Bài tập về Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tìm hiểu về vẻ đẹp của tiếng Việt là điều bất cứ ai cũng cần phải làm. Sự giàu đẹp của tiếng Việt là một tác phẩm hay trong chương trình.

Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.

Trả lời:

– Mở đầu [đoạn 1 và đoạn 2]: Khái quát luận điểm của bài, nêu những ý chính trong cả bài để người đọc dễ dàng hiểu được cả văn bản

– Phần triển khai luận điểm [còn lại]: Khẳng định cái hay, cái đẹp, sự giàu có của tiếng Việt về từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm, thông qua các dẫn chứng cụ thể. Người đọc nhờ vậy hiểu sâu sắc, chi tiết hơn sự hay, đẹp của tiếng Việt.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 37:

Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào?

Trả lời:

– Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này là:

+ Một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.

+ Cách đặt câu uyển chuyển, tế nhị.

+ Có đầy đủ khả năng để diễn ra tư tưởng và tình cảm.

+ Thỏa mãn yêu cầu đời sống văn hóa của nhân dân.

Tiếng Việt rất giàu và đẹp với những tác phẩm văn chương sâu sắc

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – Sự giàu đẹp của tiếng Việt trang 37:

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp những chứng cứ ấy như thế nào?

Trả lời:

– Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ: thông qua nhận định của người nước ngoài.

– Tác giả đã sắp xếp những chứng cứ ấy theo thứ tự từ từ vựng, đến ngữ pháp.

Câu 4 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 37:

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?

Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.

Trả lời:

– Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

+ Cú pháp uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối.

+ Từ ngữ, cấu tạo từ phong phú, giàu biểu cảm.

+ Được phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ.

– Dẫn chứng: 

+ Từ được tạo: học tập, học trò, học sinh,…

+ Lấy tác phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.

Câu 5* SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 37:

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì?

Trả lời:

– Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lập luận, chứng minh, giải thích.

+ Lý lẽ sáng rõ, lập luận chặt chẽ.

+ Dẫn chứng được đưa ra rất sáng tạo, thuyết phục.

+ Câu văn mạch lạc, từ ngữ trong sáng, dễ hiểu.

II. Luyện tập Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 37:

Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời:

– Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là:

+ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào, đó là điều khó nói.

[Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Phạm Văn Đồng]

 + Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.

[Theo báo Nhân dân ngày 9/9/1962 – Hồ Chí Minh]

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 tập 2 – trang 137:

Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã được học, hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.

Trả lời:

– Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

[Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương].

– Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây xen lá đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiêu vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

[Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan]

– Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bón lồng hoa.

[Cảnh khuya – Hồ Chí Minh]

– Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, náo nức nồng hậu tình người.

[Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh]

– Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

[Một thức quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam]

Câu 1: Tác giả của văn bản là

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Đỗ Mười
  • D. Hoài Thanh

Câu 2: Tác giả  đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ?

  • A. Ngữ âm    
  • B. Từ vựng
  • C. Ngữ pháp    

Câu 3: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ?

  • A. Chứng minh
  • B. Giải thích
  • D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề.

Câu 4: Bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Vịêt của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào ?

  • B. Văn phong nghệ thụât
  • C. Văn phong báo chí
  • D. Văn phong hành chính

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn ?

  • A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một một thứ tiếng khá đẹp.
  • B. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
  • C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.

Câu 6: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trong bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?

  • A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới.
  • B. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
  • D. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.

Câu 7: Đoạn mở đầu bài viết:“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Nêu lên nội dung gì ?

  • A. Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt
  • B. Khẳng định lòng tin tưởng của người Việt với tiếng Việt
  • D. Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt

Câu 8: Đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản này là

  • A. kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
  • B. hệ thống lập luận chặt chẽ
  • C. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Câu 9: theo văn bản, người ngoại quốc đã nhận xét về tiếng Việt như thế nào?

  • A. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất thơ.
  • B. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu cảm xúc.
  • D. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất trữ tình


Xem đáp án


Nội dung quan tâm khác

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

Bố cục: 2 đoạn

+ Đoạn 1 [Từ đầu … đến “thời kì lịch sử”]: Nêu nhận định tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.

+ Đoạn 2 [Còn lại]: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú [cái hay] của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

     Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể như sau:

- Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: “Tiếng Việt có những đặc sắc ... hay”.

- Tiếp đó giải thích ngắn gọn về nhận định ấy.

- Tác giả giải thích gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.

-  Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.

- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu [6 thanh]

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa.

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.

-  Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.

Câu 4 => 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

    Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở các phương diện:

- Từ vựng, cấu tạo từ phong phú, giàu hình ảnh.

- Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.

- Có sự phát triển qua các thời kì.

Trả lời câu 5 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

    Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là phép lập luận chứng minh chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:

- Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

-  Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ. Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh họa cho chứng cứ.

Luyện tập

Trả lời câu 1 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời: 

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta... Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói...”

[Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt].

- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao...”

[Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt].

Trả lời câu 2 [trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2]:

Tìm 5 dẫn chứng thế hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.

Trả lời: 

- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn văn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:

+ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng.

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

VỀ TIẾNG TA

Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng... mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, mà lòng thấy dào dạt lên những lời cám ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt giây trắng tinh đang om sòm những lời biết ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phút cuối cùng không được sống nữa, thì câu cuối đời của tôi vẫn cứ lại nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi. Tôi biết rằng, cái ngôn ngữ thừa tự tôi đang nói đang diễn viết ra đây, chính nó là kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại. Trong hương thừa hưởng đây, lẫn vào với vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông hà khai rừng, vỉ ruộng, mở cõi, giữ nước, chống giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ây, thấy bổi hổi bồi hồi, như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được. Có những lúc lại lẩn thẩn nghĩ dại dột rằng bây giờ tự nhiên mình lại mất trí, mà quen hết mà bay hết khỏi đầu mình chỗ kho tàng tiếng nói Việt Nam này, thì có lẽ mình... mình sẽ phải chết mất. Nhưng không, không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ, cái tiếng nói Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được. Có chết, càng vẫn nhớ. [...]

[Theo Nguyễn Tuân, Tạp chí Văn học, số 3 – 1966]

Video liên quan

Chủ Đề