Bài thi đánh giá năng lực đại học ngoại ngữ năm 2024

Trường Đại học Ngoại thương thông báo về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào [tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung] cho tân sinh viên khóa 62.

I. Thi đánh giá năng lực tiếng Anh

  1. Mục đích

Kết quả Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào là căn cứ để:

- Đăng ký học theo Lộ trình 2 chương trình Tiếng Anh dành cho sinh viên thuộc các chương trình tiêu chuẩn [chi tiết hướng dẫn về các lộ trình học các học phần tiếng Anh tại phụ lục 1];

- Đăng ký xét tuyển vào các Chương trình tiên tiến, Chương trình Chất lượng cao và các chương trình Định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh;

  1. Đối tượng dự thi

- Tất cả sinh viên trúng tuyển đại học chính quy của Trường năm 2023 các phương thức 1,4,5,6 chưa có chứng chỉ Tiếng Anh quốc IELTS [Academic] từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 70 trở lên và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác [yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trúng tuyển theo các phương thức này].

- Các sinh viên có nguyện vọng đăng ký dự tuyển Chương trình tiên tiến, Chương trình Chất lượng cao và Chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh [khuyến khích tất cả sinh viên dự thi, kể cả sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế].

  1. Quyền và nghĩa vụ của sinh viên đăng ký tham dự thi

- Sinh viên đạt mức điểm từ 65/100 trở lên trong bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào hoặc có các Chứng chỉ quốc tế tương ứng [theo Bảng 1 dưới đây] sẽ đủ điều kiện để đăng ký theo học Lộ trình 2 các học phần Tiếng Anh [đối với sinh viên đang theo học CTĐT tiêu chuẩn] [chi tiết hướng dẫn về các lộ trình học các học phần tiếng Anh tại phụ lục 1].

Sinh viên đang theo học các CTĐT tiêu chuẩn có nguyện vọng học Lộ trình 2 chú ý theo dõi các thông báo cụ thể tiếp theo về cách thức đăng ký với Phòng Quản lý đào tạo [Trụ sở chính Hà Nội].

- Những sinh viên đạt mức điểm dưới 65/100 hoặc những sinh viên đủ điều kiện học Lộ trình 2 nhưng không đăng ký học theo Lộ trình 2 sẽ được bố trí học các học phần

tiếng Anh theo Lộ trình 1 các học phần Tiếng Anh [đối với sinh viên đang theo học CTĐT tiêu chuẩn] [chi tiết hướng dẫn về các lộ trình học các học phần tiếng Anh tại phụ lục 1].

- Sinh viên sử dụng kết quả Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào hoặc các Chứng chỉ quốc tế tương ứng [theo Bảng 1 dưới đây] để đăng ký xét tuyển vào các Chương trình tiên tiến, Chương trình Chất lượng cao và Chương trình định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên tùy từng trường hợp sử dụng điểm quy đổi nào có lợi nhất để xét tuyển. Nội dung chi tiết tại Thông báo xét tuyển CTTT, CLC và ĐHNN&PTQT năm 2023 đăng tại website Phòng Quản lý đào tạo [//qldt.ftu.edu.vn].

Bảng 1: Bảng tham chiếu so sánh thang điểm Bài thi năng lực Tiếng Anh đầu vào

và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Placement Test

TOEIC

IELTS

APTIS

CEFR

VSTEP

TOEFL iBT

TOEIC Reading & Listening

TOEIC Writing & Speaking

65

600

250

6.0

B1

B1

Bậc 4

70

  1. Nội dung thi

- Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào [Placement Test] được thiết kế dựa trên định dạng bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 đến 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trên máy tính.

- Thời lượng: 105 phút.

- Kết cấu của bài thi: 2 phần [Xem chi tiết tại Bảng 2]:

+ Phần Nghe bao gồm 40 câu, thời gian làm bài khoảng 35 phút.

+ Phần Đọc – Viết bao gồm 60 câu, thời gian là 70 phút.

- Tổng điểm bài thi là 100 điểm, trong đó:

+ Điểm Nghe hiểu tối đa là 40 điểm.

+ Điểm Đọc – Viết tối đa là 60 điểm.

Bảng 2: Định dạng Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào – Placement Test

Bài thi

Thời gian

Số câu hỏi

Dạng câu hỏi/ nhiệm vụ bài thi

Mục đích

Nghe

35 phút

3 phần, 40 câu hỏi đa lựa chọn [MCQ]

Thí sinh nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện, bài giảng, sau đó trả lời câu hỏi đa lựa chọn [MCQ] đã đưa sẵn trong bài thi.

- Kiểm tra các tiểu kỹ năng nghe khác nhau, có độ khó từ bậc 2 đến bậc 5: nghe thông tin chi tiết, nghe hiểu thông tin chính, nghe hiểu ý kiến, mục đích của người nói và suy ra từ thông tin trong bài.

Đọc – Viết

70 phút

4 bài, 60 câu hỏi đa lựa chọn [MCQ]

- Bài 1: 10 câu, thí sinh chọn một đáp án đúng trong số các lựa chọn cho sẵn để hoàn thành câu.

