Bài thơ tiếng gà trưa tác giả là ai

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh lần đầu tiên được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông [Chương trình thay sách lớp 7]. Đây là bài thơ mang tính giáo dục, tính nhân văn cao, hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi.

Tuy nhiên, qua dự một số giờ dạy thử nghiệm cũng như qua ý kiến trao đổi của một số giáo viên, các tiết dạy bài “ Tiếng gà trưa” thường diễn ra đơn điệu, ít khơi gợi được cảm xúc của học sinh. Chúng tôi muốn cùng các thầy cô giáo dạy ngữ văn lớp 7 đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho thực tế nói trên.

Thứ nhất: Bài thơ được viết vào năm 1968, thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Đây là thời điểm có ý nghĩa lớn lao, tác động trực tiếp đến mạch nguồn cảm xúc của bài thơ. Lớp lớp thanh niên đã phải từ biệt những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của mái ấm gia đình, của quê hương để lên đường ra trận. Chỉ những ai trải qua hoàn cảnh ấy, mới hiểu vì sao nhà thơ Xuân Quỳnh lại chọn xuất phát điểm của cảm xúc là trên đường hành quân xa, người lính bất chợt nghe thấy tiếng gà nhảy ổ “ Cục...cục tác cục ta”.

Như vậy, nếu giáo viên không tái hiện lại một cách sống động về những chặng đường hành quân dằng dặc của người lính trong những năm tháng đầy thử thách ấy thì khó có thể làm cho học sinh hiện nay đồng cảm được với nỗi nhớ nhung của nhà thơ.

Thứ hai: Bài thơ mang đậm sắc thái dân gian, bản sắc của một vùng nông thôn ở thời kì mà nền kinh tế còn bó hẹp trong lĩnh vực nuôi trồng. “ổ rơm hồng những trứng” nở ra những con gà mái mơ, mái vàng là thành quả của sự tần tảo, sự chắt chiu từng ngày, từng tháng của người bà lo cho con cháu.

Song song với những lo âu, tính toán sao cho trứng đủ, gà đầy “ Để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới” là niềm vui, là kỉ niệm gắn bó giữa bà và cháu, khi từng ngày, từng giờ được chứng kiến gà nhảy ổ, gà đẻ ra trứng hồng, đàn gà con lông mượt lóng lánh như màu nắng, sự tò mò xem trộm gà đẻ của cháu, lời mắng yêu của bà làm cháu lo lắng một cách hồn nhiên...

Học sinh của ta hiện nay đang sống ở thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với một đời sống khá đủ đầy, khó có thể hình dung ra tâm trạng “ lo đàn gà toi” của mỗi mùa đông tháng giá, khi trời đầy sương muối.

Trong xu thế chăn nuôi của nhiều gia đình, gà công nghiệp đang lấn dần gà ta, những sắc màu riêng biệt, ấm cúng của đàn gà ta được nhà thơ tái hiện một cách sinh động không còn in đậm trong tâm trí trẻ em hôm nay.

Vì vậy, giáo viên nên linh hoạt bằng nhiều cách như sưu tầm thêm một số tranh dân gian về gà , đọc những câu thơ thuở nhỏ của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về tiếng gà gắn liền với những gì mộc mạc, thân thương nhất của làng quê Việt Nam.

Nếu chỉ căn cứ vào sách giáo khoa, Sách giáo viên để giảng dạy thì sẽ không tránh khỏi sự đơn điệu, hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục sẽ không cao. Và một khi học sinh không có sự rung động thì cũng không thể cảm nhận được tư tưởng chủ đề chung của toàn bài: Những kỉ niệm thân thuộc của tuổi thơ, tình cảm bà cháu đã đi vào cuộc chiến đấu cùng với các chiến sĩ, khắc sâu thêm tình cảm với quê hương, đất nước, góp vào tình cảm chung của thời đại, thể hiện rõ nhất ở đoạn kết:

Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ QuốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ

Theo Giáo dục và Thời đại

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Quảng cáo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tiếng gà trưa Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Tiếng gà trưa trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tiếng gà trưa

Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, bồi đắp tình yêu quê hương của người lính trẻ.

