Bài tập kiểm thử phần mềm hộp đen năm 2024

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện toán và kỹ thuật thì hộp đen được hiểu là một thiết bị, hệ thống hoặc là đối tượng được xem xét theo các yếu tố đầu vào và đầu ra của nó. Không có bất cứ kiến thức nào về hoạt động bên trong của nó. Để có thể hiểu chi tiết hơn về Black Box là gì và Black Box Testing là gì, cùng chúng tôi lý giải ở bài viết dưới đây nhé!

Kiểm thử hộp đen: là 1 phương pháp kiểm thử phần mềm được thực hiện mà không biết được cấu tạo bên trong của phần mềm, là cách mà các tester kiểm tra xem hệ thống như một chiếc hộp đen, không có cách nào nhìn thấy bên trong của cái hộp.

  • Nó còn được gọi là kiểm thử hướng dữ liệu hay là kiểm thử hướng in/out.
  • Người kiểm thử nên xây dựng những nhóm giá trị đầu vào mà sẽ thực thi hầu hết đa số các yêu cầu chức năng của chương trình.
  • Cách tiếp cận của những tester đối với hệ thống là không dùng bất kỳ một kiến thức về cấu trúc lập trình bên trong hệ thống, xem hệ thống là 1 cấu trúc hoàn chỉnh, không thể can thiệp vào bên trong.

Black Box Testing chủ yếu là được thực hiện trong Function test và System test.

Phương pháp này được đặt tên như vậy bởi vì các chương trình phần mềm, trong con mắt của các tester, giống như một hộp đen; bên trong mà người ta không thể nhìn thấy. Phương pháp này cố gắng tìm ra các lỗi trong các loại sau:

  • Chức năng không chính xác hoặc thiếu.
  • Lỗi giao diện.
  • Lỗi trong cấu trúc dữ liệu hoặc truy cập cơ sở dữ liệu bên ngoài.
  • Hành vi hoặc hiệu suất lỗi.
  • Khởi tạo và chấm dứt các lỗi.

Mọi kỹ thuật nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Các hệ thống thường phải được sử dụng nhiều phương pháp kiểm thử khác nhau để bảo đảm được chất lượng của hệ thống khi đến tay người dùng.

Bài tập kiểm thử phần mềm hộp đen năm 2024
Kiểm Thử Hộp Đen Là Gì

II. Cách Kiểm Thử Hộp Đen

Khi thực hiện kỹ thuật kiểm thử này, tester không cần quan tâm bên trong hệ thống hoạt động ra sao, không cần hiểu source code thế nào. Thông thường, trong lúc thực hiện kiểm thử hộp đen, tester sẽ tương tác với giao diện người dùng của hệ thống bằng cách cung cấp đầu vào và kiểm tra kết quả đầu ra mà không cần biết cách thức làm việc bên trong của hệ thống. Bảng sau đây liệt kê các ưu điểm và nhược điểm của kiểm thử hộp đen:

Ưu điểm Nhược điểm Phù hợp và hiệu quả khi số lượng các dòng lệnh của hệ thống là lớn. Bị giới hạn bởi độ bao phủ của các trường hợp kiểm thử Không cần truy cập mã nguồn. Kiểm thử không hiệu quả, do thực tế tester bị hạn chế kiến ​​thức về hệ thống. Phân biệt rõ ràng quan điểm của người dùng với quan điểm của nhà phát triển thông qua các vai trò được xác định rõ ràng. Không có độ bao phủ, vì người kiểm thử không thể kiểm tra các đoạn mã nguồn hoặc tập trung vào các đoạn mã bị lỗi. Một số lượng lớn tester có kỹ năng vừa phải có thể kiểm tra ứng dụng mà không cần có nhiều kiến ​​thức, ngôn ngữ lập trình hoặc hệ điều hành. Rất khó để thiết kế được hầu hết các trường hợp kiểm thử cho hệ thống.