- Bài 2: 10 câu, thí sinh chọn một đáp án đúng trong số các lựa chọn cho sẵn để hoàn thành một bài đọc ngắn.

- Bài 3: 20 câu, thí sinh đọc 4 văn bản về các vấn đề khác nhau, độ khó của văn bản tương đương bậc 2 đến bậc 5 với tổng số từ dao động từ 1650-1800 từ. Thí sinh chọn câu trả lời đúng sau mỗi bài đọc.

- Bài 4: 20 câu, thí sinh chọn một câu trong số các lựa chọn đồng nghĩa với một câu cho sẵn

- Kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp của sinh viên.

- Kiểm tra các kỹ năng đọc khác nhau, có độ khó từ bậc 2 đến bậc 5: đọc hiểu thông tin chi tiết, đọc hiểu ý chính, đọc hiểu ý kiến, thái độ của tác giả, suy ra từ thông tin trong bài và đoán nghĩa của từ trong văn cảnh.

Tổng

105 phút

100 câu

  1. Thời gian và địa điểm thi

- Thời gian thi : dự kiến từ ngày 12/09/2023 đến 15/09/2023.

- Địa điểm thi: Tại các phòng Khai thác mạng, Phòng máy tính tại Trụ sở chính Hà Nội.

Lưu ý:

- Danh sách dự thi của sinh viên được cập nhật tại các website chính thức của Trường và của Phòng Quản lý đào tạo, đồng thời thời gian và địa điểm thi cụ thể sẽ được cập nhật vào Tài khoản cá nhân của sinh viên .

- Sinh viên phải mang theo CCCD và Thẻ sinh viên tạm thời để được vào thi.

- Không sử dụng điện thoại, các thiết bị thu, phát, truyền tin trong suốt quá trình thi.

II. Thi đánh giá năng lực tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Pháp

  1. Mục đích

Kết quả Bài thi đánh giá năng lực tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Pháp đầu vào sẽ là căn cứ để:

- Sinh viên được quyền miễn dự học trên lớp hoặc miễn học phần và quy đổi điểm tương đương các môn học của các chương trình tiêu chuẩn Tiếng Nhật, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Pháp thương mại [các môn được miễn theo Phụ lục 2, 3, 4 đính kèm].

- Đánh giá chung năng lực Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Pháp của các sinh viên trúng tuyển vào các nhóm ngành NTH01-02 [các tổ hợp D03, D04, D06], các chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, trên cơ sở đó, nhà trường lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường.

  1. Đối tượng dự thi

- Sinh viên trúng tuyển đại học chính quy của Trường năm 2023 vào nhóm ngành NTH01-02 [tổ hợp D03, D04, D06], các chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp.

- Sinh viên trúng tuyển các chương trình ngành Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp với tổ hợp xét tuyển D01 và các sinh viên khác [nếu có nguyện vọng]. Sinh viên đăng ký dự thi trước ngày 14/09/2023 tại Phòng Quản lý đào tạo [Tầng 2 – Nhà A].

  1. Nội dung thi và Quyền và nghĩa vụ của sinh viên dự thi: Chi tiết trong phụ lục 2, 3, 4 đính kèm.
  2. Thời gian và địa điểm thi

- Thời gian thi : Dự kiến từ 7h00 ngày 16/09/2023 đến 17h00 ngày 17/09/2023.

- Địa điểm thi: Các phòng thi trong Trường.

5. Lưu ý

- Danh sách dự thi của sinh viên được cập nhật tại các website chính thức của Trường và của Phòng Quản lý đào tạo, đồng thời thời gian và địa điểm thi cụ thể đã được cập nhật vào Tài khoản cá nhân của sinh viên .

- Sinh viên phải mang theo CCCD và Thẻ sinh viên tạm thời để được vào thi.

- Không sử dụng điện thoại, các thiết bị thu, phát, truyền tin trong suốt quá trình thi.

III. Đăng ký dự thi và thông tin về lịch thi

Sinh viên đăng ký dự thi thông qua form sau: Forn đăng ký dự thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

Lịch thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên sẽ được gửi qua tài khoản FTU Gate của sinh viên. Sinh viên có thể kiểm tra lịch thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình thông qua tài khoản Ftu Gate cá nhân.

Đại học Ngoại ngữ lấy bao nhiêu điểm đánh giá năng lực?

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN đạt từ 80/150 điểm trở lên, điểm thi TN THPT môn Ngoại ngữ đạt từ 6.0 trở lên. – Thí sinh được đăng ký xét tuyển 01 hồ sơ duy nhất. Hồ sơ ĐKXt tối đa 01 nguyện vọng.

Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ở đâu?

Địa điểm tổ chức thi HSA.

HÀ NỘI: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội. ... .

HÀ NỘI: Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. ... .

HÀ NỘI: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN. ... .

HÀ NỘI: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. ... .

HÀ NỘI: Học viện Ngân hàng. ... .

HÀ NỘI: Trường Đại học Thăng Long. ... .

HÀ NỘI: Trường Đại học Phenikaa..

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội để làm gì?

Kỳ thi Đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement – HSA. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường.

Bài thi đánh giá năng lực trong tiếng Anh là gì?

Placement test – Không chỉ là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh.

Chủ Đề