Ban đối ngoại trong câu lạc bộ là gì

Các bạn ơi, BAN ĐỐI NGOẠI - CLB kết nối doanh nghiệp và sinh viên khoa Kinh tế chúng mình đang tìm kiếm những thành viên còn thất lạc! 

  • Xây dựng và lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các buổi trao đổi tiếp xúc với doanh nghiệp, cảng biển, hãng tàu

  • Làm việc trực tiếp và tiếp xúc với các doanh nghiệp nhiều nhất

  • Xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp

  • Phối hợp cùng Ban Chuyên Môn Xây dựng bài viết thực tế

  • Nghiêm túc, chủ động, và có trách nhiệm trong quá trình hoàn thành bài theo đúng yêu cầu, deadline đặt ra.

  • Nghiêm túc và tôn trọng các thành viên trong quá trình làm việc nhóm.

  • Cởi mở trong suy nghĩ và giao tiếp khi giao tiếp với doanh nghiệp, thầy cô và các thành viên CLB.

  • Ngoại hình sáng là một lợi thế.

  • Nâng cao kỹ năng teamwork, giao tiếp

  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp [ tiếp xúc với nhiều Doanh nghiệp ]

  • Có được những trải nghiệm phỏng vấn xin việc

Còn chần chờ gì nữa hãy đăng ký dưới link này để trở thành những mảnh ghép còn thiếu trong ban đối ngoại. Ban đối ngoại cần bạn !

 Link đăng ký 
:
//docs.google.com/.../1FAIpQLScgnHhCkdMXL1.../viewform

______________________________________________

Câu lạc bộ Kết nối Doanh nghiệp - Khoa Kinh tế

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Fanpage: //www.facebook.com/kndnktvmu

Website: //kndnkt.vimaru.edu.vn/

Gmail: .

Mô tả

 Là đại diện cho hình ảnh của YEC tới các đối tác doanh nghiệp, với trách nhiệm đàm phán, đem về cho CLB những quyền lợi về hỗ trợ tài chính, truyền thông, bảo trợ chuyên môn,…

Sứ mệnh ban

  • Là cầu nối giữa CLB với doanh nghiệp, đối tác, đơn vị truyền thông, cố vấn.
  • Là cầu nối gắn kết các thế hệ thành viên của YEC.
  • Mang hình ảnh chuyên nghiệp, tự tin, năng động của thành viên YEC ra bên ngoài.

Công việc ban

  • Chủ động liên hệ, đàm phán hợp tác với các doanh nghiệp nhằm đem về nguồn lực để duy trì và tổ chức các hoạt động, dự án của CLB.
  • Duy trì và nâng cao mối quan hệ giữa CLB với các đối tác, tổ chức bên ngoài và nhà trường.
  •  Đem về nguồn lực về kinh phí để tổ chức thành công các chương trình của CLB.

Con người ban

  •  Tự tin và thân thiện, dễ gần.
  •  Biết lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ người khác.
  •  Nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động.
  •  Khả năng ứng biến trước các tình huống bất ngờ.
  •  Có khả năng phân tích đánh giá và đưa ra quan điểm, chính kiến trước các vấn đề liên quan đến đối ngoại.

Mang trong mình sứ mệnh kết nối các doanh nghiệp, đối tác, với Câu lạc bộ, Ban Đối ngoại chính là gương mặt đại diện của MaC, là những người trực tiếp mang hình ảnh CLB đến gần hơn với sinh viên cũng như Nhà tài trợ, Đối tác chiến lược, Doanh nghiệp đồng hành,…. Thành viên Ban Đối ngoại của MaC không chỉ toàn diện về mặt ngoại hình mà còn có tư duy vô cùng khéo léo, tinh tế trong từng hành động và lời nói.

Nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại là tham gia tìm kiếm và đàm phán với các khách mời, đối tác tiềm năng để hỗ trợ cho các sự kiện và cuộc thi cũng như những hoạt động hợp tác, góp phần đưa Marketing đến gần hơn với cộng đồng sinh viên. Bởi được tiếp xúc và làm việc với đại diện doanh nghiệp lớn, Ban Đối ngoại có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ, nâng cao khả năng giao tiếp thông minh, tinh tế cũng như xây dựng cho mình một hình ảnh, phong thái tự tin, chuyên nghiệp. Mỗi thành viên Ban Đối ngoại đều phải trải qua các buổi training kỹ năng chuyên môn cần thiết về dáng điệu, cử chỉ, quy trình gửi mail, gọi điện, gặp gỡ đối tác,… để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân một cách chỉn chu và thu hút người đối diện nhất.

Ban Đối ngoại là nơi hội tụ những con người thu hút và tự tin nhưng cũng không kém phần thân thiện và ấm áp, khi làm việc thì tập trung hết sức nhưng lúc chơi cũng cực kỳ hết mình! Ngoài những buổi họp chung của CLB, Ban Đối ngoại còn có nhiều hoạt động bonding riêng của ban để gắn kết tình cảm của các thành viên cũng như gặp mặt cựu MaCer với mục đích nối dài hơn nữa sợi dây đoàn kết của Ban Đối ngoại nói riêng và MaC FTU nói chung. Vừa là môi trường làm việc với các đối tác chuyên nghiệp, vừa là một gia đình nhỏ siêu thân thiện, Ban Đối ngoại của MaC là bước đệm để mỗi thành viên có thể khám phá nhiều khía cạnh mới ở bản thân và phát triển hơn nữa trong tương lai. 

1.  Ban đối ngoại là gì? Họ có chức năng gì trong công ty?

Ban đối ngoại chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác, bên truyền thông báo chí và các tổ chức có liên quan. Họ có vai trò tạo dựng, duy trì, phát triển các mối quan hệ có lợi cho công ty. 

Với các nhà đầu tư, ban đối ngoại gặp gỡ, trao đổi về các khoản mục, điều lệ, lợi ích và quyền lợi của các nhà đầu tư nhận được khi hợp tác. Sau đó thuyết phục để họ cảm thấy hài lòng với những điều khoản, đặt bút ký vào hợp đồng, và rót vốn cho công ty. Đồng thời, trong thời gian hợp tác, thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp để người đầu tư thấy yên tâm hơn với quyết định của mình; trường hợp công ty vướng phải những vấn đề sai phạm trong kinh doanh cũng sẽ được ưu ái tìm phương án giải quyết thay vì việc nhanh chóng rút vốn. 

Ban đối ngoại là gì?

Với khách hàng, ban đối ngoại phải tìm cách làm khách hàng hài lòng, thỏa mãn nhất “khách hàng là thượng đế” thông qua giao tiếp. Hơn nữa, trong việc kinh doanh không thể không vướng phải những lùm xùm, tai nạn không đáng có, ban đối ngoại cũng là đầu tàu gặp gỡ khách hàng, xin lỗi, thăm hỏi, và đề xuất giải pháp để ảnh hưởng thấp nhất đến công ty.

Với các đối tác, trên tinh thần cả hai bên đều có lợi, người trong ban đối ngoại lại càng phải khẳng định bản thân khi đứng trên cán cân lợi ích, giúp cho cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp, đối tác cảm thấy được tôn trọng, bản thân họ sẽ nhận được món hời lớn khi bắt tay với doanh nghiệp.

Việc xây dựng mối quan hệ với các bên truyền thông, báo chí cũng không kém phần quan trọng. Thị trường ngày càng cạnh tranh, chỉ cần một hạt sai lầm nhỏ cũng có thể bị thổi phồng thành một cây cổ thụ lớn. Đây sẽ lúc ban đối ngoại phát huy chức năng của mình, dựa vào các mối quan hệ với các nhà truyền thông, báo chí để dập tắt những tin tức không hay về doanh nghiệp, giải thích những khó khăn, khúc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, và hứa hẹn sửa chữa. 

Ngoài ra, ban đối ngoại còn đảm nhận nhiệm vụ giữ mối quan hệ tốt đẹp với người dân khu vực doanh nghiệp, cơ quan chính quyền địa phương, cùng với các ban liên quan tổ chức các hoạt động PR, kết nối thông điệp truyền thông tới công chúng. 

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. 5 câu hỏi nhà tuyển dụng không thể bỏ qua khi phỏng vấn ban đối ngoại

2.1. Anh/Chị hãy giới thiệu qua về bản thân

Bất kỳ cuộc phỏng vấn nào thì giới thiệu về bản thân chính là câu cửa miệng của nhà tuyển dụng. Đây chính là cơ hội ghi điểm dễ nhất mà bạn có thể nhận được trong lần đầu gặp mặt. 

Không phải vì ứng viên đã ghi hết thông tin của mình trong CV khi xin việc mà cho phép bản thân sẽ trả lời một cách cụt ngủn, hỏi gì nói đó. Ở một số doanh nghiệp, người nhận CV của bạn là một người trong phòng nhân sự chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm ứng viên, nhưng khi phỏng vấn bạn lại là những người có chuyên môn có liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển. Dù họ đã xem CV của bạn hay chưa, thì việc hỏi lại câu hỏi này sẽ giúp bạn khẳng định lại lần nữa những gì bản thân đã viết là đúng sự thật. 

Giới thiệu về bản thân

Đặc biệt, ban đối ngoại lại cần một người có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử tình huống linh hoạt nên chẳng có lý do gì mà bạn lại bỏ lỡ câu hỏi này cả. Vậy, ứng viên cần trả lời những gì đối với câu hỏi này?

- Lời chào

- Họ tên đầy đủ, năm sinh

- Trình độ học vấn [ VD: Em đã tốt nghiệp Đại Học X, Em là sinh viên năm 4 trường Đại học Y]

- Kinh nghiệm làm việc [Ứng viên sẽ trả lời những kinh nghiệm bản thân đã có được từ những công việc trước đó. Trong trường hợp ứng viên chưa có kinh nghiệm, cần nhấn mạnh những thành tích đã đạt được của bản thân, các cuộc thi và các hoạt động xã hội đã từng tham gia]

- Những mong muốn về công việc sắp tới

Đừng quên nở nụ cười và nét mặt tự tin khi giới thiệu về bản thân bạn nhé! 

2.2. Anh/chị biết gì về công ty? 

Đây chính là câu hỏi “thử”. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn quan tâm công việc này đến mức nào, bạn có thực sự nghiêm túc với công việc này hay không? Trước hôm phỏng vấn, ít nhất bạn đã phải tìm hiểu công ty đó như thế nào, ở đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào, thành tích họ đạt được cũng như con người, môi trường làm việc trong công ty. 

Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn cũng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về công ty trên website, fanpage, các trang mạng xã hội, báo chí; và biết đâu, việc dùng một hai tiếng để tìm hiểu trước công ty, bạn sẽ không phải mất thời gian cho buổi phỏng vấn vào một môi trường làm việc bạn không thích. 

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời về lĩnh vực hoạt động- kinh doanh, môi trường làm việc, văn hóa công ty, dự án đã thực hiện, các thành tích đạt được. Ví dụ: Theo em đã tìm hiểu, công ty mình đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, cụ thể là X. Em cũng đã biết được năm vừa rồi công ty đã có dự án Y rất thành công và thu hút được nhiều người quan tâm, hưởng ứng. Hiện tại, công ty cũng đang gặp một vấn đề nho nhỏ về phân phối do những tác động của dịch Covid-19 và chưa được giải quyết…

Hiểu viết về công ty

Một lần nữa, nhà tuyển dụng lại muốn kiểm chứng về sự nhiệt huyết, mong muốn, thậm chí là khao khát được bước chân vào công ty của bạn. Hiểu về công ty là chưa đủ, mà bạn còn phải yêu thích, mong muốn được cống hiến cho công ty. Lúc này, bạn cần lấy lý do gì đây?

Môi trường làm việc năng động, sáng tạo

Ví dụ: Em thấy đây là môi trường làm việc năng động, trẻ trung, có thể thỏa sức sáng tạo theo suy nghĩ của bản thân, giúp em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. Em thích những công việc liên quan đến giao tiếp, có thể gặp gỡ nhiều người để học hỏi kinh nghiệm cũng như tạo dựng mối quan hệ. 

2.4. Anh/chị có thể đưa ra lý do để chúng tôi có thể nhân anh/chị vào vị trí ban đối ngoại?

Câu hỏi này được đưa ra cũng chính là lúc bạn được thể hiện bản thân mình nhiều nhất, đây cũng chính là câu hỏi quyết định lớn nhất bạn có được tuyển dụng vào vị trí này hay không. Bạn cần nêu ra tất cả những thế mạnh của bản thân liên quan tới công việc này để khẳng định rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất trong buổi phỏng vấn đó. Sau đây là một vài gợi ý cho những bạn đang muốn ứng tuyển vào ban đối ngoại:

- Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình: Kỹ năng này là điều vô cùng cần thiết bởi bạn phải gặp vô cùng nhiều người vào mỗi ngày, giao tiếp chính là chìa khóa để bạn “thắng” trong các cuộc đàm phán. Hãy tự đánh giá kĩ năng này của bản thân, và thông qua chính cuộc phỏng vấn này để thể hiện điều đó. Nếu bạn đã từng góp mặt trong các cuộc thi về hùng biện, thuyết trình, tranh biện thì đừng quên nhắc tới nhé. 

- Những hoạt động tham gia, đóng góp đoàn thể, xã hội, câu lạc bộ trường lớp

- Kinh nghiệm làm việc

- Thành tích đạt được

Lý do để chúng tôi nhận bạn vào ban đối ngoại

Đừng chỉ trả lời cụt ngủn có hoặc không. Đến phút cuối cùng của cuộc phỏng vấn, bạn vẫn có thể gây ấn tượng. Bạn có thể hỏi lại những gì bạn thắc mắc về công việc ở vị trí bạn ứng tuyển, những tiêu chí cần thiết khi làm việc, thời gian làm việc, thời gian thông báo trúng tuyển, trang phục công ty,… Nếu thực sự bạn đã hiểu hết về công việc mình sẽ làm sắp tới, hãy trả lời không và kèm theo lời cảm ơn, bày tỏ sự trân trọng của mình với họ khi đã đón tiếp dành thời gian quý báu để đón tiếp bạn.

Bạn có thắc mắc gì thêm không?

Cuối cùng, hãy đến phỏng vấn với một gương mặt rạng rỡ, trang phục phù hợp, phong thái tự tin bạn nhé.

Mong rằng 5 câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại vừa rồi  sẽ giải đáp được những thắc mắc, giúp bạn yên tâm hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công

Video liên quan

Chủ Đề