giày cao gót, sandal. Khi đi lại, mẹ hãy giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng lên; gót chân chạm đất trước, bước từng bước chậm, chắc chắn.

Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, hai chân thẳng song song và mở nhỏ hơn vai. Mẹ không nên đứng quá lâu vì sẽ khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải đứng thì hãy tập cách đứng dồn trọng tâm lên một chân; khi mỏi thì đổi sang chân còn lại. Ngoài ra, mẹ nên để một chiếc ghế bên cạnh để thỉnh thoảng ngồi xuống nghỉ ngơi.

Mẹ nên ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng, và kê thêm gối dựa lưng. Mẹ nhớ là không ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm nhé. Mẹ cũng không nên ngồi quá lâu; hãy đứng lên vận động nhẹ nhàng sau mỗi một tiếng ngồi liên tục.

Khi bước sang giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để không đè lên mạch máu chính nuôi thai nhi. Để đỡ mỏi lưng, hông, mẹ nên kê thêm ghế sau lưng; dưới bụng và giữa hai chân nhé.

Đau xương mu sẽ tự động khỏi sau khi mẹ sinh xong nên mẹ bầu không cần quá lo lắng mà gây ảnh hưởng đến thai nhi nhé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm lĩnh vực sản phụ khoa; hỗ trợ tư vấn, điều trị vô sinh hiếm muộn.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề