Bản chất của mối quan hệ giữa gen và ARN là gì

Mối quan hệ giữa gen và arn là gì? Là một chủ đề riêng được bàn luận trong lĩnh vực sin học THPT. Để các bạn có cái nhìn toàn diện nhất, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng chủ tể và đưa ra một lời kết luận chuẩn xác nhất. Ngay dưới đây, mời các bạn tham khảo câu trả lời.

Khởi đầu bài 17 mối quan hệ giữa gen và arn chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần cấu tạo cũng như cấu trúc của ADN để có những hình dung cụ thể hơn về Gen nhé.

ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit có cấu tạo bởi:

  • Một gốc bazơ nitơ [A, T, G, X].
  • Một gốc đường đêoxiribôluzơ [C5H10­O4]
  • Một gốc Axit photphoric [H3PO4]

Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song và ngược chiều nhau [chiều 3’→5′ và chiều 5’→3′]. Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

  • A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hydro
  • G – X liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hydro

=> Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

  • Nếu biết trình tự sắp xếp nucleotit của mạch này, sẽ biết được trình tự sắp xếp nucleotit của mạch còn lại
  • Trong phân tử ADN tỷ số là hằng số đặc trưng cho mỗi loài

Chức năng của AND là lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ, vì thế sẽ quy định tính trạng của sinh vật. Đặc điểm di truyền được lưu tại AND dưới dạng một mật mã hệ thống.

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay ARN, từ đó có thể thấy được Gen mang bản chất của ADN, trên một đoạn phân tử ADN chứa rất nhiều Gen.

Dựa vào vai trò của các sản phẩm gen có thể chia thành 2 loại: gen cấu trúc và gen điều hòa

  • Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc, chức năng của tế bào
  • Gen điều hoà là gen mang thông tin tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động các gen khác.

Mỗi gen có hai mạch polinucleotit, trong đó có một mạch gốc [3 ‘→5’] mang thông tin mã hóa cho các axitamin, mạch còn lại được gọi là mạch bổ sung

Mỗi gen mã hóa prôtêin bao gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit:

  • Vùng điều hòa [vùng khởi đầu]: Nằm ở đầu 3’, mang tín hiệu đặc biệt giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã và điều hòa quá trình phiên mã.
  • Vùng mã hoá: nằm ở giữa gen, mang thông tin mã hóa các axit amin.
  • Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5′ mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

ARN là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen. Vậy mối quan hệ giữa gen và arn là gì? Hãy cùng tìm hiểu một phần rất quan trọng của bài 17 mối quan hệ giữa gen và arn ngay sau đây nhé.

Tương tự như ADN, ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit có cấu tạo bởi:

  • Một trong bốn loại bazơ nitơ [A, U, G, X].
  • đường ribôluzơ [C5H10­O5]
  • Axit photphoric [H3PO4]

Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với C5H10O5 của ribônuclêôtit kia.

Có 3 loại ARN:

  • ARN thông tin mARN: Sao chép một đoạn mạch ADN nhưng thay T bằng A. Có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
  • ARN ribôxôm rARN: Là một mạch pôlinuclêôtit cuộn lại một đầu và là thành phần cấu tạo nên ribôxôm
  • ARN vận chuyển tARN: Có bộ ba đối mã và có chức năng vận chuyển axitamin tới nơi tổng hợp protein

Như vậy qua những kiến thức tổng hợp của phần trên bài 17 mối quan hệ giữa gen và arn thì có thể thấy rằng mối quan hệ giữa adn và arn là trình tự các nuclêôtit trên gen [một đoạn ADN] quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN

Qua sơ đồ: Gen [ một đoạn ADN] → mARN → Prôtêin → tính trạng của bài 17 mối quan hệ giữa gen và arn, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được mối liên hệ adn gen và tính trạng là:

  • Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN
  • Trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit
  • Prôtêin tham gia trực tiếp vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Như vậy, mối quan hệ giữa adn và arn là trình tự các nuclêôtit trên gen [một đoạn ADN] quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Đó chính là lời giải đáp cho thắc mắc trên của không ít người. Nếu bạn vẫn chưa hiểu hay có thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Theo wikisecret.com

Giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ADN là khuôn mẫu quy định tổng hợp ARN, ARN lại là khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin quy định cấu trúc của prôtêin. Từ đó, prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

Xem đáp án » 18/03/2020 19,104

Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Xem đáp án » 18/03/2020 9,106

Gen [ một đoạn của ADN] [1] mARN [2] Protein [3] Tính trạng

Từ sơ đồ trên, hãy giải thích :

- Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Xem đáp án » 18/03/2020 1,448

Hãy cho biết cấu trúc trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và protein?

Xem đáp án » 18/03/2020 636

Quan sát hình 19.1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Các loại Nucleotit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?

- Tương quan về số lượng giữa a.a và nucleotit của mARN khi ở trong ribôxôm?

Xem đáp án » 18/03/2020 432

Câu 3: Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: 

 gen --> mARN --> protein --> tính trạng


Câu 3: 

  • Gen mang thông tin quy định trình tự các nucleotit trên ARN
  • mARN mang thông tin quy định trình tự các axit amin trên protein
  • Protein hoàn thiện cấu trúc không gian để tham gia các chức năng => biểu hiện thành tính trạng


Trắc nghiệm sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: giải câu 3 bài 19 sinh học 9, mối quan hệ giữa gen và tính trạng, gợi ý câu 3 bài 19 sinh học 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 17 trang 51: Quan sát hình 17.1 và so sánh cấu tạo của ARN và AND thông qua bảng 17.

Trả lời:

Bảng 17. So sánh ARN và ADN

Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn 1 2
Các loại đơn phân A, U, G, X A, T, G, X

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 17 trang 52: Quan sát hình 17.2 và trả lời các câu hỏi sau:

– Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào một hay hai mạch đơn của gen ?

– Các loại Nucleotit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN ?

– Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen ?

Trả lời:

– ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen. Mạch này được gọi là mạch khuôn.

– Trong quá trình hình thành mạch ARN, các loại nucleotit trên mạch khuôn của ADN và ở môi trường nội bào liên kết với nhau thành cặp theo NTBS: A-U; T-A; G-X ; X-G.

– Trình tự của các loại đơn phân trên mạch ARN tương tự như trình tự các loại đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng U

Bài 1 [trang 53 sgk Sinh học 9] : Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN.

Lời giải:

ARN ADN
ARN là chuỗi xoắn đơn. ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song.
ARN có 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X. ADN có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.
Có liên kết Hiđro giữa hai mạch đơn. Không có liên kết Hiđro.

Bài 2 [trang 53 sgk Sinh học 9] : ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN

Lời giải:

– ARN được tổng hợp dựa trên các nguyên tắc :

+ Nguyên tắc khuôn mẫu: quá trình tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen làm khuân mẫu.

+ Nguyên tắc bổ sung: trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.

– Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen – ARN : Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuân của gen quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch ARN.

Bài 3 [trang 53 sgk Sinh học 9] : Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:

Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.

Lời giải:

Trình bày các đơn phân của mạch ARN được tổng hợp từ mạch hai là:

A– U – G – X – U – X – G

Bài 4 [trang 53 sgk Sinh học 9] : Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

A– U – G – X – U – U – G – A – X

Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên.

Lời giải:

Đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

A– U – G – X – U – U – G – A – X

Vậy trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN là:

Bài 5 [trang 53 sgk Sinh học 9] : Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin truyền?

a] ARN vận chuyển

b] ARN thông tin

c] ARN ribôxôm

d] Cả 3 loại ARN trên.

Lời giải:

Đáp án: b.

Video liên quan

Chủ Đề