Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày của bác Hùng Y

Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa. Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam giúp làm thuyên giảm tình trạng bệnh, an toàn, không gây tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 17+ cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam mới nhất 2020.

Chữa trào ngược bằng thuốc nam mới nhất 2020

1. Triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được hiểu là tình trạng thức ăn, dịch mật, các enzyme tiêu hóa trào ngược lên ống thực quản, đặc biệt thường xảy ra sau ăn và về đêm. Tình trạng này được thể hiện qua một số triệu chứng như:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Đau rát vùng ngực, có thể đau lan ra sau lưng
  • Ăn uống kém, mất cảm giác ăn ngon
  • Buồn nôn, nôn khan
  • Lưỡi tăng tiết dịch, có rêu trắng
  • Đắng miệng, chua miệng cả ngày
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ho, khàn tiếng, viêm họng
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng

Xem thêm: Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

2. Tổng hợp 17+ cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam mới nhất 2020

2.1 Chữa trào ngược dạ dày theo dân gian bằng rau mương

Công dụng: Theo các chuyên gia y tế, 80% người bị trào ngược dạ dày dương tính với khuẩn Hp. Đây là loại vi khuẩn trú ngụ trong dạ dày, dễ phát triển và lây lan qua đường tiêu hóa. Rau mương giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, tính mát giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng trào ngược, ợ nóng, buồn nôn,…

Uống nước ép cây rau mương

Chữa trào ngược dạ dày bằng rau mương

Nguyên liệu: 100g cây rau mương [Chỉ lấy phần thân và phần lá]; 2 thìa cà phê đường.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch, cắt làm đôi, cho vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt.
  • Cho 2 thìa cà phê đường [tùy ý thích của từng người] và thêm một chút nước lọc để nguội, khuấy đều và uống được luôn.
  • Nên uống trước bữa ăn 20 – 30 phút, kiên trì uống ít nhất 15 ngày sẽ thấy tình trạng trào ngược được cải thiện đáng kể.

Xem chi tiết: Thực hư cây rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả? “Khắc tinh” của vi khuẩn Hp

2.2 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ

Công dụng: Bên trong lá đu đủ có chứa hàm lượng papain, hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất đạm, giảm áp lực dạ dày, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp loại bỏ những độc tố trong cơ thể, đồng thời làm giảm các triệu chứng trào ngược như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,…

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ

Nguyên liệu: Lá đu đủ xanh [khoảng 2 lá], nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đu đủ, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay, cho nước lọc vào xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Người bệnh nên xay lá đu đủ và uống hàng ngày để thấy được hiệu quả.

Xem chi tiết hơn: Dắt túi ngay cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ

2.3 Chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là

Công dụng: Theo y học cổ truyền, hạt thì là có tính nóng, mùi thơm. Trong hạt thì là có hoạt chất Anetholi giúp giảm các cơn co thắt dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược như đầy hơi, khó tiêu,…  

Chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là

Cách 1: Ăn trực tiếp, khoảng 2 thìa cho mỗi lần, ăn chậm nhai kỹ, nên dùng sau bữa trưa và tối, kiên trì sử dụng sau vài tuần các triệu chứng sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Cách 2: Lấy 100gr hạt thì là cùng 500ml nước lọc, đun sôi từ 4 – 7 phút thì tắt bếp và lọc lấy nước uống. Để nguội rồi chia thành 3 lần/ngày , uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

2.4 Chữa trào ngược dạ dày bằng tự nhiên nhờ lá trầu không

Công dụng: Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng. Trong lá trầu không có chứa tanin, có tác dụng làm lành vết thương, làm dịu tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đồng thời, loại lá này có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cân bằng độ PH, kích thích quá trình co thắt, giãn nở cơ vòng, đẩy khí ra bên ngoài, ngăn ngừa và giảm tình trạng trào ngược.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

Cách thực hiện:

Cách 1: Nhai sống trực tiếp lá trầu không.

Cách 2:

  • Rửa sạch, vò nát lá trầu không, cho vào nước sôi hãm khoảng 10 – 15 phút.
  • Uống mỗi ngày sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.

2.5 Chữa trào ngược dạ dày bằng rau má

Công dụng: Theo Đông y cổ truyền, rau má tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt, rau má có chứa nhiều vitamin B, C, K và nhiều khoáng chất thiết yếu như: Photpho, anxium,…giúp nhanh liền sẹo, giảm sưng viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày, ổn định nồng độ axit trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng do trào ngược gây nên.

