Bài tập tình huống liên quan đến nhân sự năm 2024

Tình huống 1: TIẾNG CƯỜI – BÍ QUYẾT KINH DOANH CỦA CÁC ĐẠI CÔNG TY Phân tích bí quyết kinh doanh của công ty: -Triết lý kinh doanh của công ty là “ Công việc sẽ tốt hơn nếu có tiếng cười “ qua đó sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc với môi trường làm việc vui vẻ sẽ giúp họ không cảm thấy chán nản vì áp lực của công việc mà trái lại còn gây cho họ cảm giác hứng thú với công việc họ sẽ khơi dậy sự sáng tạo ở bản thân họ....

Giải quyết các tình huống nhân sự cũng như vấn đề giữa các nhân viên với nhau chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với lãnh đạo hay nhà quản trị. Xử lý nếu không khéo léo, không minh bạch có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với bộ máy nhân sự, nội bộ công ty mất đoàn kết và ảnh hưởng lớn đến công việc.

Vậy làm thế nào để nhà quản trị có thể giải quyết tối ưu các tình huống nhân sự? Hãy cùng tham khảo 10 tình huống nhân sự và cách giải quyết hiệu quả nhất dưới đây!

  1. Tình huống nhân sự là gì?

Môi trường làm việc giữa các nhân viên luôn yêu cầu sự tương tác, trao đổi và phối hợp để cùng giải quyết công việc. Chính vì thế không thể tránh khỏi những tình huống xảy ra bất đồng. Những tình huống đó gọi là tình huống nhân sự, hay còn gọi là những sự việc xảy ra liên quan đến nhân viên.

Ví dụ:

Các nhân viên phòng kinh doanh tranh cãi với nhau trong lúc bàn bạc về doanh số tháng. Vì vấn đề chưa đạt KPI đặt ra nên các nhân viên kinh doanh bắt đầu tìm nguyên nhân và truy trách nhiệm.

II. Vì sao cần tìm cách giải quyết thỏa đáng nhất?

Một doanh nghiệp không thể nào vận hành và phát triển nếu nhân sự thường xuyên xảy ra tranh cãi hay vi phạm kỷ luật hay vô số vấn đề phát sinh khác. Việc tìm cách giải quyết thỏa đáng sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo nói riêng:

  • * Mang lại sự công bằng, minh bạch trong mọi tình huống đối với các nhân viên
    • Xây dựng niềm tin đối với nhân viên. Một khi đã tin tưởng sếp thì nhân viên sẽ luôn hướng về bạn và tôn trọng ý kiến của bạn bất kể lúc nào
    • Hạn chế tình trạng nhân viên bỏ việc vì bị đối xử không công bằng
    • Tạo dựng uy tín doanh nghiệp khi có môi trường làm việc luôn được sếp thấu hiểu và công bằng

III. Top 10 tình huống nhân sự và cách giải quyết hiệu quả nhất

Các tình huống quản trị nhân sự phát sinh giữa nhân viên với nhau thường xảy ra khi các bên không đồng quan điểm về vấn đề nào đó. Các tình huống nhân sự có thể phát sinh từ cá nhân, trong nhóm làm việc hoặc giữa các bộ phận với nhau.

Hãy cùng phân tích 10 tình huống nhân sự và cách giải quyết dựa trên 2 khía cạnh chính: Kỷ luật và Công việc

Tình huống nhân sự về kỷ luật

1. Tranh cãi nội bộ

Nguyên nhân:

Các thành viên nhóm không thống nhất với nhau về quan điểm và cách thức làm việc. Thay vì ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết thống nhất thì họ nâng cao quan điểm quá mức và không kiềm chế được bản thân, dẫn đến xảy ra tranh cãi.

Đó là tình huống rất thường gặp trong mọi doanh nghiệp và là trường hợp cần được xử lý khéo léo để vừa giải quyết được tranh cãi vừa đưa ra được ý kiến phù hợp nhất cho công việc.

Trong trường hợp này, thường các nhà quản lý đều sẽ không hài lòng về cách cư xử của nhân viên, nhưng vì nhu cầu giữ chân nhân tài mà quản lý, lãnh đạo sẽ phải tìm cách giúp hòa giải mâu thuẫn hợp lý nhất.

Nhà quản lý trong lúc này sẽ đóng vai trò là người hòa giải, sau đó coi như mâu thuẫn đó không tồn tại nữa và đặt lợi ích công việc lên hàng đầu.

Cách giải quyết:

  • * Hãy gặp riêng những nhân viên có tranh chấp để trò chuyện
    • Lắng nghe từ nhiều phía để hiểu rõ gốc rễ vấn đề, vì sao lại có mâu thuẫn như vậy?
    • Đưa ra lời khuyên mang tính chất xây dựng để các nhân viên thay đổi thái độ một cách chân thành

Sau bước lắng nghe và trò chuyện, bạn phần nào đã giúp nhân viên hiểu ra được họ đang gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, bên cạnh sự lắng nghe, phân tích để xử lý, bạn cũng cần có lý chí, sự rắn rỏi trong cách trò chuyện và khuyên giải. Như vậy nhân viên mới vừa có thể tâm sự vừa nghiêng về phía ý kiến của bạn.

Bạn cũng có thể tạo ra một diễn đàn giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa nhân viên với nhau, và là nơi nhân viên thảo luận về những điểm tốt của nhau.

Thiết lập một nền văn hóa cởi mở đồng nghĩa với giải quyết các vấn đề về quan hệ trong một môi trường an toàn cũng như tôn trọng nhân phẩm của nhau.

2. Thái độ nhân viên không đúng mực

Nguyên nhân:

Không phải nhân viên nào trong công ty cũng có khả năng giữ thái độ đúng mực trong các tình huống quản trị nhân sự. Có nhiều trường hợp không đúng mực về thái độ nhân viên như: không hòa đồng với đồng nghiệp, chăm sóc khách hàng không tận tâm, không có tinh thần đóng góp chung, chỉ làm việc của mình, không giúp đỡ ai,…

Trước vấn đề này, nhà quản trị cần nắm được nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phát sinh thái độ không tốt của nhân viên. Chắc chắn trong đó có những nguyên nhân từ phía ban quản trị như quy chế quá áp bức, đối xử không công bằng…

Cách giải quyết:

  • * Hẹn gặp riêng những nhân viên có thái độ không chuẩn mực
    • Trò chuyện với họ như người bạn, không cố gắng chèn ép tâm lý họ và bắt buộc nhân viên phải thay đổi thái độ ngay lập tức
    • Cùng nhân viên giải quyết vấn đề mà họ mắc phải, từ đó đưa ra lời khuyên về thái độ của họ và tìm cách giúp họ gỡ bỏ.

Trong trường hợp nhân viên đã được tư vấn, nhắc nhở nhiều lần nhưng không có tiến triển mà ngược lại còn ảnh hưởng tới công việc, nhà quản lý cần có biện pháp phạt hợp lý.

Trường hợp tệ hơn, nếu bắt buộc phải sa thải, cũng nên kết thúc trong vui vẻ và được sự đồng thuận của cả 2 bên để tránh gặp những rắc rối về sau.

3. Nhân viên vi phạm kỷ luật công ty

Nguyên nhân:

Tình huống nhân sự này xảy ra phổ biến ở cả các doanh nghiệp lớn nhỏ mà điển hình là vi phạm giờ giấc, không tuân thủ kỷ luật, không làm việc theo quy định… Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Chủ Đề