B. Đôi nét về tác phẩm Tiếng gà trưa

1. Tác giả

- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội].

- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào [1968] của Xuân Quỳnh

b, Bố cục Gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ”. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa.

Phần 2. Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt”. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.

Phần 3. Còn lại. Những suy tư của cháu từ tiếng gà trưa. 

c, Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm

d,Thể thơ 

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn [mỗi câu có 5 chữ].

e, Giá trị nội dung

- Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã góp phần làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc.

f, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ diễn đạt tình cảm tự nhiên

-  Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ

C. Sơ đồ tư duy Tiếng gà trưa

D. Đọc hiểu văn bản Tiếng gà trưa

1. Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa

- Hoàn cảnh: Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi.

- Âm thanh: tiếng gà “cục tác cục ta”.

- Tâm trạng: điệp từ “nghe” kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “trở về tuổi thơ”.

=> Tiếng gà trưa trở thành âm thanh gợi về những kỉ niệm tuổi thơ.

2. Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ

- Kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

- Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn.

- Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo hồn nhiên và rất con trẻ.

- Hình ảnh:

- Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu.

- Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết.

=>Thể hiện tình cảm của bà dành cho cháu, một tình cảm yêu thương trìu mến.

3. Những suy tư của người cháu từ tiếng gà trưa

- Ý nghĩa của tiếng gà trưa: mang bao nhiêu hạnh phúc, kỉ niệm về người bà.

- Nghệ thuật điệp từ “vì”:Thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm gia đình

=> Mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng thể hiện lòng yêu Tổ quốc.

Bài thơ: Tiếng gà trưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

  • Nội dung bài thơ Tiếng gà trưa
  • Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh
  • Đôi nét về tác phẩm Tiếng gà trưa
    • Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng gà trưa
    • Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa
    • Phương thức biểu đạt bài thơ Tiếng gà trưa
    • Giá trị nội dung bài thơ Tiếng gà trưa
    • Giá trị nghệ thuật bài thơ Tiếng gà trưa
  • Dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng gà trưa
  • Những bài thơ của Xuân Quỳnh
  • Đề thi học kì 1 lớp 7 có đáp án

Nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối cùng bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm nằm cháu nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh [1942-1988], quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội]

- Bà là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 2017, Xuân Quỳnh được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

Đôi nét về tác phẩm Tiếng gà trưa

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” [1968] của Xuân Quỳnh

Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa

  • Phần 1 [khổ 1]: Tiếng gà trưa trên đường hành quân
  • Phần 2 [5 khổ thơ tiếp theo]: Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu
  • Phần 3 [2 khổ còn lại]: Tiếng gà trưa gợi những suy tư

Phương thức biểu đạt bài thơ Tiếng gà trưa

PTTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

>> Xem thêm: PTBĐ chính của bài Tiếng gà trưa

Giá trị nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tiếng gà trưa

  • Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
  • Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
  • Sử dụng điệp từ

Dàn ý phân tích tác phẩm Tiếng gà trưa

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh [những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm thơ Xuân Quỳnh…]
  • Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa” [hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

2. Thân bài

a. Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ

- Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”

⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực

- Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

  • Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bàn chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

b. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niêm thời thơ ấu

- Những kỉ niệm tuổi thơ:

  • Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh
  • Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng
  • Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

- Hình ảnh người bà và tình bà cháu:

  • Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”

⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu

  • Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”

⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

c. Tiếng gà trưa gợi những suy tư

  • Tiếng gà trưa mang đến hạnh phúc vì nó làm thức dậy biết bao tình cảm cao đẹp: tình bà cháu, tình xóm làng, tình cảm gia đình… Niềm hạnh phúc ấy đem vào giấc ngủ hồng sắc trứng
  • Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc [vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…]: qua đó, nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể
  • Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

  • Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
  • Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…
  • Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu

Những bài thơ của Xuân Quỳnh

Con Vện nằm trước cửa
Chân kê mõm lim dim
Xoải cánh phơi bên thềm
Con gà mơ cũng ngủ
Chưa đến mùa gặt lúa
Máy tuốt vẫn nằm yên
Sổ chấm công gấp nguyên
Đợi bố về tính điểm
Võng thưa dần cọt kẹt
Bà cũng thiu thiu rồi
Bé say trong giấc dài...
Cả nhà đều ngủ hết
Chỉ con cò còn thức
Bay lả trong giấc mơ...