Bài tập kiểm thử phần mềm hộp đen năm 2024
Cách Kiểm Thử Hộp Đen

III. Khác Nhau Giữa Kiểm Thử Hộp Đen Và Hộp Trắng

1. Định nghĩa – Kiểm tra hộp đen là phương pháp thử nghiệm phần mềm được ѕử dụng để đánh giá những phần mềm mà không quan tâm tới cấu trúc bên trong của chương trình. – Kiểm tra hộp trắng là phương pháp kiểm thử phần mềm, ѕử dụng để kiểm tra phần mềm mà уêu cầu phải biết cấu trúc bên trong của chương trình. 2. Trách nhiệm – Thử nghiệm được thực hiện bên ngoài, không liên quan đến nhà phát triển phần mềm. – Thông thường, các thử nghiệm được thực hiện bởi nhà phát triển phần mềm. 3. Cấp độ teѕt ѕử dụng – Thử nghiệm áp dụng ở cấp độ cao như: đánh giá hệ thống (Sуѕtem teѕt), kiểm tra chấp nhận (Acceptance teѕt) – Thử nghiệm được áp dụng ở mức độ thấp hơn như thử nghiệm đơn ᴠị (Unit Teѕt), thử nghiệm hội nhập (Integration teѕt) 4. Biết lập trình – Không уêu cầu hiểu biết ᴠề Lập trình – Yêu cầu hiểu biết nhất định ᴠề lập trình. 5. Biết ᴠiệc thực hiện chương trình – Không уêu cầu hiểu ᴠề cấu trúc bên trong chức năng, ᴠà không cẩn hiểu làm thế nào để có được chức năng đó – Yêu cầu hiểu cấu trúc bên trong chức năng được thực hiện như nào. 6. Cơ ѕở tạo Teѕt Caѕeѕ – Kiểm tra hộp đen được bắt đầu dựa trên tài liệu уêu cầu kỹ thuật – Kiểm tra hộp trắng được bắt đầu dựa trên các tài liệu thiết kế chi tiết

Bài tập kiểm thử phần mềm hộp đen năm 2024
Khác Nhau Giữa Kiểm Thử Hộp Đen Và Hộp Trắng

IV. Ví Dụ Kiểm Thử Hộp Đen

Cho 1 ô test box nhập vào giá trị nguyên từ 1 đến 100

Giải thích:

Áp dụng phân tích giá trị biên vào cho bài toán sẽ có 2 cách lấy giá trí biên là 2 biên và 3 biên.

+ Trường hợp 2 biên (nghĩa là tại mỗi giá trị biên sẽ lấy 2 giá trị) và sẽ có các biên:

  • Tại min: min -1, min
  • Tại max: max, max + 1

Vậy áp dụng cho bài toán ta có các giá trị biên như sau: 0;1;100;101

+ Trường hợp 3 biên (nghĩa là tại mỗi giá trị ta sẽ lấy 3 giá trị) ta sẽ có các biên:

  • Tại min: min -1, min , min + 1
  • Tại max: max – 1, max, max + 1

Vậy áp dụng cho bài toán ta có các giá trị biên như sau: 0;1;2;99;100;101

Chú ý: Thường thì sẽ sử dụng kết hợp 2 kỹ thuật phân vùng tương đương và phân tích giá trị biên cùng với nhau để cho bài toán không bị thiếu case hoặc dư thừa case. Với bài toán trên áp dụng cả phân vùng tương đương và giá trị biên thì cần test các case:

  • Case hợp lệ: 1;50;100
  • Case không hợp lệ: 0;101
    Bài tập kiểm thử phần mềm hộp đen năm 2024
    Ví Dụ Kiểm Thử Hộp Đen

V. Bài Tập Kiểm Thử Hộp Đen

Câu hỏi: Một máy in có thể in tối đa là 300 nhãn vở 1 lần và tối đa 100 nhãn/1trang. Để thực hiện in, người dùng cần nhập số nhãn vở muốn in trên 1 trang vào máy.

Nếu mà nó hoạt động theo nguyên tắc là 1 trang phải đầy thì mới in sang trang tiếp theo được thì chỉ cần nhập

Positive: 1, 100, 101, 200, 201, 300

Negative: 0, 301

\=> 8 lần thử.

Nếu mà 3 trang hoạt động độc lập (giả sử in 3 nhãn thì mỗi trang in một nhãn cũng được) thì nhập vào từng trang.

Positive: 1, 100

Negative: 0, 101

\=> 4 mẫu này cho mỗi trang.

Mình chưa được học phân vùng tương đương với giá trị biên nên chỉ nghĩ ra được vậy chứ ko có công thức gì cả.