Sắc nước rau má khô

Cách thực hiện:

Đem rau má đã rửa sạch rồi sấy khô, cho vào hộp hoặc ni lông kín để bảo quản được lâu. Lấy 100 gam rau má khô sắc lấy nước uống. Với cách này người bị trào ngược có thể uống quanh năm thay trà.

2.6 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Công dụng: Theo y học cổ truyền, lá tía tô tính ấm, giúp giải độc tố, giải hàn khí. Trong lá tía tô có chứa tanin, xeton, aldehyde, axit alpha-linolenic,…giúp kháng khuẩn, kháng viêm, lành nhanh vết loét, giảm lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược của dạ dày.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lá tía tô tươi, rửa sạch, hãm nước uống thay trà, hoặc lá tía tô phơi khô sao vàng hạ thổ sau đó hãm nước để uống.

Cách 2: Lá tía tô tươi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn lá tía tô vắt lấy nước cốt. Cho thêm 1 ít muốn và sử dụng.

Cách 3: Ăn sống lá tía tô.

Lưu ý: Uống khi ấm sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Người bệnh có thể mua một chiếc phích nhỏ hoặc bình giữ nhiệt để giữ cho nước tía tô không bị nguội. Mỗi lần chỉ nên từ 10 – 15 gam.

2.7 Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Công dụng: Theo Đông y, nha đam vị ngọt nhẹ, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm lành nhanh các vết sưng viêm, lở loét trong dạ dày. Trong nha đam còn chưa một số hoạt chất như aloe amodine, aloetic acid, anthracene,…giúp giảm đau và hạn chế tiết acid dịch vị hiệu quả.          

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nguyên liệu: Nha đam [khoảng 3 lá nhỏ/1 lần], mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: Lấy phần thịt nha đam sau khi đã loại bỏ phần nhựa, cho vào cối xay sinh tố, xay nhuyễn, tiếp tục cho mật ong vào xay lẫn, sau đó đổ hỗn hợp ra cốc và dùng được ngay.

Lưu ý: Mỗi lần bạn chỉ nên uống khoảng 30 – 50ml và không nên uống nhiều hơn vì dễ bị tiêu chảy, chú ý bảo quản nước nha đam trong tủ lạnh, ngày uống 2 lần 9h – 10h sáng và 3 – 4h chiều, nên sử dụng liên tục từ 2 -3 tuần nên thấy rõ hiệu quả.

Xem chi tiết: Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

2.8 Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong

Công dụng: Mật ong được biết đến rất giàu chất chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương các tế bào lót trong ống tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng trào ngược và tình trạng viêm ở thực quản, đồng thời kết cấu thành phần có trong mật ong giúp bao phủ màng nhầy của thực quản tốt hơn. Đây được coi là một trong những cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam phổ biến nhất. 

Cách 1:

Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất, 1 quả trứng gà.

Cách thực hiện: Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà, lấy lòng đỏ. Sau đó, cho 2 muỗng mật ong nguyên chất vào bát đựng lòng đỏ trứng, khuấy đều và có thể dùng được luôn mà ko cần nấu cách thủy hoặc nấu chín, tác dụng rất tốt.

Lưu ý: Người bệnh có thể ăn vào bữa sáng trước 30 phút, 1 tuần ăn từ 2 – 3 lần, vừa chữa đau dạ dày vừa giúp làn da căng mịn, hồng hào hơn.

Cách 2: 

Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất, bột quế, 250ml nước lọc ấm.

Cách thực hiện: Cho 1 muỗng mật ong nguyên chất vào 250ml nước lọc ấm, cho tiếp ½ muỗng cà phê bột quế, khuấy kỹ và đều tay.

Lưu ý: Uống trước bữa tối khoảng 30 phút, để cải thiện và ngăn chặn sự phát triển của bệnh nếu phải tham gia tiệc tùng, có thể sử dụng phương pháp này trước khi đi dự tiệc để ngăn ngừa các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn. Cách 1 ngày áp dụng 1 lần.

Cách 3:  

Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất và tỏi [khoảng 2 nhánh tỏi].

Cách thực hiện: Dùng một chiếc cối giã, cho tỏi vào giã nát. Lấy 1 muỗng cà phê tỏi đã giã nát cùng với 2 muỗng mật ong nguyên chất, khuấy đều tay và để trong khoảng 15 – 20 phút có thể uống được luôn. 

Lưu ý: Mỗi ngày có thể uống từ 1 – 2 thìa mật ong tỏi, nếu 1 ngày uống 1 lần thì uống vào tối trước bữa ăn 30 phút, con 2 lần thì vào sáng và tối, trước bữa ăn 20 phút.

Cách 4:

Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất và tinh bột nghệ

Tác dụng: Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa ung thư, chống viêm, giúp lành liền nhanh các vết loét, vết thương

Cách thực hiện: Lấy 2 thìa nghệ + 1 thìa mật ong + 200ml nước ấm, quấy đều và sử dụng. Nghệ tươi đem rửa sạch, xay hoặc giã nát, sau đó lọc lấy nước bỏ bã, đun sôi [5 phút] để bay bớt tinh dầu và độc tố trong nghệ, để ấm sau đó cho thêm 1 thìa nhỏ mật ong vào khuấy đều và sử dụng.

Lưu ý:

  • Ngày dùng 2 lít, trước ăn sáng và tối.
  • Ngày uống 2 lần trước ăn 15 phút.
  • Những trường hợp tiểu đường, cao huyết áp sử dụng ít mật ong
  • Chỉ nên uống 3 – 4 thìa cà phê tinh bột nghệ mỗi ngày, không nên dồn vào uống cùng một lúc
  • Áp dụng kiên trì từ 7 – 10 ngày trở lên
  • Đau dạ dày uống tinh bột nghệ chỉ có tác dụng hỗ trợ, giảm bớt các triệu chứng, nó ít khi điều trị được triệt để chứng bệnh.

2.9 Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Gừng kết hợp với nước muối ấm:

Tác dụng: Giảm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

Nguyên liệu: 3 – 4 hạt muối biển, 100ml nước ấm, 2 lát gừng tươi.

Cách thực hiện: Khuấy đều rồi uống từ từ từng ngụm. Lưu ý nên uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ 30 phút.

2.10 Chữa trào ngược dạ dày theo dân gian bằng nghệ

Nghệ kết hợp với dừa tươi

Công dụng: Trong Đông y, nghệ từ lâu được dùng để điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng. Cùng với đó, enzyme trong nước dừa có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại ở đường ruột, từ đó sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Phân giải hàm lượng protein dùng để chữa các bệnh viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,…

Cách thực hiện

  • Đem dừa đi nướng có thể dùng bếp than, bếp gas hay bếp điện đều được. khi nướng để lửa nhỏ, khi lớp vỏ bên ngoài của quả dừa xám đen lại là được [thông thường mất từ 25- 40 phút]. 
  • Dùng 3 lần trong ngày, dùng trước bữa ăn 30 phút, mỗi ngày 1 quả. Chuẩn bị khoảng 100ml nước ấm + 2 thìa tinh bột nghệ+ 2 thìa mật ong nguyên chất.

Lưu ý : Dừa sử dụng nên chọn loại dừa xiêm tươi, xanh vỏ, ko quá non, cũng ko quá già, có nhiều nc, có ít cùi cứng. Nên hẹn giờ và dậy lúc 4h sáng uống hết cốc nước tinh bột nghệ, sau đó có thể đi ngủ tiếp, khi ngủ lấy gối kê ngang thắt lưng. Lưu ý hãy thay đổi tư thế nằm nghiêng sang hai bên nữa nhé. Nên kết hợp 2 cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và đưa liên tiếp trong 3 ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc tây.

2.11 Chữa trào ngược dạ dày bằng tự nhiên từ lá bạc hà

Công dụng: Trào ngược dạ dày gây hôi miệng, chua miệng, đắng miệng, khiến người bệnh khó chịu và cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Lá bạc hà chứa tinh dầu thơm và chất diệt khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, đem lại cảm giác mát lạnh, làm dịu và giảm bớt các triệu chứng trào ngược.

Cách thực hiện: Có thể nhai trực tiếp lá bạc hà sau bữa ăn hoặc khi cảm thấy có mùi trong hơi thở.

2.12 Chữa trào ngược dạ dày bằng sung

Công dụng: Trong Đông y, quả sung có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng làm sạch ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Trong Y học hiện đại, người ta tìm thấy hoạt chất tanin trong quả sung có khả năng làm lành vết loét và xoa dịu những thương tổn tại bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa quá trình sản sinh dịch axit trong dạ dày. Không chỉ vậy, một lượng lớn chất xơ trong quả sung có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả,tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Cách thực hiện:

– Ngâm sung với nước muối trong khoảng 15 phút, để ráo nước và mang đi sấy khô hoặc phơi khô tự nhiên ngoài trời. Khi sung khô cho vào lọ để bảo quản và sử dụng lâu dài.

– Mỗi lần uống lấy 1 quả sung khô cho vào cốc nước để qua đêm và ăn vào bữa sáng ngày hôm qua.

– Nên kiên trì từ 2 – 3 tháng để thấy được hiệu quả.

2.13 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá húng tây

Công dụng: Trong lá húng tây có chứa hoạt chất giúp ngăn chặn cơn trào ngược, điều hòa và ổn định lượng axit trong dạ dày.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá húng tây

Cách thực hiện: Lấy 3 -5 lá húng tây, rửa sạch và có thể ăn trực tiếp hoặc có thể đun lấy nước uống, kiên trì uống tối thiểu 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả cải thiện.

2.14 Chữa trào ngược dạ dày bằng cam thảo

Công dụng: Cam thảo deglycyrrhizinated [DGL] giúp làm tăng chất nhờn, bảo vệ bề mặt niêm mạc và thực quản khỏi axit, giảm tình trạng viêm loét dạ dày và cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu do trào ngược gây ra.

Cách thực hiện: Tán cam thảo khô thành bột mịn, lấy 100ml nước pha với 3 – 5g bột cam thảo hoặc sắc cam thảo khô để uống. Nên uống trước bữa ăn từ 20 – 30 phút, sử dụng đều đặn tối thiếu 1 tuần.

2.15 Chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ

Công dụng: Trong Đông y, lá mơ mát, vị chua, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, tinh dầu, một số vitamin cần thiết,…giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các hoạt chất có trong lá mơ giúp giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau tại các bề mặt bị tổn thương bên trong dạ dày.

Trứng rán lá mơ

Nguyên liệu: Trứng gà ta  [3 quả], 1 nắm nhỏ lá mơ.

Cách thực hiện: 

– Thái nhỏ lá mơ trộn cùng với trứng, cho gia vị và khuấy đều. Nên rán bằng chảo chống dính để tránh bị cháy hoặc bị hỏng trong quá trình nấu.

– Áp dụng 3 lần/tuần.

2.16 Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh

Công dụng: Trong Đông y, chuối xanh có vị chát, tính bình, kháng viêm, kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu nhanh các triệu chứng do trào ngược gây ra, đồng thời, vị chát của chuối có tác dụng điều trị các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…rất hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 quả chuối xanh.

Cách thực hiện: 

– Loại bỏ vỏ ngoài, giữ lại lớp lụa, thái lát mỏng, sau đó ngâm với nước muối loãng trong 20 – 30 phút, vớt ra ngoài và rửa lại với nước sạch một lần nữa.

– Nên sử dụng chuối xanh từ 3 – 5 lần/tuần, ăn kèm với các loại rau sống trong mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng trào ngược.

2.17 Chữa trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Công dụng: Trong Đông y, hoa cúc có mùi thơm nhè nhẹ, vị ngọt nhưng hơi đắng, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu giấc. Trong hoa cúc còn chưa hoạt chất giúp giảm cảm giác đầy hơi và làm dịu dạ dày.

Nguyên liệu: Hoa cúc [5, 6 bông nhỏ], nước lọc đun sôi, đường kính trắng.

Cách thực hiện: 

– Cho hoa cúc khô vào bình trà, pha cùng với nước sôi, bỏ lần nước đầu tiên. Đổ thêm nước sôi, chờ khoảng 3- 5 phút là có thể dùng được.

– Nên uống trước bữa ăn từ 25- 30 phút để thấy được hiệu quả.

2.18 Chữa trào ngược dạ dày bằng cây hoắc hương

Công dụng: Theo Đông y, cây hoắc hương tính ấm, có vị cay, kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Hạt của hoắc hướng giúp kích thích quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Ngoài ra, hoắc hương còn giúp làm sạch miệng, giảm hôi miệng, thường được dùng để chế tinh dầu thơm. 

Chữa trào ngược dạ dày bằng cây hoắc hương

Cách thực hiện: Sắc hôn hợp gồm gừng tươi [12g], gạo nếp [16g], lá dành dành [8g], hoắc hương [12g0, rau má [16g] cùng khoảng 3 chén nước [600 – 750ml nước] , đun đến khi can chừng còn 1 chén. Chia làm 3, uống sáng trưa tối, sau ăn khoảng 30 phút.

Trên đây là tổng hợp 17+ cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam mới nhất 2020. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học. Sau thời gian kiên trì áp dụng, nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc chuyển biến tốt, bệnh nhân nên tới những phương pháp điều trị khác giúp đem lại hiệu quả hơn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

//www.fishertitus.org/

Video liên quan

Chủ Đề