[trích Trưa hè - Xuân Quỳnh]

"Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc..."
Bài "Tiến quân ca" hát trong phút giây xa đất nước
Xao xuyến trong lòng như tiếng mẹ yêu thương
Nhìn mắt bạn bè đều thấy bóng quê hương.

[Quê hương - Xuân Quỳnh]

Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

[trích Lời ru của mẹ - Xuân Quỳnh]

Mẹ lại hát ru con những bài ca đất nước:
"... Vợ cấy... chồng cày... đồng cạn, đồng sâu
Và yêu nhau cởi áo cho nhau
Khi đã yêu mấy núi đèo cũng vượt
Tháp Mười ta có hoa sen đẹp nhất
Đất nước mình tên Bác cũng như hoa..."
Ngủ yên con, ngủ đẫy giấc con nghe
Lời ru mẹ làm chiến hào che chở
Ôi bàn chân, ôi bàn chân nho nhỏ
Theo lời ru con đi suốt ngày mai
Đang chờ con - núi rộng, sông dài
Mẹ vẫn gần con trên bước đường con bước
Khi nào con băng đèo vượt dốc
Con sẽ hiểu giá tình yêu "qua mấy núi cũng trèo"
Thấy đồng cạn đồng sâu con nhớ thuở đói nghèo
Câu hát cũ nhọc nhằn trong ý nghĩ!
Lên Đồng Đăng nhìn nàng Tô Thị
Con sẽ thương những người vợ trong Nam hai mươi năm giết giặc chờ chồng
Gặp trận mưa lâm thâm
Dẫu người mẹ đã gói niềm vui trong áo mới
Con vẫn bâng khuâng tự hỏi:
"Phải người mẹ năm nào mưa ướt áo tứ thân?"
Đến Tháp Mười ngắm đoá hoa sen
Con nhớ Bác chòm râu phơ phất...

[trích Lời ru - Xuân Quỳnh]

Đề thi học kì 1 lớp 7 có đáp án

Tải về đề thi các môn tại đây:

- Toán:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 7
  • 22 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2016 - 2017
  • Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
  • Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2016 - 2017
  • Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 trường THCS Kim Đức, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 qua các năm có đáp án

- Ngữ văn:

  • Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 - Đề 1
  • Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Ngữ văn - Đề số 1
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Ngữ Văn trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội năm 2017 - 2018
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS An Ninh, Quảng Bình năm học 2016 - 2017
  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Tân Hiệp, Kiên Giang năm học 2016 - 2017

- :Vật lý

  • Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm học 2020 - 2021
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm học 2016 - 2017
  • Bộ 12 đề thi học kì 1 lớp 7 môn Vật lý

- :Sinh học

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7 năm học 2020 - 2021
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Sinh học - Đề số 1
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7

Giáo dục công dân

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề số 1
  • Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 trường THCS Đông Bình, Cần Thơ năm học 2016 - 2017

- Công nghệ:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 7 năm học 2020 - 2021
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Công nghệ - Đề số 1
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2015 - 2016 trường THCS Minh Tân, Bình Dương
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2017 - 2018

- :Địa lý

  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Địa Lí - Đề số 1
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm học 2016 - 2017

- Tiếng Anh:

  • Bộ đề ôn thi học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 7 Chương trình mới có đáp án năm 2019
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7
  • Đề thi học kỳ 1 môn tiếng Anh lớp 7 có file nghe và đáp án
  • Bộ đề thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 7 TPHCM qua các năm có đáp án chi tiết

- Lịch sử:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7
  • Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Lịch sử - Đề số 1

----------------------------------------------------------------

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Tiếng gà trưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn Văn 7: Tiếng gà trưa
  • Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
  • Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề